Thứ tư 19/03/2025 22:59Thứ tư 19/03/2025 22:59 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau Tết là thời điểm ngư dân hối hả vào vụ ruốc chính, ghe thuyền đầy ắp “lộc biển”, thương lái tấp nập thu mua. Năm nay, dù giá ruốc tươi tăng gấp đôi so với năm trước, nhưng sản lượng lại giảm đáng kể, khiến nhiều ngư dân rơi vào cảnh trớ trêu, được giá nhưng không có ruốc để bán.
Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa
Ngư dân và thương lái tấp nập người mua, kẻ bán tại biển Mân Thái, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, đầy sức sống của một làng chài ven biển.

Mùa ruốc biển thường kéo dài từ tháng 11 âm lịch đến tháng 3 năm sau, trong đó thời điểm sau Tết thường là cao điểm thu hoạch, khi sản lượng ruốc dồi dào nhất. Thế nhưng, năm nay lại trái với quy luật đó. Dù ruốc biển đang có giá cao, nhưng nhiều ngư dân vẫn buồn vì không khai thác đủ để bán.

Ruốc biển (hay còn gọi là tép biển) là một loại hải sản tuy nhỏ nhưng giàu dinh dưỡng. Với vị ngọt tự nhiên và dễ chế biến, ruốc được ưa chuộng để làm mắm ruốc, ruốc khô hay rim mặn ngọt. Đây cũng là nguyên liệu quan trọng của nhiều món đặc sản vùng biển. Tuy nhiên, do chỉ xuất hiện theo mùa, theo đợt nên nguồn cung ruốc không phải lúc nào cũng ổn định.

Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa
Mỗi mẻ ruốc được ngư dân đưa lên bờ đều là thành quả sau một đêm lao động vất vả.

Nếu như mọi năm, giá ruốc tươi dao động khoảng 25.000 - 30.000 đồng/kg, thì năm nay đã tăng vọt lên 70.000 đồng/kg do khan hiếm. Thời tiết bất lợi, biển động kéo dài khiến sản lượng đánh bắt giảm mạnh. Các ghe thuyền ra khơi chỉ kéo được khoảng 60 - 70kg mỗi chuyến, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Dù giá cao, nhưng vì không đủ sản lượng để bán, thu nhập của ngư dân ít nhiều bị ảnh hưởng. Sau khi trừ chi phí, mỗi người chỉ thu được từ 800.000 đến 1 triệu đồng mỗi ngày, không ổn định như những mùa ruốc trước.

Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa
Năm nay nhiều ngư dân không đi biển đánh bắt ruốc vì sản lượng giảm.

Ngoài việc sản lượng bị sụt giảm, việc đánh bắt ruốc cũng trở nên khó khăn hơn. Do ruốc thường đi theo dòng hải lưu, khi nhiệt độ nước biển thay đổi hoặc có gió lớn, đàn ruốc dễ di chuyển ra xa bờ, khiến việc đánh bắt gặp nhiều trở ngại. Một số ngư dân chia sẻ rằng họ phải di chuyển xa hơn bình thường, thậm chí có khi đi cả đêm mà vẫn không thu được bao nhiêu.

Nghề đánh bắt ruốc biển không hề dễ dàng. Ngư dân phải ra khơi từ 5 giờ chiều hôm trước, đến 4 giờ sáng hôm sau mới trở về. Trước chuyến đi, họ phải chuẩn bị đầy đủ lưới đánh bắt, vợt lớn và đèn chong để thu hút đàn ruốc. “Ruốc thường đi theo đàn, muốn bắt được phải bủa lưới mắt nhỏ và chong đèn suốt đêm. Nhưng năm nay ruốc ít quá, đi cả đêm mà có khi chỉ được vài chục ký”, anh Đặng Công Hào, một ngư dân tại cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng chia sẻ.

Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa
Ruốc vẫn là nguồn thu nhập chính của ngư dân vùng biển Sơn Trà.

Mỗi sáng, khi thuyền cập bến, ngư dân lại tất bật bán ruốc cho thương lái và người dân mua về ăn. Những năm được mùa, cảnh ghe thuyền đầy ắp lộc biển là hình ảnh quen thuộc. Nhưng năm nay, ruốc ít, không khí mua bán cũng kém nhộn nhịp hơn. Bà Trần Thị Mai, một ngư dân bán ruốc tại biển Mân Thái (quận Sơn Trà), tâm sự: “Nghề này cực lắm, lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, vì phải lênh đênh trên biển cả đêm, nhưng đổi lại cũng có nguồn thu nhập ổn định. Ruốc không phải mùa nào cũng có, hết mùa ruốc thì chuyển sang đánh bắt cá. Năm nay giá cao nhưng biển động suốt, muốn mua nhiều cũng không được, phải dặn trước mới có”.

Ngư dân “khóc thầm” vì ruốc biển được giá nhưng mất mùa
Phần lớn ruốc được bán cho thương lái, số còn lại thường được ngư dân mang ra chợ để bán lẻ cho người dân địa phương hoặc đem về nhà chế biến, muối mặn để sử dụng dần và bán vào thời điểm khác.

Sau buổi chợ sáng, khi người mua thưa dần, ngư dân lại thu dọn ngư cụ, trở về nhà nghỉ ngơi, lấy sức cho chuyến ra khơi tiếp theo. Mùa ruốc năm nay tuy được giá nhưng lại mất mùa, khiến cuộc sống của những người gắn bó với nghề biển thêm phần chật vật. Dẫu vậy, họ vẫn kiên trì bám biển, bởi với nhiều ngư dân, nghề đánh bắt ruốc không chỉ là kế sinh nhai mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Trong những ngày tới, nếu thời tiết thuận lợi hơn, ruốc biển có thể xuất hiện nhiều hơn, giúp ngư dân vơi bớt phần nào khó khăn.

Bài liên quan

Ngư dân huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trúng lộc biển, thu về hàng trăm triệu đồng

Ngư dân huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trúng lộc biển, thu về hàng trăm triệu đồng

Hơn nữa tháng ra khơi đánh bắt, nhiều chuyến tàu của ngư dân huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cập bờ mang theo nhiều tấn hải sản và thu về hàng trăm triệu đồng sau mỗi chuyến đi.
Đặc sắc những vần thơ Xuân giữa lòng Đà Nẵng

Đặc sắc những vần thơ Xuân giữa lòng Đà Nẵng

Tối 12/2, tại Công viên APEC quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng đã tổ chức Đêm thơ Nguyên tiêu Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Những vần thơ Xuân” lần thứ 23. Sự kiện thu hút đông đảo người yêu thơ và du khách đến tham dự, tạo nên một không gian giao lưu nghệ thuật đầy cảm xúc giữa lòng thành phố biển Đà Nẵng.
Ngư dân Quảng Bình trúng đậm mẻ lưới cá mòi hơn 1,5 tấn

Ngư dân Quảng Bình trúng đậm mẻ lưới cá mòi hơn 1,5 tấn

Bà con ngư dân làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình vừa trúng đậm mẻ lưới cá mòi hơn 1,5 tấn sau hơn vài giờ kéo lưới.
Đà Nẵng: Những ngày giãn cách xã hội

Đà Nẵng: Những ngày giãn cách xã hội

Trong thời gian giãn cách do đại dịch, nơi được biết đến với biệt danh "Thành phố đáng sống" của Việt Nam đang trải qua những biến động đáng chú ý. Phương tiện công cộng không hoạt động, đường phố trống vắng, và nhiều quán xá phải đóng cửa trong thời gian dài. Điều này tạo ra một cảnh tượng hiếm thấy, khi sự sôi động và sự sinh động của thành phố được thay thế bởi sự yên bình và im lặng. Những biện pháp giãn cách xã hội này được thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người dân.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Điện Biên: Người chăn nuôi lao đao vì giá gà, trứng giảm mạnh sau Tết 2025

Điện Biên: Người chăn nuôi lao đao vì giá gà, trứng giảm mạnh sau Tết 2025

Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thị trường gia cầm Điện Biên chứng kiến sự sụt giảm chưa từng có về giá gà thịt và trứng gà, đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh khó khăn chưa từng thấy.
Thịt bò vàng Hà Giang: Phát triển thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu

Thịt bò vàng Hà Giang: Phát triển thị trường nội địa, hướng tới xuất khẩu

Thịt bò vàng Hà Giang, hay còn gọi là bò Mông, từ lâu đã khẳng định được vị thế là sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Với chất lượng thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, sản phẩm này không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương mà còn đang từng bước chinh phục thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Hạt gạo Việt: Nâng tầm giá trị bằng thương hiệu

Hạt gạo Việt: Nâng tầm giá trị bằng thương hiệu

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam liên tục chứng kiến những biến động mạnh mẽ, phản ánh rõ nét sự nhạy cảm của mặt hàng nông sản này trước những thay đổi của thị trường thế giới. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, không chỉ để ổn định giá trị mà còn để khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Tiền Giang: Thị trường thịt lợn "nóng lạnh" trái chiều

Tiền Giang: Thị trường thịt lợn "nóng lạnh" trái chiều

Giá lợn hơi tăng cao kỷ lục, người chăn nuôi phấn khởi nhưng người tiêu dùng và tiểu thương lại "lao đao" vì sức mua giảm mạnh.
Thị trường gạo Việt Nam: Đón nhận động thái mới từ Ấn Độ với tâm thế chủ động

Thị trường gạo Việt Nam: Đón nhận động thái mới từ Ấn Độ với tâm thế chủ động

Thông tin Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm đã thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia và doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì lo ngại về sự cạnh tranh trực tiếp, thị trường gạo Việt Nam đang cho thấy sự bình tĩnh và tự tin, dựa trên những phân tích sâu sắc về sự khác biệt giữa hai thị trường.
Giá lúa gạo Việt Nam: Vượt qua thách thức, hướng tới tăng trưởng bền vững

Giá lúa gạo Việt Nam: Vượt qua thách thức, hướng tới tăng trưởng bền vững

Bất chấp áp lực từ nguồn cung gạo giá rẻ tăng đột biến, ngành lúa gạo Việt Nam vẫn được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ vào phân khúc gạo chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu.
Bắc Giang: Nâng tầm vải thiều, mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2025

Bắc Giang: Nâng tầm vải thiều, mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2025

Với dự báo thời tiết thuận lợi và tình hình ra hoa khả quan, Bắc Giang kỳ vọng một mùa vải thiều bội thu trong năm 2025. Tỉnh đặt mục tiêu nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu cho loại quả đặc sản nổi tiếng này.
Ngành trồng trọt Việt Nam cần vượt thách thức để tăng trưởng bền vững

Ngành trồng trọt Việt Nam cần vượt thách thức để tăng trưởng bền vững

Ngành trồng trọt Việt Nam những năm qua đóng góp khoảng 50% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp, khẳng định vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế.
Trứng gia cầm rớt giá, nông dân Hải Phòng gặp khó

Trứng gia cầm rớt giá, nông dân Hải Phòng gặp khó

Sau Tết Nguyên đán, thị trường trứng gia cầm Hải Phòng chứng kiến giá giảm mạnh chưa từng có, đẩy người chăn nuôi vào vòng xoáy khủng hoảng.
Giá lương thực thế giới tăng mạnh, lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá lương thực thế giới tăng mạnh, lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá lương thực toàn cầu tăng mạnh do giá đường, sữa và dầu thực vật tăng vọt, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng gạo được dự báo tăng kỷ lục, trong khi lúa mì chỉ tăng nhẹ.
Nông sản "nhảy múa" theo biến động thị trường

Nông sản "nhảy múa" theo biến động thị trường

Thị trường nông sản đầu năm 2025 chứng kiến những biến động mạnh mẽ, tạo nên bức tranh đa chiều với người nông dân: kẻ hưởng lợi từ giá tăng, người lao đao vì giá giảm.
Thị trường lợn hơi biến động: Giá tăng vọt, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn

Thị trường lợn hơi biến động: Giá tăng vọt, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn

Bất chấp nhu cầu tiêu thụ thịt lợn có dấu hiệu chậm lại, giá lợn hơi trên thị trường vẫn tăng vọt, chạm mốc 83.000 - 84.000 đồng/kg.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính