Thứ tư 14/05/2025 00:59Thứ tư 14/05/2025 00:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phát triển dược liệu dưới tán rừng phải gắn với sinh kế, giữ dân, giữ rừng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sáng 13/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ, với nội dung bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.
Phát triển dược liệu dưới tán rừng phải gắn với sinh kế, giữ dân, giữ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần chú trọng đến vai trò cộng đồng, giữ dân mới giữ được rừng, người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu. Ảnh: VGP/Minh Khôi.

Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính và đại diện một số địa phương có tiềm năng dược liệu lớn như Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu, Yên Bái.

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Việt Nam hiện sở hữu nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng với nhiều loài quý như Sâm Việt Nam, Tam thất, Đảng sâm... Nhiều địa phương đã triển khai mô hình lâm - nông kết hợp, phát triển dược liệu dưới tán rừng, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, việc phát triển dược liệu dưới tán rừng hiện nay vẫn đối mặt nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách và quy định pháp lý. Do đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Dự thảo Nghị định sửa đổi phải giải quyết được những vướng mắc thực tiễn, đồng thời đảm bảo nguyên tắc quản lý, bảo vệ chặt chẽ tài nguyên rừng.

Dự thảo bổ sung các khái niệm như “cây dược liệu” và “thu hoạch cây dược liệu”; quy định cụ thể về phương thức canh tác, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án nuôi, trồng, thu hoạch. Đặc biệt, điểm mới đáng chú ý là đề xuất cơ chế cho thuê môi trường rừng để người dân và doanh nghiệp phát triển dược liệu, gắn với bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng một cách bền vững.

Kết nối chính sách, thúc đẩy liên kết

Lãnh đạo các địa phương tham dự cuộc họp đồng thuận cao với chủ trương ban hành Nghị định mới, coi đây là bước tiến quan trọng nhằm mở rộng không gian phát triển kinh tế từ rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Hà Trọng Hải kiến nghị cần miễn tiền thuê môi trường rừng đối với khu vực khó khăn, đồng thời đẩy mạnh liên kết sản xuất giữa người dân và doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng.

Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề xuất mở rộng phạm vi được phép nuôi, trồng dược liệu sang cả rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn…, với điều kiện quản lý phù hợp. Các chính sách khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi giá trị cũng cần được xác lập rõ trong Nghị định.

Về phía Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng nhấn mạnh, Nghị định phải xây dựng các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật liên quan đến trồng dược liệu, đồng thời tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở chế biến, nghiên cứu, logistics... tại các vùng nguyên liệu trọng điểm.

Phát triển dược liệu dưới tán rừng phải gắn với sinh kế, giữ dân, giữ rừng

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Minh Khôi.

Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sinh kế bền vững

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Giữ dân thì mới giữ được rừng. Phải làm sao để người dân sống được bằng rừng, sống tốt bằng rừng”. Do đó, Dự thảo Nghị định phải làm rõ mục tiêu tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển dược liệu gắn với quản lý rừng bền vững, hài hòa lợi ích sinh kế - kinh tế - môi trường.

Theo đó, cần phân loại rõ khu vực rừng để có cơ chế chính sách phù hợp. Với vùng lõi rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, cần kiểm soát nghiêm hoạt động khai thác, thậm chí quy định hạn ngạch thu hoạch đối với cây dược liệu tự nhiên. Với vùng đệm, có thể mở rộng không gian trồng dược liệu nhưng phải có phương thức canh tác phù hợp.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu thiết kế hệ thống ưu đãi toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp liên kết với người dân phát triển vùng dược liệu quy mô lớn: từ tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ đến hỗ trợ nhà xưởng, chế biến, chỉ dẫn địa lý và phát triển thương hiệu.

Dự thảo Nghị định cần xây dựng trình tự thủ tục rõ ràng, giao quyền và phân cấp mạnh cho địa phương, giảm tối đa các thủ tục phát sinh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu số, bản đồ vùng dược liệu, sàn thương mại điện tử... cũng được đặt ra như những yêu cầu cấp thiết trong quản lý và thúc đẩy phát triển dược liệu dưới tán rừng.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất chính sách bảo hiểm cây dược liệu, sử dụng các quỹ phát triển rừng để hỗ trợ người dân; tích hợp chính sách này với các chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam và Chiến lược phát triển rừng đa dụng đến năm 2050.

Với định hướng rõ ràng, cơ chế sát thực tiễn và giải pháp đồng bộ, việc phát triển dược liệu dưới tán rừng không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương mà còn là giải pháp căn cơ cho mục tiêu “giữ rừng từ gốc” - chính là giữ dân và nuôi sống người dân bằng chính tài nguyên rừng.

Bài liên quan

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sáng 10/5, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 463/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Khát vọng khởi nghiệp và câu chuyện người phụ nữ đưa sản phẩm dược liệu vươn biển lớn

Khát vọng khởi nghiệp và câu chuyện người phụ nữ đưa sản phẩm dược liệu vươn biển lớn

Trà tía tô Hibiso là câu chuyện của một người phụ nữ gần 40 tuổi, mẹ của ba đứa trẻ, tìm cách khẳng định bản thân giữa trách nhiệm gia đình và khát vọng khởi nghiệp. Chị Trần Thị Ngọc Lan người sáng lập Anto Tea và thương hiệu Trà tía tô Hibiso được thành lập mang theo hoài bão và câu chuyện của người phụ nữ Việt Nam đưa sản phẩm dược liệu vươn biển lớn.
Chè vằng Cẩm Mỹ: Hành trình từ cây dược liệu đến sản phẩm OCOP tiêu biểu

Chè vằng Cẩm Mỹ: Hành trình từ cây dược liệu đến sản phẩm OCOP tiêu biểu

Tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cây chè vằng – một loài dược liệu quý – đang được người dân địa phương phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Với sự đầu tư bài bản vào vùng nguyên liệu và công nghệ chế biến, chè vằng Cẩm Mỹ đang hướng tới mục tiêu trở thành sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tiêu biểu của địa phương.
Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sáng 10/5, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 463/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Kon Tum: Quy hoạch Khu công nghiệp chế biến dược liệu tập trung quy mô hơn 218 ha

Kon Tum: Quy hoạch Khu công nghiệp chế biến dược liệu tập trung quy mô hơn 218 ha

HĐND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) Khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung Đắk Tô.
Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, liên quan tới 2 vụ cháy rừng tại Quảng Ninh.
Thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thành phố Hoa Lư hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 27/03/2025 công nhận thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hình thành sau sắp xếp, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng - sông Thái Bình đáp ứng tầm nhìn dài hạn, tránh chắp vá, lãng phí

Quy hoạch thủy lợi sông Hồng – sông Thái Bình theo hướng mở, đa mục tiêu, có tầm nhìn dài hạn, nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường nước; góp phần phòng, chống thiên tai do nước gây ra, bảo vệ môi trường, sinh thái.
Lai Châu: Huyện Than Uyên tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè

Lai Châu: Huyện Than Uyên tập trung phát triển vùng nguyên liệu chè

Xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là một trong những xã có vùng nguyên liệu chè hàng hóa tốt nhất của huyện, do đó địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, tập trung phát triển sản xuất vùng nguyên liệu chè.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Hỗ trợ nông dân sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ở Nghệ An

Ngày 13/05, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và tập huấn phương pháp xử lý nước ngầm phục vụ sinh hoạt tại vùng chưa có nước sạch năm 2025 cho hội viên, nông dân huyện Diễn Châu.
Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực đưa Quảng Nam thành trung tâm dược liệu quốc gia

Sáng 10/5, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai Quyết định số 463/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Cao Bằng: Giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt 11,86% kế hoạch

Cao Bằng: Giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt 11,86% kế hoạch

Theo Sở Tài chính tỉnh Cao Bằng, 4 tháng đầu năm 2025, tổng kế hoạch vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) trên địa bàn tỉnh hơn 2.374 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương gần 2.348 tỷ đồng, vốn đối ứng hơn 26,4 tỷ đồng. Các chương trình đang được triển khai, gồm: Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đắk Nông: Thăm dò khảo cổ tại Hang Tà Đùng

Đắk Nông: Thăm dò khảo cổ tại Hang Tà Đùng

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông phối hợp với Viện KHXH vùng Tây Nguyên (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ và Tây Nguyên) vừa tổ chức thăm dò khảo cổ tại địa điểm Hang Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk Glong) với diện tích 8m2 do Thạc sĩ Vũ Tiến Đức chủ trì.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Đà Nẵng khẳng định vị thế trung tâm công nghệ AI của khu vực

Đà Nẵng khẳng định vị thế trung tâm công nghệ AI của khu vực

UBND TP Đà Nẵng vừa tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” được diễn ra nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW và định hướng phát triển AI theo Chiến lược quốc gia đến năm 2030.
6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

6 nhiệm vụ trọng tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

Năm 2025, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước sẽ tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm đến hết ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Vĩnh Phúc phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”

Chiều 09/5, Ban chỉ đạo tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức phát động Phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”.
KHCN là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

KHCN là nền tảng kiến tạo đột phá cho Ngành Nông nghiệp và Môi trường trong kỷ nguyên mới

Đó là khẳng định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị triển khai “Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia” trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường sáng 10/5 tại tỉnh Bắc Ninh.
Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho khu vực kinh tế tư nhân

Thường trực Chính phủ chỉ đạo tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 Tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững

Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững

Ngày 10/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức khai mạc Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025 với sự tham gia của hàng trăm nhà vườn, doanh nghiệp trong lĩnh vực hoa, cây cảnh đến từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Hải Phòng: Hỗ trợ 375 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp mỗi năm

Hải Phòng: Hỗ trợ 375 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp mỗi năm

UBND TP. Hải Phòng đề xuất kế hoạch mạnh tay đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2026 – 2030, với tổng mức chi mỗi năm lên đến 375 tỷ đồng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính