Những vật liệu san lấp chủ yếu là chất thải rắn xây dựng, rác thải nhựa... dẫn đến hậu quả gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất liệu của đất nông nghiệp, làm biến dạng bề mặt đất. |
Ngay sau khi tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam có đăng tải bài viết "Hải Phòng: Cần quyết liệt xử lý việc tự ý san lấp, xây dựng trên đất nông nghiệp" phản ánh về tình trạng nhiều công trình san lấp, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện An Dương, TP.Hải Phòng. Để siết chặt quản lý, đảm bảo thượng tôn pháp luật, nâng cao tính nghiêm minh trong lĩnh vực quản lý đất đai, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. UBND huyện An Dương đã có Văn bản số 3609/UBND-VP ngày 17/12/2024 giao cho UBND xã Hồng Thái kiểm tra, rà soát các công trình vi phạm quản lý đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn xã, báo cáo UBND huyện trong ngày 18/12/2024. Trong đó, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật, hoàn thành trong tháng 01/2025. Đồng thời, giao phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND xã Hồng Thái, tổng hợp báo cáo UBND huyện.
Hộ dân còn san lấp lấn chiếm lên mương thủy lợi phục vụ hoạt động tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. |
Trong thời gian qua, trên tuyến đường Nguyễn Trường Tộ thuộc địa phận xã Hồng Thái, huyện An Dương TP. Hải Phòng xuất hiện nhiều công trình xây dựng trên đất nông nghiệp với diện tích hàng nghìn m2. Bên ngoài thì được quây tôn, bên trong thì dựng khung nhà tôn với diện tích hàng trăm m2, được bắn mái tôn mạ màu xung quanh khung nhà được quây kín tôn trông giống nhà xưởng. Cùng với đó, cũng có khu đất được quây kín tôn để làm bãi tập kết thu gom phế liệu, bãi sửa xe ôtô... Không những thế có hộ dân còn san lấp lấn chiếm lên mương thủy lợi phục vụ hoạt động tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Trong đó, những vật liệu san lấp chủ yếu là chất thải rắn xây dựng, rác thải nhựa... dẫn đến hậu quả gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất liệu của đất nông nghiệp, làm biến dạng bề mặt đất.
Điều ngạc nhiên, dù xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp những công trình này vẫn chưa xử lý dứt điểm mà vẫn để tồn tại dẫn đến tình trạng khó khắc phục hậu quả.
UBND huyện An Dương ra Văn bản số 3609/UBND-VP, giao cho UBND xã Hồng Thái kiểm tra, rà soát các công trình vi phạm quản lý đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn xã Hồng Thái. |
Điều 14 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy hoại đất ... 2. Hành vi làm biến dạng địa hình thuộc một trong các trường hợp sau đây: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng (trừ hồ thủy lợi) hoặc san lấp nâng cao, hạ thấp bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định (trừ trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa, cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê, được công nhận quyền sử dụng đất hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận) thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,05 héc ta; b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta; c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta; d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta; đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên. Theo như quy định trên thì tự ý san lấp đất nông nghiệp trái phép sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, với mức phạt tùy thuộc vào diện tích đất bị san lấp, cụ thể: Diện tích dưới 0,05 ha: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Diện tích từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Diện tích từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Diện tích từ 0,5 ha đến dưới 1 ha: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Diện tích từ 1 ha trở lên: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức xử phạt đối với tổ chức bằng 02 lần cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP).
|