![]() |
Ông Lê Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình phát biểu tại buổi lễ phát động |
Dự lễ có các đồng chí: Lê Ngọc Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh (Ban chỉ đạo); Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh, đại diện các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn.
Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại hội trường Tỉnh ủy, kết hợp trực tuyến đến 154 điểm cầu cấp huyện, cấp xã, với sự tham gia của hơn 18.000 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; được truyền hình trực tiếp trên kênh QBTV, sóng phát thanh và trên các nền tảng số của Báo và Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình.
![]() |
Các đại biểu đã bấm nút phát động phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
Được biết, Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình đã triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm về chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hạ tầng số và số hóa dữ liệu.
Đến nay, 100% trung tâm xã có kết nối cáp quang; mạng 3G/4G phủ sóng trên 98% địa bàn dân cư; mạng 5G phủ gần 83% địa bàn TP. Đồng Hới. Dữ liệu hộ tịch, y tế, giáo dục, đất đai được số hóa mạnh mẽ; hồ sơ hành chính được xử lý trực tuyến với tỷ lệ số hóa trên 94%; gần 8.000 cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp đã tham gia học tập qua nền tảng trực tuyến.
Để hiện thực hóa mục tiêu đến cuối năm 2025, ít nhất 80% cán bộ, công chức, 100% học sinh, sinh viên, và 80% người dân trưởng thành được trang bị kỹ năng số thiết yếu; đến năm 2026, Quảng Bình trở thành tỉnh đạt phổ cập tri thức số toàn diện,
Tại buổi lễ ông Lê Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nhấn mạnh: Phong trào “Bình dân học vụ số” có ý nghĩa rất cấp thiết và sâu sắc, đó là: Không ai được phép đứng ngoài cuộc cách mạng CĐS; kỹ năng số ngày nay chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; tinh thần không để bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng CĐS của đất nước.
![]() |
Các đại biểu tham dự buỗi lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" |
Ngoài ra, ông Lê Ngọc Quang yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phải đặt phong trào này vào vị trí trung tâm trong triển khai các chương trình CĐS của địa phương. Các sở, ngành, địa phương phải chủ động, quyết liệt triển khai dựa trên thực tế của đơn vị, lĩnh vực để có cách làm riêng, sáng tạo và hiệu quả.
Phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội, các hội nghề nghiệp, đoàn viên thanh niên, sinh viên, trí thức, doanh nghiệp công nghệ số, trở thành những “đại sứ số”, “người hướng dẫn số” trong cộng đồng. Tăng cường truyền thông, cổ vũ phong trào thi đua học tập, trau dồi kỹ năng số, khơi dậy tinh thần “tự học, tự làm, tự chuyển đổi”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình mong muốn cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức, đơn vị, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân trong toàn tỉnh cùng chung tay, đồng lòng, sáng tạo để phong trào thực sự đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến thực chất và toàn diện.
Tiếp đó, ông Lê Ngọc Quang và các đại biểu đã bấm nút phát động phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn tỉnh…. Đồng thời, các đại biểu đã được nghe truyền đạt chuyên đề “Trí tuệ nhân tạo-Công cụ phổ cập mới cho mỗi cán bộ, người dân và doanh nghiệp trong thời đại số”.