Thứ tư 16/07/2025 05:44Thứ tư 16/07/2025 05:44 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dưới áp lực gia tăng của nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn, phát triển thủy sản hữu cơ đang dần trở thành xu thế tất yếu. Nắm bắt tiềm năng sẵn có, thành phố Huế đặt mục tiêu rõ ràng cho lộ trình phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030.
Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững
Người dân nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Tiềm năng và thách thức trong phát triển thủy sản hữu cơ

Thành phố Huế là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản nhờ vào hệ thống đầm phá rộng lớn, đặc biệt là đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, chiếm khoảng 22.000 ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Với lợi thế này, ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản đã trở thành một trong những nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tạo sinh kế cho hàng chục nghìn lao động địa phương.

Mặc dù đã có những bước phát triển, ngành nuôi trồng thủy sản tại Huế vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Việc lạm dụng thức ăn công nghiệp, thuốc kháng sinh và hóa chất không chỉ gây ô nhiễm môi trường nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, đặt ra nhiều lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng cũng như sự cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên. Ngoài ra, tình trạng khai thác quá mức và nuôi trồng thiếu quy hoạch cũng khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.

Hơn nữa, phần lớn hoạt động sản xuất ở địa phương vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự liên kết chặt chẽ theo chuỗi giá trị, khiến năng suất thấp, giá trị kinh tế chưa cao. Trong khi đó, thị trường tiêu dùng đang dần thay đổi, hướng đến các sản phẩm sạch, hữu cơ và có nguồn gốc rõ ràng. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho ngành thủy sản phải chuyển mình theo hướng bền vững hơn, vừa đảm bảo lợi ích kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững
Toàn cảnh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nhìn từ trên cao.

Nhận thức rõ những vấn đề trên, thành phố Huế đã xác định phát triển thủy sản hữu cơ là một trong những hướng đi chiến lược đến năm 2030. Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (hiện nay là UBND thành phố Huế) đã ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị tuần hoàn vào năm 2024; trong đó, thủy sản là một lĩnh vực trọng tâm.

Đề án hướng đến mục tiêu xây dựng một nền sản xuất bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nâng cao giá trị kinh tế và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu. Đề án không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì sự phát triển bền vững cho ngành thủy sản địa phương.

Việc áp dụng mô hình nuôi trồng hữu cơ giúp giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng gặp không ít khó khăn, từ tâm lý e ngại của người dân trước mô hình mới đến chi phí đầu tư ban đầu cao và hệ thống chứng nhận sản phẩm hữu cơ chưa hoàn thiện.

Để thực hiện thành công mô hình này, Thừa Thiên Huế đang từng bước triển khai các giải pháp cụ thể, hướng đến một chiến lược phát triển thủy sản hữu cơ bền vững đến năm 2030.

Phương hướng phát triển thủy sản hữu cơ đến năm 2030

Nuôi trồng thủy sản hữu cơ không chỉ đơn thuần là loại bỏ hóa chất hay kháng sinh mà còn đòi hỏi sự thay đổi toàn diện trong phương thức sản xuất. Thành phố Huế đang từng bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật chặt chẽ, kiểm soát từ khâu con giống, nguồn nước, thức ăn đến thu hoạch và chế biến. Đồng thời, tỉnh cũng hỗ trợ người dân chuyển đổi từ phương thức nuôi truyền thống sang mô hình hữu cơ thông qua các chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật.

Nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, chính quyền địa phương đang kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, từ cung cấp con giống, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm. Mục tiêu chính của thành phố Huế đến năm 2030 là phát triển một nền sản xuất thủy sản hữu cơ bền vững, đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và gia tăng giá trị kinh tế cho người dân địa phương. Theo đó, tỉnh đặt ra mục tiêu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ tập trung vào các khu vực đầm phá và ven biển, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho mô hình nuôi tự nhiên, ít phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp.

Một trong những hướng đi quan trọng là phát triển các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các loài như tôm sú, tôm chân trắng, cá dìa, cá đối mục và các loài nhuyễn thể như hàu, vẹm xanh,…được ưu tiên phát triển vì chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường tự nhiên và ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đi đôi với việc mở rộng diện tích nuôi trồng, Thừa Thiên Huế cũng chú trọng đến việc xây dựng chuỗi giá trị khép kín, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm thủy sản hữu cơ. Dự kiến, đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm hữu cơ sẽ đạt từ 0,5 - 1% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh, giá trị sản phẩm trên thủy sản theo hướng hữu cơ, tuần hoàn theo chuỗi giá trị cao gấp 0,5 - 1 lần so với phi hữu cơ. Để đạt được điều này, tỉnh sẽ đẩy mạnh kết nối với các siêu thị, nhà hàng và hướng tới xuất khẩu, giúp thương hiệu thủy sản hữu cơ Huế vươn xa hơn trên thị trường.

Huế: Hướng đi mới cho thuỷ sản hữu cơ bền vững
Kiểm tra chất lượng vật nuôi, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, an toàn từ ao nuôi.

Các vùng nuôi trọng điểm như thị xã Hương Trà, huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc sẽ được ưu tiên phát triển. Tỉnh cũng nhân rộng các mô hình nuôi xen ghép cá – tôm và áp dụng phương thức nuôi thân thiện với môi trường để tận dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ hệ sinh thái vùng đầm phá ven biển.

Bên cạnh mục tiêu kinh tế, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thủy sản cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Việc thả giống tái tạo nguồn lợi, kiểm soát khai thác hợp lý và giám sát chất lượng môi trường vùng nuôi sẽ được triển khai song song với quá trình phát triển thủy sản hữu cơ. Điều này không chỉ giúp duy trì hệ sinh thái bền vững mà còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích lâu dài của mô hình nuôi trồng này.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng trong những năm qua, Thừa Thiên Huế cũng đã đạt được những tín hiệu tích cực. Tính đến năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn thành phố đạt khoảng 7.929 ha, trong đó nuôi nước lợ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, mô hình nuôi thủy sản hữu cơ vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, chưa hình thành chuỗi giá trị bền vững.

Nhìn chung, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự đồng hành của doanh nghiệp và sự hưởng ứng của người dân, ngành thủy sản hữu cơ thành phố Huế hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ. Ông Nguyễn Long An – Chủ tịch Hội Nông nghiệp Hữu cơ thành phố Huế cho rằng: Việc hoàn thiện các cơ chế chính sách hỗ trợ, đặc biệt là về đào tạo kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất và tiếp cận thị trường sẽ là nền tảng quan trọng để ngành thuỷ sản phát triển bền vững. Đến năm 2030, với các chính sách đồng bộ và sự phát triển của các mô hình nuôi hữu cơ, hy vọng thành phố Huế sẽ trở thành một trong những địa phương phát triển thủy sản hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng./.

Bài liên quan

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Tp. Huế sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã hình thành. Trong đó, có 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.
Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Một số thách thức và lợi ích thiết thực của nuôi trồng thủy sản hữu cơ

Nuôi trồng thủy sản hữu cơ là một hướng đi tất yếu trong bối cảnh ngành thủy sản cần phải thích ứng với yêu cầu phát triển bền vững và an toàn thực phẩm.
Ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa “Sắc Xuân vùng cao A Lưới”

Ngày hội tôn vinh bản sắc văn hóa “Sắc Xuân vùng cao A Lưới”

Ngày hội "Sắc Xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tưng bừng diễn ra tại Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, xã Hồng Thượng, thành phố Huế. Sự kiện này không chỉ tôn vinh bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số mà còn góp phần thúc đẩy du lịch địa phương.​
Huế: Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huế: Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 30/3/2025, Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.​..
“Bước đệm” bứt phá của du lịch Việt Nam 2025

“Bước đệm” bứt phá của du lịch Việt Nam 2025

Tối 25/3, tại sân khấu nổi trên sông Hương, thành phố Huế đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”. Đây là sự kiện quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch trong nước.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai: Lập tổ công tác gỡ khó đất cao su

Đồng Nai đang gấp rút tháo gỡ những "nút thắt" trong công tác giải phóng mặt bằng đất cao su, đặc biệt là việc thanh lý cây và bàn giao mặt bằng. Tỉnh vừa thành lập một Tổ công tác đặc biệt, đặt ra mục tiêu đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số đã đề ra cho năm 2025.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Gặp “vua cau” trên mảnh đất Giao An

Đến với mảnh đất xã Giao An không ai còn lạ lẫm gì khi nhắc đến “vua cau” Hà Văn Dũng. Mỗi năm ông Dũng thu nhập từ việc bán cau cả trăm triệu đồng, trở thành hộ có kinh tế khá giả trong làng.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản 13/7/2025: Giá lúa tươi tiếp đà tăng, cà phê bình ổn

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa tươi tiếp đà tăng, trong khi đó tiêu và cà phê ổn định so với hôm qua.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản 12/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, cà phê giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, tiêu giảm, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 2.300 - 2.800 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản 11/7/2025: Giá lúa tươi tăng, cà phê giảm 1.200 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động, tiêu giảm nhẹ, đáng chú ý cà phê giảm mạnh từ 1.000 - 1.200 đồng/kg so với hôm qua.
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 10/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê tăng 1.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tiêu không thay đổi, cà phê tăng nhẹ 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Cô gái Thái và câu chuyện khởi nghiệp với cây nghệ nếp đỏ

Với niềm đam mê nông nghiệp, Vi Thị Ánh đã mạnh dạn đưa cây nghệ nếp đỏ chinh phục vùng đất sỏi đá, nâng cao thu nhập cho bản thân cũng như những hộ dân trên quê hương. Đưa các sản phẩm từ nghệ nếp đỏ ra chinh phục thị trường trong nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính