Chủ nhật 24/11/2024 22:44Chủ nhật 24/11/2024 22:44 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

PGS - Những bài học kinh nghiệm từ Việt Nam và châu Á

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tại Đại hội hữu cơ châu Á lần thứ 6 được tổ chức tại Kauswagan, Philippines vừa diễn ra, đại diện cho PGS Việt Nam, bà Từ Thị Tuyết Nhung đã chia sẻ rất nhiều thông tin về quá trình hình thành, hoạt động của PSG Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Trong sự kiện Đại hội hữu cơ châu Á lần thứ 6 được tổ chức tại Kauswagan, Philippines từ ngày 4 đến 6 tháng 6 năm 2023, hàng loạt các hoạt động bên lề được tổ chức như diễn đàn thanh niên hữu cơ châu Á, Hội nghị thượng đỉnh ALGOA lần 9 (Chính quyền địa phương châu Á vì Nông nghiệp hữu cơ), các gian hàng trưng bày sản phẩm hữu cơ của nông dân Philippines từ các quận huyện địa phương, cùng các công nghệ kỹ thuật, những đổi mới được các tổ chức, doanh nghiệp trình diễn.

Bà Từ Thị Tuyết Nhung (ngồi giữa) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè các nước
Bà Từ Thị Tuyết Nhung (ngồi giữa) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè các nước

Trong 4 ngày diễn ra Đại hội, với sự tham gia của 245 đoàn đại biểu từ 31 quốc gia, và hơn 1000 đại biểu địa phương đến từ các vùng, tỉnh, huyện có hoạt động nông nghiệp hữu cơ tại Philippines. 74 báo cáo của các nước bao gồm các công trình nghiên cứu và kết quả ứng dụng trong nông nghiệp hữu cơ tập trung vào đất, biến đổi khí hậu, dấu chân cacbon, đa dạng sinh học, nuôi trồng thủy sản…. những đổi mới kỹ thuật trong quản lý bệnh hai và cỏ dại, những bài học kinh nghiệm phát triển nông thôn, tiếp cận thị trường và vận dụng PGS vv…. đã được chia sẻ.

Hiệp Hội NNHC Việt Nam bao gồm 5 thành viên đã vinh dự đại diện cho phong trào hữu cơ Việt Nam đến tham gia đại hội và có bài chia sẻ. Đại diện cho PGS Việt Nam, bà Từ Thị Tuyết Nhung đã chia sẻ sự ra đời của PGS, những tiến trình phát triển, sự kiên nhẫn của bà con nông dân, những nỗ lực của chính quyền địa phương và các bên liên quan đồng lòng vận hành PGS, cách mà PGS giám sát chất lượng, đặc biệt nhấn mạnh, việc làm gì để duy trì bộ máy PGS khi không còn dự án hỗ trợ.

Điều hành phiên thảo luận chuyên để về PGS là ông Konrad – chuyên gia cao cấp của Naturland – Nguyên chuyên gia đào tạo PGS của IFOAM quốc tế đã đánh giá cao PGS Việt Nam và nhấn mạnh, PGS đang là mô hình điểm tại Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, ông cũng nhấn mạnh, PGS là hệ thống bảo đảm chất lượng có sự tham gia, các quốc gia, địa phương có văn hóa khác nhau, điều kiện khác nhau cũng không thể áp dụng một cách máy móc. Tuy nhiên dù ở đâu, địa phương nào, 06 yếu tố cốt lõi của PGS không thể quên, đó là phải cùng MỘT TẦM NHÌN CHUNG – có NIỀM TIN – khuyến khích sự THAM GIA – mọi hoạt động cần phải MINH BẠCH – không ngừng HỌC HỎI nhau – NGANG BẰNG không thứ cấp. Một hệ thống PGS vận hành tốt là hệ thống giữ được giá trị bản địa tuy nhiên không bỏ qua những nguyên tắc trên.

Bài chia sẻ của bà Từ Thị Tuyết Nhung đã truyền cảm hứng cho các đại biểu, nhận được nhiều sự quan tâm, phỏng vấn từ đại biểu, đồng thời các quốc gia cũng bày tỏ nguyện vọng muốn đến Việt Nam học hỏi thêm về phương thức vận hành PGS hiệu quả và bền vững như Philippines, Indonesia…

Bà Từ Thị Tuyết Nhung thuyết trình tại Đại hội
Bà Từ Thị Tuyết Nhung thuyết trình tại Đại hội

Tính đến tháng 06 năm 2023, Việt Nam có tổng cộng 17 PGS phân bố tại 13 tỉnh thành, chủ yếu ở miền Bắc. Tất cả các PGS được hình thành bởi dự án của các Tổ chức phi Chính phủ. Đa số các đối tác địa phương sẽ phụ trách PGS sau khi dự án kết thúc như: Hội Nông dân các cấp, Hội phụ nữ, các cơ quan nhà nước: Phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Phòng kinh tế địa phương, các công ty, nhà phân phối với mục đích quảng bá sản phẩm hữu cơ. Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đang thực hiện một dự án thống nhất 5 PGS trở thành Liên minh PGS quốc gia.

Điều gì đã đem lại sức mạnh cho PGS Việt Nam?

– Có sự tham gia trực tiếp từ người nông dân, người tiêu dùng và các bên liên quan trong quá trình minh bạch thông tin.

– Không chỉ minh bạch thông tin mà còn kết nối nông dân với thị trường.

– Điểm nhấn nhất là thường xuyên giám sát ngẫu nhiên người nông dân cũng như thị trường.

– Trao cơ hội cho nông dân học hỏi, chia sẻ và sửa lỗi.

– Áp dụng mã QR để nông dân chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình và đối với nhà sản xuất.

Bài liên quan

Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam: Nông nghiệp Hữu cơ về cơ bản nằm trong Nông nghiệp sinh thái

Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam: Nông nghiệp Hữu cơ về cơ bản nằm trong Nông nghiệp sinh thái

Bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban điều phối PGS Việt Nam, Uỷ viên Ban Thường vụ Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã có bài tham luận về khái niệm Nông nghiệp sinh thái, Nông nghiệp Hữu cơ.
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ và áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia  trong chương trình hỗ trợ rừng và trang trại

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ và áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia trong chương trình hỗ trợ rừng và trang trại

Chương trình Hỗ trợ Rừng và Trang trại (FFF) của Tổ chức Nông Lương LHQ (FAO) tại Việt Nam do Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam (VNFU) thực hiện. Chương trình FFF đã triển khai từ năm 2015-2022, hiện nay FFF giai đoạn II kéo dài từ 2023 -2025.
Vai trò đầu tàu của doanh nghiệp trong mạng lưới PGS Việt Nam

Vai trò đầu tàu của doanh nghiệp trong mạng lưới PGS Việt Nam

Ngay từ ngày đầu thành lập, mạng lưới hữu cơ PGS Việt Nam đã lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để xây dựng chuỗi. Đó là bước đi đột phá của ADDA, đơn vị chủ trì dự án xây dựng PGS Việt Nam, trong bối cảnh các NGO lúc đó hầu hết vẫn chưa đưa doanh nghiệp vào tham gia. Phương pháp tiếp cận thị trường dẫn dắt bởi người tiêu dùng cũng được ADDA coi trọng đặc biệt ngay từ đây.
PGS Việt Nam và hành trình 15 năm gieo mầm hạnh phúc

PGS Việt Nam và hành trình 15 năm gieo mầm hạnh phúc

Nông dân hạnh phúc, doanh nghiệp phát triển bền vững, người tiêu dùng được sử dụng thực phẩm an toàn, nhà quản lý vui vì nông nghiệp hữu cơ ngày một phát triển - chỉ chừng đó thôi là đủ thấy được những giá trị to lớn PGS Việt Nam đem lại cho cộng đồng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thực phẩm hữu cơ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng mới

Thực phẩm hữu cơ dẫn đầu xu hướng tiêu dùng mới

Ngành thực phẩm hữu cơ châu Âu đang phục hồi mạnh mẽ với doanh số tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 6,4% trong năm qua, khẳng định xu hướng tiêu dùng bền vững đang lên ngôi.
Giải thưởng Vẻ đẹp thiên nhiên châu Âu: Vinh danh làn sóng xanh

Giải thưởng Vẻ đẹp thiên nhiên châu Âu: Vinh danh làn sóng xanh

Giải thưởng Vẻ đẹp thiên nhiên châu Âu lần đầu tiên được tổ chức tại Stockholm vào ngày 9/10, vinh danh những thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên hàng đầu với cam kết về chất lượng, nguồn gốc tự nhiên và trách nhiệm môi trường.
Vinh danh những người hùng thầm lặng của nền nông nghiệp hữu cơ

Vinh danh những người hùng thầm lặng của nền nông nghiệp hữu cơ

Ủy ban Châu Âu vừa vinh danh 8 cá nhân và tổ chức xuất sắc với Giải thưởng Hữu cơ Châu Âu 2024, ghi nhận những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hữu cơ.
Trái cây Việt Nam lan tỏa hương thơm bốn mùa tại Bắc Kinh

Trái cây Việt Nam lan tỏa hương thơm bốn mùa tại Bắc Kinh

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại Bắc Kinh từ ngày 29 đến 30/9 mở ra cơ hội vàng cho xuất khẩu, thúc đẩy đổi mới và khẳng định vị thế của trái cây Việt trên trường quốc tế.
Hòa bình và tiến bộ xã hội khát vọng của nhân loại

Hòa bình và tiến bộ xã hội khát vọng của nhân loại

Trong một nghị quyết do Costa Rica và vương quốc Anh bảo trợ năm 2002, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 21/9 hằng năm để cử hành ngày lễ này, đồng thời cũng chọn làm ngày đình chiến toàn thế giới.
Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024

Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024

Việt Nam tham dự, giới thiệu nông sản và thực phẩm chế biến của Việt Nam tại Hội chợ triển lãm “Thế giới thực phẩm Ấn Độ” (World Food India - WFI 2024) năm 2024.
Ấn Độ gửi hàng cứu trợ trị giá 1 triệu USD tới Việt Nam

Ấn Độ gửi hàng cứu trợ trị giá 1 triệu USD tới Việt Nam

Đêm 15/9, Chính phủ Ấn Độ đã mang theo các mặt hàng cứu trợ khẩn cấp gồm các mặt hàng thiết yếu trị giá 1 triệu USD tới Việt Nam nhằm khắc phục hậu quả bão số 3.
Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam đạt thành tích xuất sắc trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024 với tổng điểm 99,74/100, đứng trong top 46 quốc gia dẫn đầu.
Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên 'chào sân' Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 29-30/9/2024, với chủ đề "Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon".
Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gian hàng Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội chợ quốc tế về ớt và gia vị Rieti, khẳng định vị thế và tiềm năng của nông sản Việt trên trường quốc tế.
Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký 3 nghị định thư sẽ mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Tăng cường hợp tác lĩnh vực nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đây là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính