Thứ bảy 10/05/2025 07:43Thứ bảy 10/05/2025 07:43 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nâng cao chất lượng cây giống, phát triển rừng trồng, tạo sinh kế bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những năm gần đây, tỉnh Cao Bằng không ngừng đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp, xem đây là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân giảm nghèo. Tuy nhiên, để đảm bảo rừng phát triển bền vững, yếu tố then chốt là nguồn giống cây trồng phải đạt chất lượng tốt. Nhờ sự chủ động của các cơ sở vườn ươm và sự hỗ trợ từ chính quyền, việc cung cấp giống cây đang từng bước đáp ứng nhu cầu trồng rừng, giúp người dân nâng cao thu nhập từ rừng.
Nâng cao chất lượng cây giống, phát triển rừng trồng, tạo sinh kế bền vững

Một số cơ sở vườn ươm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã ứng dụng phương pháp nhân giống mô để sản xuất cây giống lâm nghiệp.

Nâng cao chất lượng cây giống

Tại vườn ươm của bà Tạ Thị Ngọc Châm, tổ 10, phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng, những luống cây giống xanh mướt trải dài, hàng trăm nghìn cây con đang phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị xuất vườn. Là người có hơn 10 năm kinh nghiệm làm vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp, bà Châm hiểu rõ tầm quan trọng của cây giống đối với hiệu quả trồng rừng. "Cây giống như đứa trẻ, phải chăm chút từ khâu ươm bầu, bón phân, tưới nước đến phòng bệnh. Cây con khỏe thì khi trồng mới phát triển tốt được". Bà Châm chia sẻ.

Từ đầu năm đến nay, vườn ươm của bà Châm đã xuất gần 20 vạn cây giống các loại như: Quế, mỡ, lát, thông, xoan, bạch đàn, keo lai... Đặc biệt, cây bạch đàn mô được nhà vườn đầu tư sản xuất hơn 4 vạn cây, hiện đã đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Theo bà Châm, giống bạch đàn mô có sức sinh trưởng mạnh, ít sâu bệnh, phù hợp với điều kiện khí hậu Cao Bằng. Chất lượng cây xuất bán phải đạt chiều cao tiêu chuẩn, có rễ trắng khỏe, không bị sâu bệnh, người mua về trồng mới đảm bảo.

Để đáp ứng giống cây phục vụ nhu cầu trồng rừng, bà La Thị Phấn, xã Bạch Đằng, huyện Hòa An cũng đang tất bật chăm sóc vườn cây giống của gia đình. Dù nghề ươm cây giống vất vả, đòi hỏi kiên trì nhưng bà Phấn vẫn gắn bó với công việc này nhiều năm qua.

"Mỗi cây giống xuất vườn là cả quá trình chăm sóc dài ngày, từ làm bầu đất, gieo hạt, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh. Khi cây giống lớn, phải đảo bầu cho cây thích nghi dần với điều kiện trồng thực tế. Công việc vất vả, nhưng thấy những cánh rừng xanh tốt, tôi rất vui". Bà Phấn tâm sự.

Năm nay, vườn ươm của bà Phấn dự kiến cung cấp 3 - 4 vạn cây giống, gồm: Keo lai, thông, xoan, bạch đàn. Đây là những loại cây được người trồng rừng ưa chuộng vì sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, giá trị kinh tế cao.

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện có 14 cơ sở sản xuất cây giống được cấp phép, trong đó tập trung nhiều nhất tại huyện Hòa An với đa dạng giống cây, như: Mỡ, keo, quế, hồi, thông, sa mộc, xoan, bạch đàn... Đây là những cơ sở cung cấp nguồn cây giống chủ yếu, góp phần đảm bảo kế hoạch trồng rừng của tỉnh.

Theo kế hoạch năm 2025, tỉnh Cao Bằng trồng mới 256 ha rừng phòng hộ. 2 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã trồng gần 30 ha rừng, trong đó trồng 25,92 ha rừng phòng hộ và 3,7 ha rừng sản xuất. Ông Triệu Văn Cương, cán bộ kiểm lâm tỉnh Cao Bằng cho biết, người trồng cần chú ý chọn cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có bộ rễ phát triển tốt. Đặc biệt, cây giống phải phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu từng vùng để đảm bảo tỷ lệ sống cao sau trồng.

Nâng cao chất lượng cây giống, phát triển rừng trồng, tạo sinh kế bền vững

Hai tháng đầu năm 2025, tỉnh Cao Bằng trồng 25,92 ha rừng phòng hộ, 3,7 ha rừng sản xuất.

Hướng tới mục tiêu phát triển rừng bền vững

Để đạt mục tiêu trồng rừng lấy gỗ có chất lượng, vấn đề không chỉ đảm bảo số lượng cây giống, các vườn ươm tại Cao Bằng còn ứng dụng công nghệ vào sản xuất cây giống để nâng cao chất lượng. Một số cơ sở đã sử dụng phương pháp nhân giống mô để tạo ra cây giống có sức đề kháng cao, sinh trưởng đồng đều. Công nghệ này đặc biệt hiệu quả với các loại cây như: Keo lai, bạch đàn.

Ngoài ra, công tác kiểm soát dịch bệnh trên cây giống cũng được chú trọng. Vào thời điểm giao mùa, các vườn ươm tăng cường biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cây xuất vườn đạt tiêu chuẩn. "Chúng tôi thường xuyên theo dõi tình trạng cây giống, nếu có dấu hiệu bệnh như thối nhũn, rệp sáp hay nấm mốc thì kịp thời xử lý bằng các biện pháp sinh học, hạn chế dùng thuốc hóa học để cây giống phát triển tốt". Bà Châm chia sẻ.

Tỉnh Cao Bằng phấn đấu đạt tỷ lệ che phủ rừng 60% vào năm 2025. Để đạt mục tiêu này, việc đảm bảo nguồn cây giống chất lượng là yếu tố quyết định. Theo thống kê kết quả trồng rừng mới luỹ kế đến năm 2024, tỉnh Cao Bằng đã trồng mới 1.659,65 ha rừng, trong đó rừng sản xuất chiếm 1.017,47 ha, rừng phòng hộ 59,3 ha. Việc trồng rừng không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn tạo sinh kế cho người dân.

Nhằm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế từ rừng, tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng và liên kết tiêu thụ sản phẩm gỗ. Đặc biệt, Đề án "Nông nghiệp thông minh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" đặt mục tiêu trồng mới 17.400 ha rừng gỗ lớn, 5.200 ha rừng gỗ nhỏ và 2.300 ha cây lâm sản ngoài gỗ. Đây là chủ trương quan trọng giúp ngành lâm nghiệp Cao Bằng phát triển theo hướng bền vững.

Việc đảm bảo nguồn giống chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác trồng, phát triển rừng. Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền tỉnh Cao Bằng, cùng nỗ lực của người dân trong thực hiện mục tiêu phát triển rừng, những cánh rừng sẽ tạo ra môi trường xanh, cũng như tạo sinh kế lâu dài cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh Cao Bằng phát triển bền vững.

Bài liên quan

Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân còn khó khăn về nhà ở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới của tỉnh. Để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, từ năm 2021 đến nay, Cao Bằng đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội hóa, gần 12 nghìn nhà tạm, nhà dột nát đã được xoá bỏ, thay thế bằng các căn nhà xây kiên cố, giúp tiếp sức cho người nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Hoàng Tung, huyện Hoà An (Cao Bằng) đã và đang trở thành hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước làm giàu của nhiều hộ dân.
Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc

Ngày 6/5/2025, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng cho biết vừa phát hiện, bắt giữ một vụ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, thu giữ hơn 1 tấn xúc xích nhãn mác Trung Quốc.
Cao Bằng: Diện tích trồng một số cây chủ lực tăng so với cùng kỳ 2024

Cao Bằng: Diện tích trồng một số cây chủ lực tăng so với cùng kỳ 2024

Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8%, tỉnh Cao Bằng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội tháng 4/2025 đạt một số kết quả.
Cao Bằng: Thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã

Cao Bằng: Thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã

Tỉnh Cao Bằng từ đầu năm đến nay thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, với tổng vốn đăng ký 128 tỷ đồng, nâng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên 2.153 doanh nghiệp, số vốn đăng ký 25.579 tỷ đồng và 450 hợp tác xã, với 3.835 xã viên, vốn điều lệ 1.047 tỷ đồng. Hiện có 1.336 doanh nghiệp, số vốn đăng ký 17.454 tỷ đồng và 294 hợp tác xã đang hoạt động.
Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 - 4/5/2025), tỉnh Cao Bằng ước đón trên 93.000 lượt khách du lịch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có khoảng 4.200 lượt khách quốc tế; 88.800 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 178,4 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ 2024, công suất sử dụng phòng lưu trú đạt 68,5%.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Sau sự cố hai tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu , khiến khu vực nuôi thủy sản của người dân tại ba xã Tam Thôn Hiệp, Thạnh An và Long Hòa bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1,2 tấn thủy sản. Người dân được khuyến cáo tạm ngưng khai thác nước, thủy sản tại những khu vực xuất hiện vết dầu trước khi sự cố được xử lý.
Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Đại dương bao la, với vẻ đẹp huyền bí và nguồn tài nguyên vô tận, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sống và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, sâu thẳm dưới những con sóng dữ dội và những rạn san hô rực rỡ, một mối nguy hiểm âm thầm đang lan rộng, đe dọa sự cân bằng mong manh của hệ sinh thái biển, đó chính là vi nhựa. Những mảnh vụn nhựa li ti, với kích thước nhỏ hơn 5mm, đang tích tụ ngày càng nhiều ở đáy biển, tạo thành một "sa mạc nhựa" vô hình, mang theo những hiểm họa khôn lường cho môi trường và cả sức khỏe con người.
Kỳ thú Đảo Cò

Kỳ thú Đảo Cò

​Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.
Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Tỉnh Quảng Bình vừa triển khai hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025...
Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng: Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng cơn "mưa vàng" ngày 24/4 vừa qua đã kịp thời giải nhiệt, cứu cánh cho cây trồng khỏi khô héo. Tuy nhiên, lượng mưa này còn quá ít so với nhu cầu sản xuất vụ mùa tới. Giữa bối cảnh ấy, Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đang ngày đêm nỗ lực điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Chiều 25/4, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ công bố quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bình Thuận sắp có nhà máy xử lý rác 1.750 tỷ đồng theo công nghệ Nhật Bản

Bình Thuận sắp có nhà máy xử lý rác 1.750 tỷ đồng theo công nghệ Nhật Bản

Công ty PT SHINKO đầu tư khoảng 1.750 tỷ đồng xây dựng nhà máy xử lý rác bằng công nghệ Nhật Bản. Nhà máy có công suất xử lý 500 tấn rác/ngày, sử dụng công nghệ đốt phát điện và xử lý được tất cả các loại rác.
Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Bắc Kạn: Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ Nặm Cắt

Với diện tích mặt nước lên tới 87,68 ha, hồ Nặm Cắt, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn nằm gọn giữa vùng địa hình đồi núi uốn lượn, nơi đây không chỉ mang vẻ đẹp mát lành, hoang sơ mà còn được ví như “lá phổi xanh” điều hòa sinh khí cho cả vùng.
Thái Bình: Nhiều biện pháp tích cực bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025

Thái Bình: Nhiều biện pháp tích cực bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025

Ngày 22/4/2025, UBND huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ban hành văn bản số 02/CĐ-UBND về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ và các đối tượng sâu, bệnh hại khác, bảo vệ lúa vụ Xuân năm 2025.
Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Huyện Tiên Yên đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh.
Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Những tác động tích cực của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường và xã hội

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc canh tác nông nghiệp hữu cơ có tác động tích cực đến môi trường như độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học…
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính