Thứ tư 19/03/2025 23:07Thứ tư 19/03/2025 23:07 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nhiều sản phẩm gia vị của Việt Nam bị EU cảnh báo, mỳ tôm được nới lỏng kiểm tra

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đã gửi thông báo tới Hiệp hội hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam về việc một số sản phẩm có nguồn gốc thực vật xuất khẩu của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Nhiều sản phẩm gia vị của Việt Nam bị EU cảnh báo, mỳ tôm được nới lỏng kiểm tra
Bột ớt hữu cơ và ớt của Việt Nam bị EU cảnh báo.

Cụ thể, thông báo nêu rõ các sản phẩm như: quế, quế xay, bột ớt hữu cơ và ớt của Việt Nam bị một số quốc gia EU cảnh báo vi phạm an toàn thực phẩm.

Trước cảnh báo của EU, Hiệp hội hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam khuyến nghị các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm nông sản nhập khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm của thị trường này. Các tiêu chuẩn như: dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản, và các chất phụ gia khác… phải đảm bảo để tránh tình trạng bị tiếp tục cảnh báo dẫn đến nguy cơ ngừng xuất khẩu.

Để đảm bảo việc này, các doanh nghiệp cần thực hiện các phân tích và kiểm tra định kỳ sản phẩm để đảm bảo các chất cấm không được vượt mức quy định.

Trước đó, vào trung tuần tháng 6/2024, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho hay, EU đã áp dụng tăng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với thanh long từ 20% lên 30%, đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Ngoài thanh long, ớt đang bị EU áp dụng tại Phụ lục I (tần suất kiểm tra là 50%) chuyển sang Phụ lục II của Quy định 2019/1973 tần suất kiểm tra 50% đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm. Còn đậu bắp vẫn áp dụng tần suất kiểm tra 50% đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Trước tình hình hiện tại, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam) khuyến cáo các doanh nghiệp, đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cần tăng cường hơn nữa việc tuân thủ quy định của EU, đặc biệt là việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bởi mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) của EU ở mức rất thấp.

Trái ngược với một số sản phẩm nông sản bị cảnh báo, tin vui đã đến với các sản phẩm mỳ tôm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường EU. Theo đó Liên minh châu Âu đã chính thức bãi bỏ việc kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu khi các sản phẩm mỳ gói của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này.

Do doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ tốt các quy định của EU đối với các sản phẩm mỳ ăn liền (có chứa gói gia vị hoặc nước sốt), nên sẽ không còn chịu tần suất kiểm tra tại cửa khẩu khi nhập vào EU. Trước đó, từ tháng 2/2022, EU đã đưa sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam vào diện áp dụng quy định kiểm soát dư lượng Ethylene oxide (EO),... Văn phòng SPS Việt Nam thông tin.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam: Thách thức từ thuế Mỹ và cơ hội thị trường nội địa

Xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam: Thách thức từ thuế Mỹ và cơ hội thị trường nội địa

Ngành gỗ Việt Nam đối mặt rủi ro thuế quan Mỹ, nhưng vẫn nhiều điểm sáng từ thị trường nội địa và nội lực doanh nghiệp.
Cua ghẹ Việt Nam "vươn mình" ra biển lớn: Xuất khẩu tăng trưởng kỷ lục

Cua ghẹ Việt Nam "vươn mình" ra biển lớn: Xuất khẩu tăng trưởng kỷ lục

Trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 86%, đạt kim ngạch hơn 62 triệu USD, khẳng định sức hút mạnh mẽ của sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.
Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm: Nguy cơ giảm giá, Việt Nam cần ứng phó

Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm: Nguy cơ giảm giá, Việt Nam cần ứng phó

Việc Ấn Độ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm vào ngày 7/3 đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ giá gạo thế giới lao dốc, trong đó có Việt Nam. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh lượng gạo tồn kho của Ấn Độ tăng cao kỷ lục và nhu cầu quốc tế về loại gạo giá rẻ này ngày càng lớn.
Xuất khẩu hạt điều: Thách thức tạm thời, kỳ vọng phục hồi từ tháng 4

Xuất khẩu hạt điều: Thách thức tạm thời, kỳ vọng phục hồi từ tháng 4

Hai tháng đầu năm 2025, ngành xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận sự sụt giảm đáng kể cả về khối lượng lẫn giá trị so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, với những tín hiệu tích cực từ thị trường, ngành hàng này vẫn kỳ vọng sẽ sớm phục hồi và đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra trong năm.
Ngành gỗ Bình Định đạt 1,1 tỷ USD xuất khẩu

Ngành gỗ Bình Định đạt 1,1 tỷ USD xuất khẩu

Với kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2024 đạt 1,1 tỷ USD, tăng trưởng 15% so với năm trước, Bình Định đang khẳng định vị thế là trung tâm chế biến và xuất khẩu gỗ hàng đầu cả nước, đồng thời đặt mục tiêu đầy tham vọng đạt 2 tỷ USD vào năm 2030, dù còn nhiều thách thức phía trước.
Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo tấm, thị trường gạo toàn cầu biến động

Ấn Độ mở cửa xuất khẩu gạo tấm, thị trường gạo toàn cầu biến động

Chính phủ Ấn Độ bất ngờ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, động thái được đánh giá là sẽ tạo ra những biến động lớn trên thị trường gạo toàn cầu, đồng thời tác động trực tiếp đến ngành lúa gạo của Việt Nam.
Xuất khẩu tăng trưởng khó lường, nguy cơ rình rập

Xuất khẩu tăng trưởng khó lường, nguy cơ rình rập

Dù ghi nhận mức tăng trưởng dương trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu Việt Nam vẫn đối mặt nhiều thách thức do sự biến động của thị trường quốc tế và những thay đổi trong chính sách thương mại của các cường quốc.
Dừa tươi Việt Nam: Bứt phá trên thị trường quốc tế

Dừa tươi Việt Nam: Bứt phá trên thị trường quốc tế

Dừa tươi Việt Nam đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường nông sản quốc tế, khẳng định tiềm năng trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Với sản lượng đứng thứ 6 thế giới, Việt Nam đang tận dụng lợi thế cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao từ các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Trung Quốc.
Thủy sản Việt Nam hướng tới cột mốc 11 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2025

Thủy sản Việt Nam hướng tới cột mốc 11 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam đang tràn đầy hy vọng về một năm 2025 bứt phá, với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD, tăng trưởng 10-15% so với năm 2024. Mục tiêu này được đánh giá là hoàn toàn khả thi khi các thị trường trọng điểm đang dần phục hồi, cùng với những lợi thế cạnh tranh và cơ hội từ các hiệp định thương mại.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, đạt 1,08 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu cà phê lập kỷ lục, đạt 1,08 tỷ USD

Ngành cà phê Việt Nam vừa ghi nhận một cột mốc lịch sử khi kim ngạch xuất khẩu đạt 1,08 tỷ USD chỉ trong tháng 2/2025. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu cà phê mang về doanh thu vượt ngưỡng 1 tỷ USD trong một tháng, phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hai tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng "thần tốc"

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hai tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng "thần tốc"

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2025 đạt 9,38 tỉ đô la Mỹ, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng tháng 2/2025, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4,4 tỉ đô la Mỹ, tăng trưởng ấn tượng 37,2% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ đối mặt thâm hụt thương mại nông nghiệp: Nhập khẩu tăng vọt, xuất khẩu lao dốc

Mỹ đối mặt thâm hụt thương mại nông nghiệp: Nhập khẩu tăng vọt, xuất khẩu lao dốc

Từ một cường quốc nông nghiệp với nguồn cung lương thực dồi dào, Mỹ đang chứng kiến sự đảo ngược đáng báo động. Nhập khẩu nông sản tăng mạnh, vượt xa xuất khẩu, đẩy thâm hụt thương mại nông nghiệp dự kiến lên mức kỷ lục 49 tỷ USD vào năm 2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính