Thứ bảy 19/07/2025 07:11Thứ bảy 19/07/2025 07:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nuôi tôm công nghệ cao: Hướng đi bền vững cho người nông dân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 19.200 ha, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm. Sản lượng năm 2024 ước đạt 13.500 tấn (tôm chân trắng 12.800 tấn; tôm sú 700 tấn). Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao phát triển mạnh đã mang lại thu nhập cao cho người dân.
Nuôi tôm công nghệ cao phải được cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của tôm.
Nuôi tôm công nghệ cao phải được cán bộ kỹ thuật thường xuyên theo dõi quá trình phát triển của tôm.

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng công nghệ cao, nuôi trong nhà màng, nhà lưới khoảng 220 ha tập trung ở các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nghi Sơn, Quảng Xương; năng suất đạt từ 30-50 tấn/ha/vụ, có thể nuôi 3 vụ/năm.

Việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm thâm canh có mái che đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghề nuôi tôm nước lợ ở Thanh Hóa. Mô hình khắc phục được các yếu tố bất lợi về khí hậu, môi trường nước. Thông thường, 1 ha ao nuôi có mái che, cần sử dụng tới 3 ha ao lắng, nên nguồn nước cung cấp bảo đảm an toàn, kiểm soát dịch bệnh tốt. Hệ thống mái che giúp điều hòa được nhiệt độ, nhất là giữ được nhiệt độ phù hợp với con tôm trong mùa đông.

Với hình thức nuôi tôm nhà màng, nhà lưới, mỗi năm trên diện tích 1 ha, người nuôi tôm có thể nuôi từ 3 - 4 vụ, cho doanh thu từ 2 - 2,5 tỉ đồng, trừ chi phí lợi nhuận đạt trên 800 triệu đến hơn 1 tỷ đồng.

Những năm qua các địa phương như Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nghi Sơn...đang chú trọng đẩy mạnh phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất. Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở các địa phương trên đã chuyển đổi từ nuôi thủy sản quảng canh sang nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, để giảm dịch bệnh, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Tại huyện Hoằng Hóa, thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó lĩnh vực nuôi trồng ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể, thu hút các nguồn lực đầu tư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Cụ thể, huyện Hoằng Hóa đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nuôi tôm thâm canh, ứng dụng công nghệ cao và theo hướng công nghệ cao tại 17 xã có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ để tạo sự đột phá trong nuôi trồng thủy sản cả về quy mô và giá trị kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản ở Hoằng Hóa được người dân quan tâm từ nhiều năm trở lại đây. Ban đầu là hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trải bạt trên cát, gần đây bà con lại chuyển sang nuôi trong bể tròn xi măng có mái che. Đây là hình thức mang lại hiệu quả bền vững về mặt kinh tế cũng như môi trường với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách nuôi truyền thống.

Mô hình nuôi tôm công nghệ grofarm pro của anh Nguyễn Duy Linh, thôn Sơn Trang, xã Hoằng Yến, huyện Hoằng Hóa có diện tích 13ha, với 20 ao nuôi, 8 ao chứa nước. Diện tích này trước đây các hộ nuôi quảng canh, hiệu quả kinh tế thấp. Anh Linh đã đầu tư cải tạo, xây dựng hệ thống nuôi nhà màng được 2 năm. Việc chuyển đổi nuôi siêu thâm canh trong nhà màng, tránh được nhiều rủi ro thời tiết của miền Bắc, đặc biệt là trong mùa đông.

Nhiều hộ dân đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao tại huyện Hậu Lộc.
Nhiều hộ dân đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao tại huyện Hậu Lộc.

Đến nay, tổng diện tích nuôi tôm thâm canh tại huyện Hoằng Hóa đạt 304,4 ha gấp đôi so với năm 2012, trong đó, nuôi siêu thâm canh trong nhà màng 80,4 ha, điển hình như các xã Hoằng Yến, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Phong.... Năng suất nuôi tôm siêu thâm canh đạt trên 20 tấn/ha/vụ. Sản lượng nuôi thủy sản năm 2024 của huyện đạt 12.077 tấn; thu nhập bình quân trên một ha nuôi trồng thủy sản đạt 385 triệu đồng/ha/năm.

Theo ông Lê Minh Lương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển đảo và Thủy sản: Nuôi tôm trong nhà màng, nhà lưới phát triển ở các huyện ven biển, năm 2024 diện tích là 220ha, dự kiến năm 2025 đạt 250ha. Hiệu quả rõ rệt hơn nuôi quảng canh. Năng suất bình quân 100 tấn/ha/năm. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật như xử lý nước tuần hoàn, giảm phát thải được các chủ hộ áp dụng để đem lại hiệu quả của mô hình.

Nuôi tôm trong nhà màng có ưu thế hơn hẳn so với nuôi ngoài trời nhờ việc xử lý nguồn nước, khống chế được yếu tố bất lợi của thời tiết, giảm thiểu dịch bệnh, đảm bảo khâu thu gom chất thải. Cùng với thực hiện các chính sách đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng nuôi là những điều kiện quan trọng để nhân rộng mô hình nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Kết hợp rừng ngập mặn làm du lịch sinh thái – Tiềm năng và hướng phát triển bền vững

Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái độc đáo và vô cùng quan trọng, không chỉ đóng vai trò bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu mà còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học phong phú. Chính những đặc điểm này đã mở ra một tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại các khu vực có RNM. Việc kết hợp DLST với RNM không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Nghề nuôi ốc hương đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển

Trong bối cảnh ngành thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa, nghề nuôi ốc hương đã nổi lên như một hướng đi tiềm năng và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều người dân ven biển. Tuy nhiên, đằng sau những con số ấn tượng về sản lượng và thu nhập là biết bao nỗi vất vả, âu lo của người làm nghề.
Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng sốc 6.300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý cà phê tăng sốc từ 6.100 - 6.300 đồng/kg so với hôm qua.
Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Lào Cai: Nuôi kiến làm thiên địch phòng sâu bệnh cho cây trồng

Mô hình đặc biệt này được nông dân Lào Cai triển khai trên diện tích rừng và vườn cây ăn quả, không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn giảm sâu bệnh cho cây trồng.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm nhẹ đồng loạt, cà phê giảm mạnh từ 1.500 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Chàng trai người Tày theo đuổi trà hữu cơ

Tốt nghiệp đại học rồi lấy bằng thạc sĩ, cơ hội làm việc tại phố thị rộng mở nhưng anh Hoàng Văn Tuấn quyết định trở về quê phát triển cây chè theo hướng hữu cơ, kết hợp với du lịch trải nghiệm đồi chè. Trái ngọt đã đến với anh sau nhiều năm kiên trì, bên bỉ với những giọt mồ hôi mặn chát đã lăn trên má.
Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Ngành Nông nghiệp và Môi trường duy trì đà tăng trưởng

Theo báo cáo từ các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động khó lường, từ xung đột địa chính trị đến chính sách thuế quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng vẫn giữ được đà tăng trưởng tích cực.
Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản 14/7/2025: Giá lúa gạo, cà phê, tiêu bình ổn

Thị trường nông sản đầu tuần ghi nhận giá lúa gạo, cà phê, tiêu đều bình ổn so với hôm qua (13/7/2025).
Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính