Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nuôi gà tre thương phẩm chi phí thấp, lãi cao

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang phong trào chăn nuôi gia cầm phát triển khá mạnh, trong đó, có mô hình nuôi gà tre theo quy mô trang trại an toàn sinh học của gia đình chị Thị Hoanh (46 tuổi), ngụ ấp Tân Lợi, xã Giục Tượng đạt lợi nhuận cao, mở hướng sản xuất mới cho nhiều hộ dân.

Ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang phong trào chăn nuôi gia cầm phát triển khá mạnh, trong đó, có mô hình nuôi gà tre theo quy mô trang trại an toàn sinh học của gia đình chị Thị Hoanh (46 tuổi), ngụ ấp Tân Lợi, xã Giục Tượng đạt lợi nhuận cao, mở hướng sản xuất mới cho nhiều hộ dân.

Sau khi đã ăn no tại chuồng, đàn gà chạy ùa ra sân vườn khi chị Hoanh vừa kéo mở tấm cửa chuồng. Chỉ tay về hướng hàng ngàn con gà tre khỏe mạnh trọng lượng từ 1,2 – 1,4 kg/con đã tới kỳ xuất bán đua nhau rượt đuổi tìm côn trùng dưới những tán cây mát rượi, chị Hoanh cho biết: “Hiện tôi có tổng số 3.000 con gà tre và 500 con gà nòi thương phẩm. Hôm qua chốt giá với công ty 85.000 đồng/kg, dự tính trừ chi phí tôi thu lãi hơn 85 triệu đồng sau hơn 40 ngày nuôi”.

Với 2 trại nuôi và khu vực cho gà vận động tổng diện tích trên 500 m2, chị Hoanh nuôi được 3 lứa gà/năm, quy mô từ 2.500 – 3.000 con/lứa, trừ hết chi phí, cứ 1.000 con chị thu lãi từ 20 – 25 triệu đồng. Theo lời chị Hoanh, 5 năm trước, chị thấy một người quen nuôi thành công gà tre, giá bán ổn định từ 80.000-85.000 đồng/kg nên chị học hỏi và nuôi thử. Lứa đầu tiên, chị Hoanh kê tạm chuồng nhỏ bằng cây lá đơn sơ nuôi thử nghiệm 1.000 con. Do chưa có kinh nghiệm nên lứa đầu đàn gà hao hụt 50 con, nhưng chị rút ra được nhiều bài học trong kỹ thuật chăn nuôi gà tre thương phẩm.

Để đảm bảo con giống chất lượng, đầu ra ổn định, chị Hoanh liên kết với công ty chuyên cung cấp con giống. Trước khi vận chuyển đến tận chuồng nuôi, gà giống được tiêm ngừa đủ liều vaccine phòng bệnh nên suốt quá trình nuôi gà luôn khỏe mạnh, tỷ lệ hao hụt chỉ từ 5 – 8%. Ngoài ra, chị Hoanh còn được công ty này cung cấp thức ăn chăn nuôi đến khi bán gà mới thanh toán nên giảm áp lực về chi phí đầu vào. Đến kỳ xuất bán, toàn bộ gà thương phẩm được nơi cung cấp con giống, thức ăn thu mua nên chị Hoanh không phải lo về khâu tiêu thụ. Nhằm giảm công chăm sóc, chị Hoanh đầu tư chuồng nuôi theo hướng công nghiệp, với hệ thống máng ăn, nước uống được cấp tự động theo từng giai đoạn phát triển của đàn gà.

Ngoài gà tre, chị Hoanh còn nuôi thêm gà nòi thương phẩm. Dù nuôi với số lượng lớn nhưng khu vực chuồng nuôi không hề có mùi hôi nhờ chị sử dụng trấu phối trộn với men vi sinh làm đệm lót sinh học dưới đáy chuồng. Phương pháp này không chỉ bảo vệ môi trường còn giúp đàn gà khỏe mạnh, ít bệnh. Gia đình chị Hoanh có 40 công đất ruộng canh tác lúa 3 vụ, bình quân mỗi năm thu lợi nhuận khoảng 160 – 200 triệu đồng. Tuy nhiên, theo chị Hoanh, để nuôi được 2 đứa con đang theo học cao đẳng chuyên ngành sửa chữa ô tô và y dược tại TP Rạch Giá thì chủ yếu dựa vào đàn gà.

Chị Hoanh nói: “Nuôi gà tre, gà nòi thương phẩm theo hướng bán công nghiệp dễ chăm sóc, ít bệnh, chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, thịt chắc, thơm nên bán được giá. Bán xong vụ này, nếu con giống không khan hiếm và ổn định từ 13.000 – 16.000 đồng/con như hiện nay tôi sẽ tăng quy mô nuôi”.

nguoichannuoi.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phát triển ổn định trong bối cảnh có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Tổng tăng trưởng của ngành đạt 3,2%, tuy là mức thấp nhất từ năm 2021 đến nay, nhưng vẫn thể hiện sự nỗ lực lớn của các lĩnh vực.
Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, chuyển dịch cơ cấu để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi mới của thị trường
Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình với mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường.
Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ đang trở thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nhờ vào Dự án phát triển chuỗi giá trị măng được triển khai từ năm 2019.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng vượt bậc ở hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, diện tích đất sản xuất kém hiệu quả giảm từ 16,5% xuống còn 10,8%, giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt tăng bình quân 10% mỗi năm và tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Cơn bão số 3 (Yagi) vừa quét qua, để lại những thiệt hại nặng nề, nhưng cũng đồng thời mở ra "cơ hội vàng" cho nhiều ngành kinh tế.
Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhằm gia tăng giá trị canh tác, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các loại nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua để lại hậu quả nặng nề đối với các xã trên địa bàn huyện Lục Yên. Ngoài thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng thì sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích lúa mùa đang thời kỳ chín cũng bị thiệt hại nặng nề.
Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa, trong đó có nội dung quy định về chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.
Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Dự thảo Nghị định mới của Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ đắc lực cho nông dân khắc phục thiệt hại sau thiên tai, mở ra hy vọng phục hồi và phát triển cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây trên địa bàn tỉnh.
Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong tháng 8/2024 đạt 20,8 triệu USD, tăng 18,6% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh đạt 145,7 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính