Thứ tư 16/07/2025 06:38Thứ tư 16/07/2025 06:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Cao Bằng cơn "mưa vàng" ngày 24/4 vừa qua đã kịp thời giải nhiệt, cứu cánh cho cây trồng khỏi khô héo. Tuy nhiên, lượng mưa này còn quá ít so với nhu cầu sản xuất vụ mùa tới. Giữa bối cảnh ấy, Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đang ngày đêm nỗ lực điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng chủ động vận hành, khai thác tối đa công suất 65 công trình thủy lợi vừa và lớn trên địa bàn toàn tỉnh.

Những ngày cuối tháng 4, chúng tôi có dịp theo chân các cán bộ Công ty THHH MTV Thủy nông Cao Bằng về các xã của huyện Hòa An và xã Hưng Đạo (thành phố CaoBằng), một trong những vùng sản xuất lúa nước trọng điểm của Cao Bằng. Trên những cánh đồng, mặc dù vừa đón những cơn mưa đầu mùa nhưng mặt ruộng vẫn nứt nẻ, dòng nước dẫn vào đồng không đủ đầy.

Kỹ sư Nông Thị Hà, cán bộ kỹ thuật Công ty cho biết, mưa rạng sáng ngày 24/4 chỉ làm dịu không khí, làm xanh lại một số diện tích hoa màu. Nhưng để đủ nước gieo cấy vụ mùa, cần thêm nhiều đợt mưa nữa. Vì vậy, Công ty đang tích cực điều tiết nước từ các hồ chứa: Thôm Tà, Bản Viết, Khuổi Khoán để đưa nước về đồng ruộng sớm nhất có thể.

Theo thống kê, đến cuối tháng 4/2025, lượng nước tích trữ tại các hồ chứa lớn của Cao Bằng mới đạt khoảng 65% so với cùng kỳ. Các hồ nhỏ nhiều nơi cạn trơ đáy. Do đó, Công ty đã xây dựng kế hoạch phân bổ nước chặt chẽ, ưu tiên các vùng trọng điểm lúa nước và diện tích mạ gieo.

Ngày 24/4/2025, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Văn bản số 1167/UBND-KT về việc tăng cường chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh năm 2025. Chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Kiểm tra, hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, bố trí cơ cấu giống, thời vụ, phổ biến các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước tưới.

"Cơn mưa vàng" rạng sáng ngày 24/4 được nhiều nông dân các huyện: Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Hòa ví như "trận cứu sinh" cho cây trồng. Những nương ngô, cánh đồng thuốc lá, cây ăn quả…, đang khát nước được hồi sinh. Chị Nông Thị Nga, Bản Hoàng, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng chia sẻ, mấy tuần trước, cây ngô trồng mọc cao độ gang tay thì héo rũ bì khô hạn. Nếu không có trận mưa vừa rồi, chắc sẽ mất trắng.

Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Vụ xuân 2025, tỉnh Cao Bằng gieo trồng 25.000 ha cây trồng, trong đó trên 11.000 ha lúa, 7.000 ha ngô và hàng nghìn ha rau màu đang bước vào giai đoạn sinh trưởng.

Bà Nông Thị Cúc, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng nhận định, mưa đã cứu được vụ xuân, nhưng nếu không chủ động tích nước ngay từ bây giờ, vụ mùa tới sẽ rất khó khăn. Cả hệ thống 64 công trình thủy lợi của tỉnh, từ hồ chứa, trạm bơm, kênh mương đều phải vận hành tối đa công suất để dự trữ nước.

“ Công ty đã bố trí hàng chục lượt cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống cơ sở, phối hợp với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, chính quyền địa phương để kiểm tra, gia cố hệ thống thủy lợi, mở kênh mương, khơi thông dòng chảy”. Bà Cúc cho biết.

Các trạm bơm: Bó Tờ, Nà Vị, huyện Trùng Khánh vận hành 24/24 giờ để bơm nước lên ruộng. Ông Trần Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã Hồng Việt, huyện Hòa An cho biết, xã đã vận động người dân tiếp tục nạo vét kênh dẫn, cửa lấy n­ước và kênh trữ nư­ớc cho các trạm bơm hoạt động; quản lý nguồn nước tư­ới tiết kiệm, hiệu quả; chuẩn bị máy bơm dầu để chống hạn cục bộ; rà soát chuyển đổi một số diện tích cây trồng phù hợp.

Nhờ sự chủ động, vụ xuân 2025, toàn tỉnh Cao Bằng đã gieo trồng 25.000 ha cây trồng, trong đó trên 11.000 ha lúa, 7.000 ha ngô và hàng nghìn ha rau màu. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện hơn 500 ha lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng hạn hán, trong đó các huyện: Hòa An hơn 219 ha, Trùng Khánh hơn 181 ha. Đối với vụ mùa tới, Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng tiếp tục lên phương án điều tiết nước chi tiết theo từng khu vực.

Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng Nông Thị Cúc cho biết thêm, Công ty đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào quản lý thủy lợi, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đo mực nước tại các hồ lớn, sử dụng phần mềm GIS để dự báo nhu cầu nước theo từng vùng sản xuất. Nhờ vậy, việc điều tiết nước ngày càng chính xác và kịp thời.

Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Hơn 500 ha lúa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nguy cơ khô hạn.

Từ đầu năm đến nay, Công ty đã sửa chữa, nâng cấp 21 công trình thủy lợi nhỏ; nạo vét hơn 50 km kênh mương. Công tác phòng chống hạn, phòng chống thiên tai cũng được đặc biệt chú trọng.

Công ty phối hợp với ngành nông nghiệp tuyên truyền, vận động người dân thay đổi thói quen canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện nguồn nước. Ở một số vùng hạn nặng như: Thông Huề (Trùng Khánh), Hưng Đạo (thành phố Cao Bằng), nông dân đã chuyển một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây chịu hạn như: ngô, đậu tương, dong riềng.

Nhờ sự chuẩn bị từ sớm, chủ động điều hành linh hoạt, Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng phối hợp các địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Nạo vét, khơi thông toàn bộ hệ thống kênh mương chính, nâng cao khả năng dẫn nước. Ưu tiên cấp nước cho cây trồng đang trong giai đoạn sinh trưởng quan trọng. Điều tiết nước linh hoạt, tưới luân phiên giữa các vùng. Bơm dã chiến tại các hồ cạn nước. Xây dựng các đập tạm tại trạm bơm khi mực nước suối xuống thấp.

Bà Nông Thị Hường, xã Hồng Việt, huyện Hòa An cho biết, gia đình tôi năm nay giảm diện tích trồng lúa, chuyển sang trồng dong riềng vì cây này chịu hạn tốt hơn, giá bán cũng tốt. May có nước điều tiết từ Công ty TNHH một thành viên Thuỷ nông Cao Bằng nên mùa này cây dong riềng phát triển tốt.

Bà Đoàn Thị Thuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Cao Bằng, nhấn mạnh, nước là yếu tố sống còn đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt như hiện nay. Vì vậy, chúng tôi xác định công tác điều tiết nước, quản lý thủy lợi phải đi trước một bước. Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công ty TNHH một thành viên Thủy nông Cao Bằng và các địa phương để bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất.

Những nguồn nước điều tiết kịp thời, những cánh đồng hồi sinh sau mưa và sự nỗ lực bền bỉ của các kỹ sư thủy lợi Cao Bằng là sự gắn kết hiệu quả giữa con người và thiên nhiên. Đó không chỉ là việc làm nhằm đảm bảo sản xuất đơn thuần, mà còn là trách nhiệm, tâm huyết của những người "canh nước” cho sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân gặt hái những mùa vàng bội thu.

Bài liên quan

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Sáng 14/7, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Cao Bằng khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng chủ trì hội nghị.
Cao Bằng: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao, tặng kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách

Cao Bằng: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao, tặng kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách

Tại tỉnh Cao Bằng, ngày 12/7/2025, đoàn công tác Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam do ông Hoàng Bình Quân, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam làm trưởng đoàn đã trao tặng quà, kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khăn tại phường Thục Phán và 2 xã Minh Tâm, Hòa An.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Cao Bằng: Triệt phá đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 4 bánh heroin

Cao Bằng: Triệt phá đường dây mua bán ma túy xuyên quốc gia, thu giữ 4 bánh heroin

Ngày 7/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa chủ trì, phối hợp triệt phá thành công chuyên án CB725, đấu tranh với đường dây mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố xuyên quốc gia, bắt giữ 4 đối tượng và thu giữ 4 bánh heroin.
Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ cuối: Điểm tựa vững chắc nơi biên cương

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ cuối: Điểm tựa vững chắc nơi biên cương

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững mạnh”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure mô tả Sơn Đoòng như một “kỳ quan thiên nhiên siêu thực” với những mái vòm khổng lồ, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nằm sâu trong lòng đất, cùng một hệ thống sông ngầm và vi khí hậu riêng biệt…
Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi bãi tập kết đầu trâu, nội tạng động vật ở phường Vinh Phú (tỉnh Nghệ An), chính quyền địa phương đã có phương án xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Bạch Long Vĩ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, không chỉ giữ vai trò chiến lược quan trọng mà còn là một kho báu tự nhiên với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế – xã hội cùng những tác động từ biến đổi khí hậu đang đặt ra không ít thách thức cho việc bảo tồn và phát triển bền vững tại đây. Hướng tới một “Bạch Long Vĩ Xanh” không chỉ là một mục tiêu mà đã trở thành định hướng chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26, đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua loạt giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đến ứng dụng năng lượng tái tạo và truy xuất nguồn gốc nông sản theo quy định EUDR của Liên minh châu Âu, tỉnh Lâm Đồng cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh và bền vững.
Du lịch xanh ở Cát Bà: Hướng đi bền vững cho "viên ngọc

Du lịch xanh ở Cát Bà: Hướng đi bền vững cho "viên ngọc' Vịnh Bắc Bộ

Cát Bà, hòn đảo lớn nhất trong quần thể gần 2.000 hòn đảo trên Vịnh Lan Hạ, từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển cát trắng mịn, làn nước trong xanh, những dãy núi đá vôi hùng vĩ và Vườn Quốc gia đa dạng sinh học, Cát Bà hứa hẹn mang đến một kỳ nghỉ trọn vẹn với nhiều trải nghiệm khó quên.
Phát triển kinh tế xanh là sứ mệnh vì tương lai bền vững

Phát triển kinh tế xanh là sứ mệnh vì tương lai bền vững

Xanh hóa kinh tế là trách nhiệm toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững bằng cách giảm tác động môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thúc đẩy năng lượng sạch và tạo ra một tương lai thịnh vượng, hài hòa với thiên nhiên cho mọi quốc gia.
Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, “viên ngọc xanh của dãy Trường Sơn” hiện là một trong những địa bàn trọng điểm để thí điểm mô hình kinh tế sinh thái tổng hợp trên cả nước.
Đắk Nông: Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nhiễm Sudan đỏ trong hồ tiêu và nông sản

Đắk Nông: Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nhiễm Sudan đỏ trong hồ tiêu và nông sản

Trong những tháng đầu năm 2025, hàng loạt lô hàng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu bị trả về do phát hiện nhiễm chất Sudan đỏ, một loại phẩm màu công nghiệp bị cấm sử dụng. Sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín ngành hồ tiêu mà còn cho thấy những lỗ hổng nghiêm trọng trong khâu sơ chế và bảo quản, đặt ngành xuất khẩu hồ tiêu trước nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu.
Môi trường, nhận thức và sinh kế  - Kỳ cuối: Nguồn lực và tác động của sáng kiến

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ cuối: Nguồn lực và tác động của sáng kiến

Với những thành quả bước đầu, chúng tôi mong muốn chia sẻ một số bài học kinh nghiệm. Đồng thời bày tỏ sẽ viết tiếp ước mơ đưa Quảng Phú phát triển bền vững ngày càng xanh, sạch, đẹp. Cùng với áp dụng nghiên cứu thực nghiệm vào sản xuất, chúng tôi lại phối hợp với nhà trường làm công tác tuyên truyền vận động tới các em học sinh về việc không đốt rơm, rạ để hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng tài nguyên rơm, rạ cho cải tiến sân phơi muối, thời gian đốt rơm, rạ thường rơi vào mùa hè là thời điểm bận rộn nên phụ huynh thường giao cho các em vì vậy công tác tuyên truyền không đốt rơm, rạ được chúng tôi “nhắm” vào đối tượng là học sinh.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Từ trong quá khứ xa xưa, tuổi thơ tôi gắn liền với những nắm xôi, nắm cơm có mùi hương thơm nồng lá chuối của mẹ và bẹ cau của bà. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của hiện đại hóa, hộp nhựa dần thay thế các sản phẩm tự nhiên, nếu không có giải pháp thay thế thì chẳng mấy chốc nhựa sẽ bao phủ khắp đại dương và ngay trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió, từ đó sáng kiến giảm nhựa tạo sinh kế xanh đã hình thành.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2:  Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2: Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

“Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”, về với trường THCS Quảng Phú, nghe các em học sinh kể về những hoạt động truyền thông sáng tạo nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, các câu lạc bộ truyền thông trong nhà trường được thành lập và đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh bởi đây là lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận, dễ thay đổi hành vi. Với mong muốn học sinh sẽ là cầu nối tuyên truyền tới phụ huynh, người thân, gia đình, bạn bè, xã hội chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp truyền thông.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính