Thứ tư 02/07/2025 02:30Thứ tư 02/07/2025 02:30 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Để bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp, UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã lập Đề án bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, thời gian thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030.
Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Thiếu nữ người Ba Na mặc trang phục thổ cẩm đi Lễ hội hoa anh đào Vĩnh Sơn.

Nghề truyền thống hình thành lâu đời

Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na, hiện vẫn được người dân bảo tồn gìn giữ, tập trung ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh như: Thôn M2, xã Vĩnh Thịnh; thôn Thạnh Quang, Hà Ri, Tà Lét xã Vĩnh Hiệp; thôn K6, xã Vĩnh Kim; thôn K3, xã Vĩnh Sơn; thôn M9, xã Vĩnh Hòa; thôn 5, xã Vĩnh Thuận và khu phố Klot Pok, thị trấn Vĩnh Thạnh.

Riêng nghề dệt thổ cẩm ở xã Vĩnh Hiệp có từ rất lâu đời, do nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong gia đình, ban đầu người đồng bào dân tộc Ba Na lấy vỏ cây trong rừng về đập dập và se thành sợi, sau đó dệt thành tấm để che thân, thời gian sau, người dân tự trồng cây bông để lấy sợi thay vỏ cây rừng, sợi được nhuộm thành 3 màu chủ yếu là đen, đỏ và trắng.

Đến khi, đời sống người dân được nâng cao theo sự phát triển của xã hội, nhu cầu về thẩm mỹ cũng được chú trọng, do đó màu sắc của sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú. Từ đó những họa tiết và hoa văn được họ sáng tạo và hình thành. Dần dần, nghề dệt thổ cẩm tạo nên các tác phẩm có giá trị văn hóa đặc trưng ngày càng cao, thu hút nhiều lao động, từng bước hình thành nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương, đươc truyền dạy qua nhiều thế hệ, từ đời này sang đời khác tạo nét văn hóa riêng khá độc đáo cho vùng đất và con người nơi đây.

Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Bà Đinh Thị Choi (64 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp gắn bó với nghề dệt thổ cẩm từ khi còn rất trẻ.

Chia sẻ với phóng viên, bà Đinh Thị Choi (64 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, cho biết: Tôi làm nghề dệt thổ cẩm từ khi mười mấy tuổi cho đến nay. Nghề dệt thổ cẩm rất vất vả, chịu khó và quan trọng đôi tay phải thật khéo léo, tinh tế để làm ra bộ trang phục thổ cẩm đẹp, bền. Quy trình dệt thổ cẩm trải qua các công đoạn từ xử lý sợi, tách sợi, kéo và quấn sợi, giăng sợi, mắc thảm sợi vào khung cửi, dệt thành phẩm. Trước đây còn có công đoạn sơ chế bông từ việc thu hoạch cây bông, nhuộm vải, hiện nay người dệt thổ cẩm thường mua nguyên liệu sẵn có, sau đó về xử lý sợi và tiến hành các công đoạn tiếp theo. Để tạo ra sản phẩm độc đáo, chất lượng phải tốn rất nhiều thời gian, công sức của người thợ, bởi tùy theo độ khó của từng sản phẩm trong việc phối màu, tạo các hoa văn, họa tiết trên sản phẩm.

Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Các cô gái trong trang phục thổ cẩm Ba Na múa hát phục vụ lễ hội truyền thống của huyện miền núi Vĩnh Thạnh.

Bà Đinh Thị Chút (60 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp chia sẻ thêm: Hiện nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp, người dân tạo ra sản phẩm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống và chưa áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất, nên sản phẩm làm ra đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và thời gian để hoàn thành. Một bộ trang phục thổ cẩm bình thường, tôi có thể làm 1 đến 1,5 tháng, với giá bán bình quân 1,5 triệu đồng/bộ. Sản phẩm làm ra chủ yếu sử dụng trong gia đình, số bán ra thị trường rất ít nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn.

Bảo tồn và phát triển Làng nghề

Tổng số hộ dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp là 58 hộ, chiếm 5,5% tổng số hộ của xã (1.046 hộ) và tập trung ở 3 thôn: Hà Ri 36 hộ, Thạnh Quang 14 hộ và Tà Lét 8 hộ, hiện tại thôn Hà Ri có số hộ biết dệt thổ cẩm nhiều nhất, chiếm 62,1% tổng số hộ biết dệt thổ cẩm của xã Vĩnh Hiệp.

Để bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp, UBND huyện Vĩnh Thạnh đã lập Đề án bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, thời gian thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030.

Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Bà Đinh Thị Chút (60 tuổi) ở thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp cần mẫn dệt vải thổ cẩm.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vĩnh Thạnh Huỳnh Đức Bảo chia sẻ: Mục tiêu của Đề án bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Ba Na, xã Vĩnh Hiệp; thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngừời dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, duy trì bảo tồn được nghề dệt thổ cẩm tại các thôn Thạnh Quang và Tà Lét, xã Vĩnh Hiệp có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Duy trì và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định công nhận năm 2025. 100% cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm nghề dệt thổ cẩm được tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức thông tin về thị trường. Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh.

Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Trang phục thổ cẩm truyền thống người Ba Na được các nghệ nhân mặc biểu diễn tại các lễ hội.

Phấn đấu từ 1 đến 2 nghệ nhân tiêu biểu về nghề dệt thổ cẩm được hỗ trợ xây dựng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”. Có ít nhất từ 1 đến 2 sản phẩm được phân hạng từ 3 sao trở lên theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Thành lập tổ hợp tác hoặc HTX tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt thổ cẩm. 100% cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong làng nghề đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Ông Huỳnh Đức Bảo cho biết thêm: Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh tại Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 14/3/2025, đây là điều kiện thuận lợi để nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước. Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp gắn với phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào dân tộc Ba Na, phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để thu hút du khách đến tham quan, từ đó nghề dệt thổ cẩm góp thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, hiện người biết dệt thổ cẩm chỉ tập trung ở lớp người cao tuổi và đang có dấu hiệu mai một. Chính vì thế, cần có sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của các cấp, các ngành của tỉnh, để nghề dệt thổ cẩm vừa được lưu giữ bảo tồn, vừa giúp mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống người dân vùng miền núi Vĩnh Thạnh.

Bài liên quan

Bình Định: Thu hồi dự án Sản xuất rau an toàn VietGAP do hàng loạt sai phạm

Bình Định: Thu hồi dự án Sản xuất rau an toàn VietGAP do hàng loạt sai phạm

Một dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP từng được kỳ vọng góp phần cung ứng thực phẩm sạch và phát triển nông nghiệp công nghệ cao đã vấp phải nhiều sai phạm nghiêm trọng. Tỉnh Bình Định đang tiến hành các bước thu hồi dự án nhằm lập lại trật tự kỷ cương đầu tư và xây dựng.
Bình Định: Chỉ đạo tăng cường phát triển Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân

Bình Định: Chỉ đạo tăng cường phát triển Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển Khu chăn nuôi tập trung Nhơn Tân (thị xã An Nhơn) theo định hướng trở thành vùng chăn nuôi công nghệ cao của tỉnh.
Bình Định đề xuất tăng cường chuyến bay đêm phục vụ mùa du lịch Hè 2025

Bình Định đề xuất tăng cường chuyến bay đêm phục vụ mùa du lịch Hè 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của du khách trong mùa du lịch cao điểm, UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Cục Hàng không Việt Nam và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam đề nghị tăng cường thêm các chuyến bay đêm từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đến sân bay Phù Cát.
Bình Định: Tăng cường kiểm soát khai thác khoáng sản trái phép tại núi Hòn Chà

Bình Định: Tăng cường kiểm soát khai thác khoáng sản trái phép tại núi Hòn Chà

Trước tình trạng khai thác đá trái phép tại khu vực núi Hòn Chà (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm tra, xử lý và phòng ngừa hiệu quả.
Bình Định xây dựng đường cất hạ cánh số 2 sân bay Phù Cát

Bình Định xây dựng đường cất hạ cánh số 2 sân bay Phù Cát

UBND tỉnh Bình Định đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư để khởi công dự án Xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại Khu bay Cảng hàng không Phù Cát, với thời gian dự kiến vào ngày 19/8/2025.
Sai phạm tại dự án SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: Phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh Bình Định?

Sai phạm tại dự án SX rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP: Phớt lờ chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh Bình Định?

Hàng loạt sai phạm về sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trái phép, chăn nuôi trái phép, xây cổng ngõ bít đường dân sinh tại dự án sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP chưa bị xử lý, thì chủ đầu tư tiếp tục gửi hồ sơ xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nuôi Hươu ở Nghệ An và Hà Tĩnh: Nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao

Nuôi Hươu ở Nghệ An và Hà Tĩnh: Nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao

Mảnh đất Nghệ An và Hà Tĩnh, với địa hình bán sơn địa và khí hậu thuận lợi, từ lâu đã trở thành cái nôi của nghề nuôi hươu lấy nhung. Không chỉ là một nghề truyền thống mang lại giá trị kinh tế cao, nuôi hươu còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa và tạo nên sinh kế bền vững cho hàng nghìn hộ gia đình ở dải đất miền Trung này.
Bài 2: Nguyễn Tiến Ky - Người đàn ông 30 năm đau đáu ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

Bài 2: Nguyễn Tiến Ky - Người đàn ông 30 năm đau đáu ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

GS.TS Dương Xuân Ngọc - chuyên ngành chính trị học giới thiệu ông với tôi từ lâu nhưng vì nhiều việc nên chưa gặp được, theo GS Ngọc đây là một chuyên gia khá độc đáo và rất tâm huyết với nông nghiệp sạch. Vừa rồi, nhân có chuyến về Thái Bình kiểm tra dự án ông đang làm tại huyện Kiến Xương, ông mời tôi đi cùng để “mục sở thị” mô hình ông đang theo đuổi. Tôi vốn cũng quan tâm vấn đề nông nghiệp hữu cơ nên rất háo hức.
Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Hải Phòng: Hành trình xây dựng nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Hải Phòng, một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong việc thực hiện chương trình này, khẳng định vị thế là một trong những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM.
Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Hà Tĩnh: 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất lúa vụ hè thu

Thời điểm này, nhiều diện tích lúa hè thu đã phát triển xanh tốt thì trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn có hơn 13.000 ha đất nông nghiệp không thể sản xuất.
Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản 30/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 1.900 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không đổi, đáng chú ý cà phê giảm 1.600 - 1.900 đồng/kg so với hôm qua.
Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Lâm Đồng: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu

Ngày 29/6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi lễ khai mạc “Không gian triển lãm quy hoạch, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, nông nghiệp tiêu biểu”.
Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

Anh nông dân Yên Bái thu tiền tỷ nhờ nuôi cầy vòi mốc

“Đánh vật” với mô hình nuôi cầy vòi mốc sau nhiều năm, đến nay, anh Đặng Hải Vân thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đã thu về cho mình cả tỷ đồng mỗi năm từ giống vật nuôi có giá nhưng cũng rất khó nuôi này.
Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách ở TP. Đồng Hới được vay vốn phát triển kinh tế

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)-Chi nhánh Quảng Bình phối hợp với Ban Đại diện Hội đồng Quản trị thành phố Đồng Hới đã hỗ trợ cho hơn 1.700 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn được vay vốn phát triển kinh tế…
Thị trường nông sản 29/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh kỷ lục

Thị trường nông sản 29/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng mạnh kỷ lục

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, cà phê tăng nhẹ, đáng chú tiêu trong nước tăng mạnh kỷ lục từ 1.000 - 5.000 đồng/kg.
Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Lào Cai: Cho năng suất gần 8 tấn/ha với thử nghiệm giống lúa thuần nhiệt đới 15

Trong bối cảnh các giống lúa cũ ngày càng thoái hoá, chi phí sản xuất tăng cao, mô hình thử nghiệm giống lúa thuần Nhiệt đới 15 tại huyện Bát Xát (Lào Cai) đang mang lại niềm vui lớn cho bà con nông dân.
Thị trường nông sản 28/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê bật tăng trở lại

Thị trường nông sản 28/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê bật tăng trở lại

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, tiêu tăng nhẹ, đáng chú ý tăng mạnh trở lại từ 2.800 - 3.000 đồng/kg.
Thị trường nông sản 27/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 27/6/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biết động, tiêu tăng, cà phê giảm kỷ lục từ 3.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính