Thứ tư 02/07/2025 00:14Thứ tư 02/07/2025 00:14 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Hoàng Tung, huyện Hoà An (Cao Bằng) đã và đang trở thành hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước làm giàu của nhiều hộ dân.
Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Ông Lục Thanh Khuyên, xóm Hạnh Phúc, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An thu hoạch mật ong. Ảnh: Quốc Sơn.

Làm giàu từ nuôi ong lấy mật

Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư, xã Hoàng Tung hiện có 45 hộ nuôi ong, với khoảng 700 đàn, được nuôi tập trung tại các xóm: Na Lữ, Hào Lịch, Bó Lếch, Hạnh Phúc, Cao Minh. Sản lượng bình quân thu hoạch hàng năm hơn 7.000 lít mật, giá bán như hiện nay 250 nghìn đồng/lít, cho giá trị sản xuất đạt hơn 1 tỷ 750 triệu đồng/năm. Nhiều hộ trong xã nuôi 20 – 40 đàn, mỗi năm thu nhập từ vài chục triệu đến hơn trăm triệu đồng, như các hộ: Hoàng Văn Báu, Nguyễn Xuân Hay, xóm Na Lữ; Lục Văn Quốc, xóm Hạnh Phúc…

Hộ đảng viên Lục Thanh Khuyên, cựu chiến binh ở xóm Hạnh Phúc, xã Hoàng Tung, trước đây nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu từ trồng cây ngô, cây lúa nên rất bấp bênh, ông đã làm thêm nghề mộc để tăng thêm thu nhập nhưng công việc cũng không đều, cuộc sống gia đình vì thế chẳng cải thiện được bao nhiêu. Qua tìm hiểu, ông Khuyên nhận thấy địa phương có nhiều lợi thế để phát triển nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lại không đòi hỏi nhiều diện tích đất canh tác, công việc chăm sóc đàn nuôi cũng nhẹ nhàng, không cần nhiều nhân công, mà đem lại giá trị kinh tế cao. Sau khi đi tham quan một số mô hình nuôi ong hiệu quả, được tiếp xúc học hỏi từ nhiều chủ mô hình nuôi ong có bề dày kinh nghiệm ơ’và tự nghiên cứu kỹ thuật nuôi ong qua sách báo, năm 2019, ông Khuyên quyết định đầu tư vào mô hình nuôi ong lấy mật.

“Sau 7 năm vừa tập trung nuôi ong vừa rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật, tôi đã tự gây được giống để tăng đàn, đến nay gia đình đang duy trì nuôi 35 đàn ong, bình quân cho thu hoạch 500 lít mật/năm, cùng với đó, mỗi năm tôi bán khoảng 30 đàn ong giống, cho gia đình thu lợi từ bán mật ong và đàn giống ong từ 130 - 140 triệu đồng/năm”. Ông Khuyên cho hay.

Theo ông Khuyên, để đàn ong phát triển khoẻ mạnh và thu được chất lượng mật cao, người nuôi phải nắm vững kỹ thuật, hiểu rõ đặc điểm sinh học của loài ong, tạo môi trường thuận lợi cho ong phát triển. Trong đó, khâu chọn giống, tạo chúa, tách đàn…, rất quan trọng, phải chọn những giống ong khoẻ mạnh, thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên sẽ giúp nâng cao sản lượng mật, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh. Để cho ra chất lượng mật tốt, phải chọn vùng đặt các hòm ong có nhiều hoa tự nhiên, hoa có dinh dưỡng cao, nhưng tuyệt đối không có thuốc bảo vệ thực vật. Ong là loài vật rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, khói bụi, các loại hóa chất nên người nuôi phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh hòm, cầu ong để đảm bảo hòm ong luôn khô ráo, sạch sẽ và phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề về dịch bệnh trên đàn ong. Bên cạnh đó, để chất lượng mật đảm bảo thì việc khai thác mật phải đúng thời điểm, chỉ lấy mật khi bánh tổ đã vít nắp và mật đã đảm bảo đủ độ chín…

Hiệu quả từ nuôi ong lấy mật ở xã Hoàng Tung đã đem lại giá trị kinh tế, song thực tế nghề nuôi ong của xã chủ yếu vẫn sản xuất quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết cộng đồng, nên hiệu quả sản xuất chưa tối ưu, chất lượng sản phẩm mật giữa các hộ nuôi chưa ổn định, không được đồng đều, dẫn đến cơ hội mở rộng sản xuất cũng như phát triển thị trường tiềm năng bị hạn chế, nhất là vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm gặp khó khăn...

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Thành viên Tổ hợp tác sản xuất ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung, huyện Hoà An trao đổi kỹ thuật nuôi ong. Ảnh: Quốc Sơn.

Xây dựng chuỗi liên kết nâng tầm giá trị sản phẩm

Theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư, trong bối cảnh kinh tế nông nghiệp nông thôn đang chuyển dịch theo hướng liên kết, phát triển bền vững, nhận rõ những bất cập trên, từ những mô hình nuôi ong quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, được chính quyền xã hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện, một số hộ nuôi trong xã đã liên kết với nhau thành lập “Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung”. Tổ hợp tác hiện có 6 thành viên nuôi khoảng 400 đàn ong (chiếm 57% tổng đàn ong toàn xã), cho sản lượng khoảng 4.000 lít mật mỗi năm.

“Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung” đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhờ liên kết sản xuất, các thành viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong, phòng chống dịch bệnh và sản xuất mật hiệu quả hơn. Các thành viên tổ hợp tác có điều kiện hỗ trợ nhau về giống ong, vật tư nuôi, tiết kiệm chi phí đầu vào, gia tăng sản lượng và chất lượng mật ong được đồng đều, ổn định hơn, đồng thời có điều kiện xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Năm 2022, sản phẩm “Mật ong rừng tự nhiên Hoàng Tung” của Tổ hợp tác đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung được thành lập là hướng đi bền vững, hiệu quả, phù hợp, góp phần nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật của xã”. Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư nhận định.

Ông Đào Hữu Quảng, xóm Na Lữ, xã Hoàng Tung, thành viên Tổ hợp tác cho biết, Tổ hợp tác sản xuất mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung được thành lập năm 2022. Tham gia Tổ hợp tác, các thành viên có điều kiện hỗ trợ nhau về con giống, kỹ thuật nuôi, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cùng cam kết thực hiện các quy định, tuân thủ quy trình nuôi ong và thu hoạch, mở rộng quy mô sản xuất, tăng đàn, nâng cao chất lượng, tiêu thụ sản phẩm.

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Sản phẩm “Mật ong rừng tự nhiên Hoàng Tung” của Tổ hợp tác sản xuất ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung, huyện Hoà An đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022. Ảnh: Quốc Sơn.

Cũng theo ông Quảng, sản phẩm Mật ong rừng tự nhiên Hoàng Tung của Tổ hợp tác được đóng chai loại 500 ml và 1.000 ml, tiện lợi cho việc sử dụng, bảo quản, trên bao bì được in nhãn hiệu OCOP 3 sao và có nhãn mác, mã số, mã vạch cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết sản phẩm… Được chính quyền huyện, xã tạo điều kiện cho Tổ hợp tác tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại, các thành viên tích cực quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử, nên thị trường đang dần được mở rộng, có nhiều khách hàng tiềm năng trong và ngoài tỉnh, thành cũng đã biết đến sản phẩm và tìm mua.

“Gia đình tôi hiện nuôi 40 đàn ong, do tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc, cũng như các thành viên Tổ hợp tác, ong được nuôi hoàn toàn tự nhiên theo từng mùa hoa, nên năng suất, chất lượng mật ong luôn đảm bảo về độ nguyên chất, an toàn. Bình quân hàng năm 40 đàn ong cho gia đình thu hoạch hơn 500 lít mật ong, thu lợi hơn 100 triệu đồng”. Ông Quảng cho biết thêm.

“Thương hiệu Mật ong rừng tự nhiên xã Hoàng Tung đang lan toả trong thị trường bởi chất lượng mật nguyên chất, có hương thơm đặc trưng, vị ngọt thanh, đậm đà tự nhiên, có độ sánh và dưỡng chất cao, thời gian bảo quản được lâu. Nghề nuôi ong lấy mật ở Hoàng Tung đã và đang trở thành hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước làm giàu của nhiều hộ nuôi ong”. Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư khẳng định.

Để nghề nuôi ong phát triển, chính quyền xã Hoàng Tung đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu. Như Chủ tịch UBND xã Hoàng Tung Lý Văn Thư cho hay: Xã tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền các hộ nuôi ong mạnh dạn chuyển đổi phương thức nuôi ong truyền thống quy mô nhỏ lẻ sang nuôi ong theo mô hình liên kết cộng đồng giữa các hộ, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã để hợp tác xây dựng liên kết chuỗi giá trị sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tăng tổng đàn ong nuôi. Vận động các hộ nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi ong, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm mật ong, đi đôi với bảo vệ và phát triển hệ sinh thái địa phương. Các cấp chính quyền huyện, xã có chính sách hỗ trợ hộ nuôi ong kết nối cung - cầu, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt quan tân giúp các hộ nuôi tìm kiếm thị trường tiềm năng, mở rộng thị trường truyền thống…, góp phần tạo ra nguồn lực xây dựng kinh tế nông thôn gắn với phát triển bền vững.

Bài liên quan

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Khẳng định thương hiệu Miến dong Án Lại qua dự án tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận

Miến dong Án Lại – sản phẩm truyền thống nổi tiếng của xã Nguyễn Huệ, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhờ chất lượng vượt trội, sợi miến dai ngon, thơm tự nhiên, với quy trình sản xuất hoàn toàn thủ công. Để sản phẩm có thể vươn xa, tạo lập được chỗ đứng bền vững trên thị trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, Dự án khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Miến dong Án Lại” đã được triển khai thực hiện từ năm 2023 đến tháng 6/2025.
Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 30/6, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động đơn vị hành chính (ĐVHC), sắp xếp các ĐVHC cấp xã; quyết định thành lập Đảng bộ cấp xã; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp xã.
Cao Bằng: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Cao Bằng: Công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 29/6, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, chỉ định cán bộ và các quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng.
Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Mật ong Bình Dương - Ngọt ngào hương vị hoa rừng

Xã Bình Dương, huyện Hoà An (Cao Bằng) có diện tích rừng chiếm hơn 70% diện tích đất tự nhiên, đây là một lợi thế để người dân của xã khai thác phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nghề nuôi ong lấy mật đã đem lại cho người dân xã Bình Dương nguồn thu nhập ổn định, cải thiện sinh kế và cơ hội làm giàu bền vững. Ông Hoàng Thanh Cư, Tổ trưởng Tổ hợp tác Mật ong hoa tự nhiên xã Bình Dương khẳng định.
Công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực

Công bố quyết định bổ nhiệm Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân khu vực

Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Cao Bằng, chiều 26/6/2025 đã tổ chức công bố Quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao bổ nhiệm chức vụ 5 viện trưởng và 15 phó viện trưởng VKSND khu vực 1, 2, 3, 4, 5.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nuôi Hươu ở Nghệ An và Hà Tĩnh: Nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao

Nuôi Hươu ở Nghệ An và Hà Tĩnh: Nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao

Mảnh đất Nghệ An và Hà Tĩnh, với địa hình bán sơn địa và khí hậu thuận lợi, từ lâu đã trở thành cái nôi của nghề nuôi hươu lấy nhung. Không chỉ là một nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao, nuôi hươu còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo nên sinh kế bền vững cho hàng nghìn hộ gia đình ở dải đất miền Trung này.
Bài 2: Nguyễn Tiến Ky - Người đàn ông 30 năm đau đáu ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

Bài 2: Nguyễn Tiến Ky - Người đàn ông 30 năm đau đáu ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

GS.TS Dương Xuân Ngọc - chuyên ngành chính trị học giới thiệu ông với tôi từ lâu nhưng vì nhiều việc nên chưa gặp được, theo GS Ngọc đây là một chuyên gia khá độc đáo và rất tâm huyết với nông nghiệp sạch. Vừa rồi, nhân có chuyến về Thái Bình kiểm tra dự án ông đang làm tại huyện Kiến Xương, ông mời tôi đi cùng để “mục sở thị” mô hình ông đang theo đuổi. Tôi vốn cũng quan tâm vấn đề nông nghiệp hữu cơ nên rất háo hức.
Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Hải Phòng, một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong việc thực hiện chương trình này, khẳng định vị thế là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM.
Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Thời điểm này, nhiều diện tích lúa hè thu đã phát triển xanh tốt thì trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn có hơn 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất.
Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không đổi, đáng chú ý cà phê giảm 1.600 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Ngày 29/6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi lễ khai mạc “Không gian triển lãm quy hoạch, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu”.
Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

“Đánh vật” với mô hình nuôi cầy vòi mốc sau nhiều năm, đến nay, anh Đặng Hải Vân thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã thu về cho mình cả tỷ đồng mỗi năm từ giống vật nuôi có giá nhưng cũng rất khó nuôi này.
Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Bình phối hợp với Ban Đại diện Hội đồng Quản trị thành phố Đồng Hới đã hỗ trợ cho hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được vay vốn phát triển kinh tế…
Thị trường nông sản 29/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh kỷ lục

Thị trường nông sản 29/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, cà phê tăng nhẹ, đáng chú tiêu trong nước tăng mạnh kỷ lục từ 1.000 - 5.000 đồng/kg.
Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Trong bối cảnh các giống lúa cũ ngày càng thoái hoá, chi phí sản xuất tăng cao, mô hình thử nghiệm giống lúa thuần Nhiệt đới 15 tại huyện Bát Xát (Lào Cai) đang mang lại niềm vui lớn cho bà con nông dân.
Thị trường nông sản 28/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê bật tăng trở lại

Thị trường nông sản 28/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê bật tăng trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý tăng mạnh trở lại từ 2.800 - 3.000 đồng/kg.
Thị trường nông sản 27/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 27/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, tiêu tăng, cà phê giảm kỷ lục từ 3.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính