Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngành nuôi lợn châu Âu tìm cách lấy niềm tin người tiêu dùng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Các nhà chăn nuôi lợn tại châu Âu hy vọng thu hút được nhiều người tiêu dùng, thông qua Hội nghị thường niên EPP năm 2024, diễn ra từ 29-31/5 tại Nantes, Pháp.

Taru Antikainen, Phó Chủ tịch EPP tại một trang trại lợn.

Taru Antikainen, Phó Chủ tịch EPP tại một trang trại lợn.

Theo Ban tổ chức, “Làm thế nào để thu hút người tiêu dùng” sẽ là chủ đề xuyên suốt chương trình hội nghị năm tới của EPP.

Dự kiến hơn 250 nhà chăn nuôi, kinh doanh lợn trên toàn châu Âu cùng các đối tác sẽ tham dự Hội nghị EPP, diễn ra tại Nantes, Pháp, trong 3 ngày từ 29 đến 31/5/2024.

Các đại biểu sẽ tập trung thảo luận về những thách thức hiện tại mà ngành chăn nuôi châu Âu đang phải đối mặt. Phiên thảo luận chuyên đề, diễn ra vào ngày đầu tiên 29/5, tập trung vào các chiến lược truyền thông định hướng người tiêu dùng và chăn nuôi lợn bền vững để giảm phát thải và trung hòa các bon.

Đồng thời, trong thời gian diễn ra chuỗi sự kiện, Ban tổ chức còn bố trí các chuyến tham quan tới vùng nuôi, cơ sở chế biến và một chương trình kết nối toàn diện giữa các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới.

EPP được thành lập vào năm 1990 tại Herning, Đan Mạch. Ngoài quốc gia Bắc Âu này, nhiều thành viên sở hữu trang trại lợn tại Hà Lan, Bỉ, Ireland, Đức, Áo và Thụy Sĩ cũng tham gia. Tổ chức này bao gồm 70% người chăn nuôi lợn và 30% thành viên của ngành công nghiệp lân cận trực tiếp.

Kể từ đó, Hội nghị EPP được tổ chức thường niên. Tuy nhiên, vào năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng bởi dịch lở mồm long móng và Covid-19, đại hội bị hoãn.

Một phiên hội nghị EPP được tổ chức tại Ireland năm 2016.

Một phiên hội nghị EPP được tổ chức tại Ireland năm 2016.

Lý giải về chủ đề năm 2024 - “Làm thế nào để thu hút người tiêu dùng”, các nhà tổ chức EPP cho rằng, thói quen người tiêu dùng đang thay đổi, theo hướng đề cao tính minh bạch, bền vững và chất lượng. Do đó, người chăn nuôi lợn tại châu Âu cần xác định lại cách tiếp cận và phương thức giao tiếp với người tiêu dùng.

EPP tin họ cần truyền tải nhiều hơn các vấn đề liên quan tới truy xuất nguồn gốc, phúc lợi động vật, tác động môi trường và dinh dưỡng để sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn với người tiêu dùng nội khối, cũng như thị trường ngoài EU.

Ngoài những chủ đề liên quan đến động vật, Ban tổ chức còn dành một thời lượng lớn để thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ, đồng thời chia sẻ về những cơ hội giao thương quốc tế.

Gert von Beek, Chủ tịch EPP cho biết, tổ chức đã phát triển thành một mạng lưới mang tính toàn cầu trong hơn 30 năm qua. Ở đó, các thành viên liên tục trao đổi kiến ​​thức và kinh nghiệm tại các triển lãm hàng đầu như Euro Tier hoặc trong các chuyến tham quan, nghiên cứu vòng quanh thế giới.

"Việc trao đổi kiến ​​thức và kinh nghiệm ngày càng trở nên quan trọng. Không quan trọng độ tuổi, trang trại lớn hay nhỏ, chúng tôi luôn dành nguồn lực để trao cơ hội cho thế hệ trẻ. Đó có lẽ là lý do khiến EPP trở nên hấp dẫn trong mắt người trẻ", Von Beek nói.

Trong Ban lãnh đạo EPP, ngoài Chủ tịch Gert von Beek còn Phó chủ tịch Taru Antikainen và Tổng thư ký Sven Hauser.

Chăn nuôi lợn tại châu Âu tập trung ở một số quốc gia thành viên như Tây Ban Nha (khoảng hơn 20%), Pháp (khoảng 10%) và Đức (gần 20%).

Vào giai đoạn Covid-19, ngành chăn nuôi lợn tại châu Âu điêu đứng vì Trung Quốc ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn vì lo ngại Dịch tả lợn Châu Phi. Nhiều doanh nghiệp giết mổ ở châu Âu không xuất khẩu được, trong lúc tiêu thụ vẫn giảm dần trên thị trường nội khối.

Cùng với đó, trang trại nuôi lợn không bán được cả lợn thương phẩm và lợn giống, trong lúc thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá. Ngành chăn nuôi lợn thịt tại châu Âu bị buộc phải thu hẹp, nông dân nhiều nơi thậm chí không muốn tái đàn.

Bên cạnh yếu tố thị trường, ngành chăn nuôi châu Âu nói chung còn chịu nhiều sức ép về môi trường. Các quốc gia có đàn vật nuôi lớn hầu hết đã phải tính đến việt cắt giảm sản lượng, nhằm giảm ô nhiễm.

nongsanviet.nongnghiep.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam đạt thành tích xuất sắc trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024 với tổng điểm 99,74/100, đứng trong top 46 quốc gia dẫn đầu.
Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên 'chào sân' Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 29-30/9/2024, với chủ đề "Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon".
Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gian hàng Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội chợ quốc tế về ớt và gia vị Rieti, khẳng định vị thế và tiềm năng của nông sản Việt trên trường quốc tế.
Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký 3 nghị định thư sẽ mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Tăng cường hợp tác lĩnh vực nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đây là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay.
Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 đang lan rộng sang 23 loài động vật có vú tại Mỹ, gây lo ngại về nguy cơ lây nhiễm sang người.
Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền Đông Nam Á đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn suy yếu, với đồng ringgit của Malaysia dẫn đầu mức tăng trưởng ấn tượng.
Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Quyết định không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường của Mỹ gây thất vọng lớn cho Việt Nam, đe dọa hàng rào thuế quan mới đối với hàng xuất khẩu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mở rộng hợp tác và đầu tư hiệu quả giữa hai nước để đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD.
Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam và Thụy Sỹ đang đẩy mạnh đàm phán FTA, hướng tới thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, khai thác tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước.
Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Tuần lễ Quan hệ đối tác tăng cường Việt - Hàn 2024 đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, với trọng tâm là công nghệ trang trại thông minh của Hàn Quốc và tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Hàng loạt nhà máy tại Thái Lan phải đóng cửa do chi phí tăng cao và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Trung Quốc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính