Chủ nhật 04/05/2025 16:54Chủ nhật 04/05/2025 16:54 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kỳ thú Đảo Cò

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
​Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.

Liên quan đến hồ An Dương thuộc khu du lịch sinh thái Đảo Cò lưu truyền một câu chuyện đầy kỳ bí. Anh Lê Xuân Đến ở Tổ dịch vụ cho biết, xưa kia vùng hồ An Dương vốn là khu ruộng trũng rộng vài trăm mẫu. Ở giữa cánh đồng này có một gò đất cao nên nhân dân đã xây dựng lên một ngôi đền nhỏ.

Cuối thế kỷ XVII, lũ lụt liên tiếp xảy ra đã nhấn chìm toàn bộ làng mạc. Ngôi đền trên gò đất cũng biến mất từ đó nhưng xung quanh lại hình thành một hồ nước rộng mênh mông. Sau này, từng đàn cò, vạc ở khắp nơi tụ về sinh sống tạo nên Đảo Cò.

Kỳ thú Đảo Cò
​Đảo Cò giữa bốn bề xanh ngát.

Ngày đó, người trong làng An Dương bắt đầu truyền tai nhau những câu chuyện ly kỳ về Đảo Cò. Có năm người làng An Dương thấy hồ lắm tôm, nhiều cá nên thuê phường chài ở tỉnh Hà Nam về đánh bắt. Vì không tin vào lời dặn của các cụ trong làng nên những người này thản nhiên giăng lưới mà không thắp hương xin phép bà chúa Vực (người được dân làng tôn sùng là người bảo vệ Đảo Cò).

Ngay lần đầu tiên thả lưới đã bị vướng, không tài nào kéo lên được. Một người đàn ông tên Câu đã nhảy xuống hồ gỡ lưới nhưng mất tăm. Mấy ngày sau người dân mới tìm thấy xác ông Câu trên mặt hồ.

Kỳ thú Đảo Cò
Nơi trú ngụ của hàng chục nghìn cò, vạc và nhiều loài chim khác, được bảo vệ bởi sức mạnh của tự nhiên.

Nhiều người trong làng còn đồn đoán dưới lòng hồ An Dương vẫn ẩn giấu nhiều bí mật.​ Những câu chuyện có phần ly kì, những di tích đang tồn tại cùng thời gian càng tôn thêm vẻ đẹp của Đảo Cò...

​​​Khu du lịch sinh thái Đảo Cò không chỉ có ý nghĩa về mặt sinh thái mà còn có ý nghĩa về mặt lịch sử. Vào thế kỷ thứ VI, khu vực Đảo Cò thuộc trang An Dương, quận Giao Chỉ từng là căn cứ của nghĩa quân Triệu Quang Phục chống giặc Lương.

Kỳ thú Đảo Cò

Những năm 1885 - 1889, Đảo Cò nằm trong vùng hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Thiện Thuật trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy... Xung quanh Đảo Cò còn có nhiều di tích gắn liền với các thời kỳ lịch sử như: chùa Nam, lầu bà Chúa Vực...​

Những câu chuyện kỳ bí về Đảo Cò được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên dân làng An Dương không ai dám bắt cò, vạc về chơi hay ăn thịt. Ai cũng có ý thức bảo vệ và phát triển đàn cò, vạc. Cũng nhờ vậy mà Đảo Cò ngày càng có nhiều loài chim quý hiếm về trú ngụ.

"Nhiều năm qua, nhân dân địa phương luôn coi cò, vạc như là tài sản chung nên ra sức bảo vệ, giữ gìn. Đến nay, nơi đây đã trở thành ngôi nhà của 52 loài chim thuộc 12 bộ, 30 họ, 42 giống với tổng đàn lên đến 20.000 con", chị Nguyễn Thúy Hoa, Bí thư Đoàn thanh niên xã Chi Lăng Nam, hướng dẫn viên khu du lịch sinh thái Đảo Cò cho biết.​​

Năm 2014, khu du lịch sinh thái Đảo Cò tại xã Chi Lăng Nam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Trải qua nhiều biến cố thời gian, các đảo nhỏ trong quần thể Đảo Cò đã dấu hiệu bị sạt lở và bị thu hẹp.

Năm 2018, UBND tỉnh đã đầu tư 45,5 tỷ đồng để phát triển và bảo tồn Đảo Cò. Từ đây đảo nhân tạo 4C được xây dựng với mục đích mở rộng không gian sống cho các loài cò, vạc. Để có Đảo Cò như hiện nay, một số hộ dân có đất, có nhà trên đảo đã tự nguyện nhường đất, di chuyển nhà cửa để làm nơi trú ngụ cho cò, vạc.

"Năm 2003, 7 hộ chúng tôi đã để lại toàn bộ nhà cửa cùng hơn 2.000 m2 đất ở nhường chỗ để mở rộng khu du lịch sinh thái Đảo Cò. Đảo 3B ngày nay chính là mảnh đất tiên tổ của chúng tôi xưa kia. Trên đảo này hiện vẫn còn lăng mộ tổ của dòng họ", ông Nguyễn Đăng Huy (80 tuổi) cho biết.

Những năm qua, đội tự quản còn tích cực phối hợp với các đơn vị, tổ chức phát động Tết trồng cây, thu gom rác thải... để cải tạo lại môi trường sống tại Đảo Cò. Ngoài bảo vệ môi trường, đội tự quản còn tổ chức các đợt tuần tra để bắt, xua đuổi các loại thiên địch của cò, vạc non như: rắn, diều hâu; cứu cò, vạc bị dính bẫy chuột. Vào mùa sinh sản, đội luôn có mặt tại các đảo để sửa lại tổ cò và nhặt những con non bị rơi xuống đất.​ Được sự che chở, đùm bọc của nhân dân địa phương nên số lượng cò, vạc tại Đảo Cò ngày càng sinh sôi nảy nở.

Bài liên quan

Hải Dương công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Hải Dương công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Trong đó, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra các sản phẩm nông sản xanh, an toàn, thân thiện với môi trường và kết hợp du lịch sinh thái tạo theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.
Hải Dương tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Hải Dương tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Hiện nay, trà lúa xuân sớm trên địa bàn tỉnh đang ở thời kỳ làm đòng đến chuẩn bị trỗ bông, trà lúa xuân muộn đang ở thời kỳ đứng cái làm đòng; trà vải sớm đang giai đoạn tăng mạnh kích thước quả và bắt đầu làm cùi, vải chính vụ đang giai đoạn tăng kích thước quả; nhóm dưa hấu, dưa lê đang phát triển thân, lá và bắt đầu ra hoa;...
Hải Dương giảm gần 14 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, người có công

Hải Dương giảm gần 14 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, người có công

HĐND tỉnh Hải Dương đã chấp thuận giảm 185 hộ, 13,75 tỷ đồng trong hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở với gia đình người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Hải Dương công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Hải Dương công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định công nhận thêm 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Trong đó, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái

Ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương đang hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện, bền vững. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh ưu tiên phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần tạo ra các sản phẩm nông sản xanh, an toàn, thân thiện với môi trường và kết hợp du lịch sinh thái tạo theo chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp.
Hải Dương tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Hải Dương tăng cường chỉ đạo phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Hiện nay, trà lúa xuân sớm trên địa bàn tỉnh đang ở thời kỳ làm đòng đến chuẩn bị trỗ bông, trà lúa xuân muộn đang ở thời kỳ đứng cái làm đòng; trà vải sớm đang giai đoạn tăng mạnh kích thước quả và bắt đầu làm cùi, vải chính vụ đang giai đoạn tăng kích thước quả; nhóm dưa hấu, dưa lê đang phát triển thân, lá và bắt đầu ra hoa;...
[Longform] Ruộng đồng An Thanh “thắp lửa” cho nông nghiệp tử tế

[Longform] Ruộng đồng An Thanh “thắp lửa” cho nông nghiệp tử tế

Từ những thửa ruộng hữu cơ ở An Thanh, Tứ Kỳ, Hải Dương, một nền nông nghiệp tử tế đang được lan tỏa, không chỉ bằng “gạo sạch, rươi lành”, mà bằng cả tình người, lối sống xanh và nhân văn.
Hải Dương: Sẽ tổ chức cưỡng chế đối với những trường hợp vi phạm công trình thuỷ lợi không tự tháo dỡ

Hải Dương: Sẽ tổ chức cưỡng chế đối với những trường hợp vi phạm công trình thuỷ lợi không tự tháo dỡ

Hiện toàn tỉnh Hải Dương còn 238 trường hợp vi phạm công trình thuỷ lợi (CTTL) chưa được xử lý, gồm 12 trường hợp phát sinh trong năm 2024 và 226 trường hợp tồn tại trước ngày 31/12/2023. Ninh Giang, Bình Giang, Tứ Kỳ và Gia Lộc là những huyện còn nhiều trường hợp vi phạm công trình thuỷ lợi chưa giải toả được.

CÁC TIN BÀI KHÁC

50 năm thống nhất đất nước, bừng sáng hào khí dân tộc

50 năm thống nhất đất nước, bừng sáng hào khí dân tộc

Sáng 30/4/2025, trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước như hòa chung nhịp đập của niềm vui, niềm tự hào dân tộc dâng trào khắp mọi miền.
Thủ tướng thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh tại Hội nghị P4G

Thủ tướng thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh tại Hội nghị P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị P4G Việt Nam năm 2025 và thăm các gian hàng doanh nghiệp khởi nghiệp xanh.
Bảo tàng Đà Nẵng: Điểm giao thoa truyền thống - hiện đại trong lòng thành phố

Bảo tàng Đà Nẵng: Điểm giao thoa truyền thống - hiện đại trong lòng thành phố

Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là một nơi trưng bày các hiện vật lịch sử mà còn là một không gian văn hóa sống động, kết nối quá khứ với hiện tại. Với những giá trị di sản phong phú, đây thực sự là một điểm đến hấp dẫn dành cho những ai muốn khám phá và tìm hiểu sâu về lịch sử, văn hóa của thành phố Đà Nẵng và phụ cận.
"Kéo lưới rùng" - nét đẹp văn hóa cộng đồng ven biển miền Trung

"Kéo lưới rùng" - nét đẹp văn hóa cộng đồng ven biển miền Trung

Từ lâu, nghề chài lưới đã gắn bó mật thiết với đời sống của ngư dân ven biển miền Trung. Trong đó "kéo lưới rùng" là hoạt động phản ánh sự đoàn kết cộng đồng, mang đậm màu sắc văn hóa biển cả. Mỗi lần kéo lưới, người dân không chỉ thu hoạch sản vật biển mà còn thể hiện tinh thần lao động gắn bó với đất trời và biển mẹ.
“Mục sở thị” lối dành riêng cho xe đạp dọc tuyến đường Thăng Long

“Mục sở thị” lối dành riêng cho xe đạp dọc tuyến đường Thăng Long

Đà Nẵng vừa công bố hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng công trình cải tạo cảnh quan vỉa hè bờ sông dọc tuyến đường Thăng Long từ Công viên châu Á, quận Hải Châu đến giáp quận Cẩm Lệ, phía bờ Tây sông Hàn.
Ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa “Sắc Xuân vùng cao A Lưới”

Ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa “Sắc Xuân vùng cao A Lưới”

Ngày hội "Sắc Xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tưng bừng diễn ra tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, xã Hồng Thượng, thành phố Huế. Sự kiện này không chỉ tôn vinh bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số mà còn góp phần thúc đẩy du lịch địa phương.​
Gần 500 vận động viên đua thuyền tranh tài trên sông Hàn

Gần 500 vận động viên đua thuyền tranh tài trên sông Hàn

Sáng 30/3, Giải đua thuyền truyền thống TP Đà Nẵng mở rộng năm 2025 chính thức diễn ra tại quận Sơn Trà. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao thành phố phối hợp cùng VTV8 tổ chức, nhằm chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025).
Chùa Dơi - ngôi chùa độc đáo với hàng ngàn con Dơi Quạ ở Sóc Trăng

Chùa Dơi - ngôi chùa độc đáo với hàng ngàn con Dơi Quạ ở Sóc Trăng

Sóc Trăng – mảnh đất miền Tây không chỉ nổi tiếng với nền văn hóa Khmer đặc sắc mà còn sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo. Trong số đó, Chùa Dơi (tên Khmer: Serây Têchô Mahatúp) là một trong những ngôi chùa cổ kính và đặc biệt bậc nhất, thu hút đông đảo du khách thập phương.
Núi Bà Đen - Kỳ quan tâm linh và thiên nhiên, điểm hẹn không thể bỏ lỡ mùa Phật đản 2025

Núi Bà Đen - Kỳ quan tâm linh và thiên nhiên, điểm hẹn không thể bỏ lỡ mùa Phật đản 2025

Tây Ninh – vùng đất linh thiêng nơi hội tụ vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ và văn hóa tâm linh lâu đời. Nổi bật giữa miền đất này là Núi Bà Đen, “nóc nhà Nam Bộ” với cảnh sắc hùng vĩ, huyền ảo. Mùa Phật đản 2025, nơi đây sẽ trở thành tâm điểm của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, thu hút hàng vạn du khách và Phật tử.
Nhà công tử Bạc Liêu- dấu ấn kiến trúc một thời vàng son

Nhà công tử Bạc Liêu- dấu ấn kiến trúc một thời vàng son

Nhắc đến Bạc Liêu, người ta không chỉ nhớ đến Cao Văn Lầu và nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử vang danh, mà còn là những câu chuyện đầy lôi cuốn về cuộc sống xa hoa của Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy. Ngày nay, nhà Công tử Bạc Liêu trở thành điểm tham quan nổi bật, thu hút đông đảo du khách tìm về khám phá dấu ấn kiến trúc lộng lẫy của một thời vàng son.
Vẻ đẹp huyền bí của ngôi chùa Vàm Ray - ngôi chùa Khmer lớn nhất Trà Vinh

Vẻ đẹp huyền bí của ngôi chùa Vàm Ray - ngôi chùa Khmer lớn nhất Trà Vinh

Trà Vinh không chỉ nổi tiếng bởi những vườn cây ăn trái trĩu quả hay những dòng sông xanh mướt, mà còn gây ấn tượng bởi hệ thống chùa chiền đặc sắc của người Khmer Nam Bộ. Giữa mảnh đất hiền hòa ấy, chùa Vàm Ray hiện lên như một cung điện vàng rực rỡ, mang đậm phong cách kiến trúc Angkor đặc trưng.
Rừng Tràm Trà Sư: Kỳ quan xanh giữa "trái tim" Tây Nam bộ

Rừng Tràm Trà Sư: Kỳ quan xanh giữa "trái tim" Tây Nam bộ

Nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30 km về phía Tây Nam, Rừng Tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Với tổng diện tích khoảng 1.650 ha, bao gồm vùng lõi 845 ha và vùng đệm hơn 800 ha, nơi đây được ví như một “bức tranh thủy mặc” sống động giữa miền Tây Nam Bộ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính