Thứ năm 19/06/2025 20:25Thứ năm 19/06/2025 20:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và xã hội…
Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
Xây dựng sai phép trên đất nông nghiệp có thể sẽ làm phá vỡ kết cấu đất, giảm độ phì nhiêu, thoái hóa đất và ô nhiễm đất.

Việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp cho dù là nhà ở, nhà xưởng, quán ăn, kho bãi hay công trình tôn giáo… đều là dấu hiệu của hành vi sử dụng đất sai mục đích khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Hành vi này không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường, xã hội và quản lý nhà nước.

Đất nông nghiệp là tài nguyên quý giá, dùng để trồng trọt, chăn nuôi, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,… Khi bị sử dụng trái phép để xây dựng, sử dụng sai mục đích sẽ làm diện tích đất canh tác bị thu hẹp, ảnh hưởng đến năng suất và kế hoạch sản xuất nông nghiệp lâu dài. Hành vi này sẽ làm giảm sản lượng lương thực, gây thiếu hụt nguồn cung nông sản và làm gia tăng nhập khẩu nông phẩm.

Quá trình xây dựng thường đi kèm với san lấp mặt bằng, đổ bê tông, chôn lấp rác thải xây dựng… làm phá vỡ kết cấu đất, giảm độ phì nhiêu, thoái hóa đất và ô nhiễm đất, làm mất dần khả năng sản xuất nông nghiệp. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ đất không thể tái canh tác, ngay cả khi đã tháo dỡ công trình.

Đất nông nghiệp có vai trò hấp thụ nước mưa, điều hòa khí hậu. Khi bị bê tông hóa trái phép, lượng nước mưa không thể thấm vào lòng đất nên dễ gây nên tình trạng ngập úng cục bộ, ô nhiễm nguồn nước, và gia tăng áp lực lên hệ thống thoát nước đô thị. Từ đó, môi trường sinh thái sẽ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến chất lượng sống của mọi người dân.

Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
Một công trình có dấu hiệu xây dựng sai phép đang tồn tại trên đất nông nghiệp ở xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, Thành phố Huế.

Sự tồn tại các công trình xây dựng trái phép sẽ làm phá vỡ quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Điều này khiến các cơ quan quản lý gặp nhiều khó khăn trong kiểm soát phát triển hạ tầng, giao thông, trường học, y tế... Hiện tượng đô thị hóa thiếu bền vững sẽ tạo áp lực cho chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý.

Hầu hết, các công trình xây dựng trái phép không tuân thủ quy chuẩn xây dựng, phòng cháy chữa cháy hoặc an toàn lao động, đặc biệt là nhà xưởng, quán ăn, điểm kinh doanh… Tạo ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhiều rủi ro về cháy nổ, tai nạn và sẽ gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Nhiều hệ lụy từ việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp
Nhà thờ họ Trần Thọ, huyện Cam Lộ - một công trình xây dựng vi phạm pháp luật về đất đai, hiện vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Khi hành vi xây dựng trái phép không bị xử lý nghiêm hoặc được hợp thức hóa sau thời gian dài, sẽ tạo tâm lý “làm trước, xin sau” tạo tiền lệ xấu, gây mất trật tự pháp luật, dễ khiến người dân khác làm theo, phá vỡ nguyên tắc “thượng tôn pháp luật”. Gây nên việc khó kiểm soát vi phạm, làm suy giảm hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước.

Theo quy định tại Luật Đất đai 2024 và Nghị định 123/2024/NĐ-CP, người tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép có thể bị: Phạt tiền lên đến 200 triệu đồng; Buộc tháo dỡ công trình vi phạm; Buộc khôi phục hiện trạng đất ban đầu; Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm...

Ngoài ra, việc xây dựng trái phép có thể gây ảnh hưởng đến những người xung quanh như lấn ranh giới, chắn lối đi, cản trở dòng chảy, hoặc gây tiếng ồn, ô nhiễm… sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp đất đai, kiện tụng kéo dài, gây mâu thuẫn trong cộng đồng xã hội.

Việc tự ý xây dựng công trình trên đất nông nghiệp là dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về kinh tế, môi trường và xã hội. Người dân cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, đặc biệt là tuân thủ các quy định về mục đích sử dụng đất.

Mọi hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc xây dựng công trình đều phải được thực hiện đúng trình tự, được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro không đáng có./.

Bài liên quan

Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp dành cho hộ nghèo

Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp dành cho hộ nghèo

Chính sách miễn thuế đất nông nghiệp có nhiều thay đổi đáng chú ý, áp dụng từ ngày 1/7/2025 tới đây.
Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, “viên ngọc xanh của dãy Trường Sơn” hiện là một trong những địa bàn trọng điểm để thí điểm mô hình kinh tế sinh thái tổng hợp trên cả nước.
Đắk Nông: Chủ trang trại gà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không chấp hành khắc phục hậu quả

Đắk Nông: Chủ trang trại gà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không chấp hành khắc phục hậu quả

Dù đã bị xử phạt hành chính đối với hành vi xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng đến nay, ông Bùi Văn Ngọc, chủ trang trại gà quy mô lớn tại xã Nam Bình, huyện Đắk Song vẫn không chấp hành. Sự việc tiếp tục làm dấy lên lo ngại về tính nghiêm minh trong quản lý đất đai tại địa phương này.
Chính sách đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Chính sách đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với 84% diện tích đất tự nhiên là đất nông nghiệp và gần 62% dân số sống ở nông thôn. Do đó, chính sách đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.
Huế: Dông, lốc tàn phá, gây thiệt hại địa bàn huyện A Lưới

Huế: Dông, lốc tàn phá, gây thiệt hại địa bàn huyện A Lưới

Chiều 23/4/2025, một trận mưa dông kèm theo sét và gió giật mạnh đã quét qua huyện miền núi A Lưới, Tp. Huế, gây thiệt hại nghiêm trọng nhiều tài sản của người dân địa phương.​
Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Ngày 15/4/2025, Vườn quốc gia Bạch Mã chính thức thông báo “Về việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Bạch Mã”. Đây là bước đi chiến lược nhằm khai thác hợp lý tiềm năng thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế xanh gắn với bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng: Chỉ đạo kiểm tra, xác minh nguyên nhân cá chết tại hồ Mai Thành

Lâm Đồng: Chỉ đạo kiểm tra, xác minh nguyên nhân cá chết tại hồ Mai Thành

UBND thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý và thành lập đoàn kiểm tra, xác minh nguyên nhân cá chết tại hồ Mai Thành.
Đồng Nai: Xử phạt hai đơn vị vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Đồng Nai: Xử phạt hai đơn vị vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai đơn vị trên địa bàn thành phố Biên Hòa trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Đắk Nông: Đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu và hàng giả trong lĩnh vực y tế

Đắk Nông: Đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu và hàng giả trong lĩnh vực y tế

Trong tháng 6/2025, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã triển khai mạnh mẽ tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực y tế.
Lâm Đồng: Phát hiện điểm xay đá nghi chiết tách vàng tại xã Tà Năng

Lâm Đồng: Phát hiện điểm xay đá nghi chiết tách vàng tại xã Tà Năng

UBND xã Tà Năng vừa có Báo cáo gửi UBND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng về việc phát hiện một điểm xay đá nghi liên quan đến hoạt động chiết tách khoáng sản trái phép (vàng) tại địa bàn thôn Masara.
Hải Phòng: Quyết liệt thu giữ, tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc

Hải Phòng: Quyết liệt thu giữ, tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc

Chi cục Quản lý thị trường TP.Hải Phòng phát hiện nhiều trường hợp vi phạm, tạm giữ, tiêu hủy hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng hết hạn sử dụng.
Tăng cường kiểm soát thị trường bia, rượu: Ngăn chặn hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tăng cường kiểm soát thị trường bia, rượu: Ngăn chặn hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa có động thái kịp thời nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bia, rượu. Động thái này được thực hiện sau khi tiếp nhận công văn số 32/CV-VBA của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), phản ánh những dấu hiệu xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ đối với nhiều nhãn hiệu của các doanh nghiệp thành viên trong Hiệp hội.
Đắk Lắk: Tạm giữ hơn 500kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Đắk Lắk: Tạm giữ hơn 500kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Đội Quản lý thị trường Thương mại điện tử, cơ động tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, xác định tuyến đường, đối tượng, nhóm hàng trọng điểm, tổ chức kiểm tra, ngăn chặn hàng hóa vi phạm.
Lâm Đồng tăng cường xử lý khai thác khoáng sản trái phép tại Đà Lạt

Lâm Đồng tăng cường xử lý khai thác khoáng sản trái phép tại Đà Lạt

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng mới có Văn bản chỉ đạo, tăng cường quản lý, bảo vệ khoáng sản và xử lý nghiêm các hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Đắk Nông: Chỉ đạo xử lý vụ phá rừng tại xã biên giới Quảng Trực

Đắk Nông: Chỉ đạo xử lý vụ phá rừng tại xã biên giới Quảng Trực

Liên quan đến vụ phá rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, UBND xã Quảng Trực đã chỉ đạo chuyển hồ sơ sang Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Đức- Đắk Rlấp xử lý theo quy định của pháp luật.
Đắk Nông tăng cường đấu tranh ngăn chặn hàng giả trong lĩnh vực y tế

Đắk Nông tăng cường đấu tranh ngăn chặn hàng giả trong lĩnh vực y tế

Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng phức tạp trong lĩnh vực y tế, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã chính thức triển khai Kế hoạch thực hiện "Tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực y tế".
Quảng Bình: Phát hiện gần 400 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Quảng Bình: Phát hiện gần 400 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Sở Y tế Quảng Bình vừa thành lập đoàn kiểm tra chuyên nghành đi kiểm tra hoạt động về sản xuất, kinh doanh dược, mỹ phẩm trên địa bàn…Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện gần 400 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại tại hộ kinh doanh mỹ phẩm Tuấn Lài (phường Nam Lý, TP. Đồng Hới).
Bình Dương: Kiểm soát chặt chẽ kinh doanh vật tư nông nghiệp

Bình Dương: Kiểm soát chặt chẽ kinh doanh vật tư nông nghiệp

Huyện Phú Giáo đã phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra việc kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại một số cơ sở trên địa bàn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính