Thứ tư 23/04/2025 18:03Thứ tư 23/04/2025 18:03 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hành trình 15 năm xây dựng, đổi mới và phát triển là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị thành phố Huế của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Thuỷ Xuân.
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hoạt động ngày Chủ nhật vì cộng đồng, Tết sum vầy cùng gian hàng tương thân tương ái.

Vùng đất thuần nông, giàu truyền thống cách mạng

Phường Thủy Xuân nằm ở phía Tây Nam của quận Thuận Hóa, được thành lập ngày 25/3/2010 theo Nghị quyết số 14/NQ-CP của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính và dân số của xã Thủy Xuân. Là địa phương có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, nằm trên trục đường Quốc lộ 49 và là đầu mối giao thương với quận Phú Xuân, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện A Lưới.

Là hạt nhân trong tổng thể đô thị quận Thuận Hoá, cũng là đầu mối liên kết với các phường tạo nên vành đai đô thị phát triển, là một địa phương giàu truyền thống cách mạng. Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Thủy Xuân vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm 1995.

Từ một địa phương còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa còn thiếu. Nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, hỗ trợ của lãnh đạo các cấp, sự đóng góp của Nhân dân đã góp phần thay đổi bộ mặt của phường, kinh tế - xã hội phát triển, quốc phòng, an ninh được đảm bảo, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng lên rõ nét; công tác xây dựng Đảng ngày càng được tăng cường củng cố.

Cơ cấu kinh tế phường tiếp tục chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Phát triển dịch vụ, du lịch là một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự phát triển kinh tế của phường Thủy Xuân. Trong đó, làng hương Thủy Xuân từ lâu đã nổi tiếng khắp xứ Huế, trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách khắp mọi nơi.

Trong suốt 15 năm qua, nghề hương trầm này không chỉ được duy trì mà đang có những bước tiến vững chắc, công nghệ - máy móc hiện đại ngày càng được đầu tư đáng kể, vì vậy năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Hương trầm Thủy Xuân không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường mà đang dần trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm.

Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Tọa đàm kỷ niệm 15 năm ngày thành lập phường Thủy Xuân (25/3/2010-25/3/2025)

Điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị của thành phố Huế

Sự phát triển của Làng hương Thuỷ Xuân đã và đang mang lại nguồn thu nhập ổn định, giàu có cho nhiều gia đình trong phường. Bên cạnh nghề làm hương, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp khác cũng được đầu tư phát triển. Các cơ sở sản xuất mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ và cưa xẻ gỗ, đúc đồng… đã duy trì hoạt động ổn định, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Đặc biệt, sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự ra đời của nhiều dịch vụ phục vụ du khách như nhà hàng, quán ăn, cửa hàng lưu niệm. Mặc dù sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhưng đây vẫn là một hướng đi quan trọng, đúng đắn để góp phần đa dạng hóa kinh tế địa phương. Nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ du lịch khác đã được mở ra, đáp ứng nhu cầu của du khách, mức thu ngân sách hằng năm cơ bản đều vượt dự toán giao từ 20-80%.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng đã được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Thực hiện chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, Thủy Xuân đang là một trong những điểm sáng trong công tác vận động Nhân dân hiến đất mở rộng các tuyến đường kiệt, hẻm trên địa bàn thành phố Huế. Hàng nghìn mét đất, trị giá hàng chục tỷ đồng đã được Nhân dân hiến tặng để thực hiện bê tông hóa các tuyến đường kiệt, hẻm trên địa bàn phường.

Thời gian qua, công tác quản lý đô thị, vệ sinh môi trường được tăng cường; công tác quy hoạch và triển khai quy hoạch được thực hiện đồng bộ. Các khu đô thị, khu dân cư tại Lịch Đợi, Bàu Vá, Cầu Lim… được hình thành, phát triển góp phần thay đổi rõ nét diện mạo của Thủy Xuân theo hướng đô thị văn minh, hiện đại.

Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt hơn 97%. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao ngày càng phát triển về lượng và chất; hàng năm phường đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng như: Giải xe đạp cộng đồng, chạy vì cộng đồng, hội diễn văn nghệ, Tết đoàn kết – xuân yêu thương…

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo địa phương đạt nhiều kết quả tích cực về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư, cơ bản đảm bảo phục vụ cho nhu cầu học tập của con em trên địa bàn. Cả 03 trường học trên địa bàn đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 01. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi các cấp, học sinh thi đỗ vào các trường THCS, THPT chất lượng cao và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng; Nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và tỉnh.

Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm; trạm y tế được đầu tư sửa chữa, trang thiết bị được nâng cấp, cùng với đội ngũ cán bộ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, luôn được quan tâm.

Thời gian qua, phường đã tập trung chỉ đạo giải quyết tốt các chế độ chính sách cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội; công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện. Công tác tuyển quân luôn đạt và vượt chỉ tiêu giao; tình hình an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được ổn định. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng được tăng cường. Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hội quần chúng đã tích cực tổ chức thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn được quan tâm triển khai thường xuyên như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Chủ nhật vì cộng đồng”; “Điểm xanh văn hóa”, “Mai vàng trước ngõ”, “Sắc hồng Cố đô”; xây dựng “Khu dân cư văn minh - thân thiện - an toàn - giàu bản sắc”… góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn Phường.

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, Thủy Xuân vẫn còn đối mặt với một số thách thức trong quá trình phát triển. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch ngày càng gia tăng. Công tác giảm nghèo đã có những kết quả ấn tượng, nhưng vẫn cần tiếp tục nỗ lực để đảm bảo sự phát triển bền vững và không để ai bị bỏ lại phía sau. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý đô thị đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Thủy Xuân trong thời gian đến.

Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND phường Thuỷ Xuân phát biểu tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập phường.

Mới đây, tại buổi lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập phường Thuỷ Xuân (25/3/2025), ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND phường Thuỷ Xuân cho biết: “Tiếp tục phát huy truyền thống của vùng đất Thủy Xuân anh hùng, trong giai đoạn “Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, phường Thủy Xuân sẽ tiếp tục tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Hành trình 15 năm xây dựng, đổi mới và phát triển của phường Thủy Xuân là một minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn phường. Từ một vùng đất thuần nông, Thủy Xuân đã vươn lên trở thành một điểm sáng về kinh tế, văn hóa và đô thị của thành phố Huế. Với những thành tựu đã đạt được và những định hướng phát triển rõ ràng, Thủy Xuân hứa hẹn sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai, đóng góp vào sự phát triển chung của quận Thuận Hóa và Thành phố Huế.

Một số hình ảnh hoạt động của UBND phường Thủy Xuân:

Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị
Hành trình vươn lên trở thành điểm sáng về kinh tế, văn hóa, đô thị

Bài liên quan

Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Vườn quốc gia Bạch Mã mở rộng cơ hội đầu tư du lịch sinh thái

Ngày 15/4/2025, Vườn quốc gia Bạch Mã chính thức thông báo “Về việc cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Bạch Mã”. Đây là bước đi chiến lược nhằm khai thác hợp lý tiềm năng thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế xanh gắn với bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.
Phát triển nông nghiệp bền vững: Hướng đi cho nông dân huyện Phú Lộc

Phát triển nông nghiệp bền vững: Hướng đi cho nông dân huyện Phú Lộc

Huyện Phú Lộc đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng đến sản xuất hiệu quả và bảo vệ môi trường. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

Câu chuyện nông dân A Lưới "mê" làm nông nghiệp hữu cơ

A Lưới là một huyện miền núi cách thành phố Huế hơn 70 km về phía Tây Nam, là vùng đất trù phú, đa dạng sinh học và tiềm năng lớn trong phát triển nông nghiệp hữu cơ. Nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, chính quyền và người dân A Lưới đã và đang triển khai nhiều mô hình, chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
Huế đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững sau sáp nhập Sở

Huế đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững sau sáp nhập Sở

Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Huế Lê Trường Lưu đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường nhằm đánh giá hoạt động của đơn vị sau khi sáp nhập, đồng thời tìm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị và giá trị bền vững tới cộng đồng

Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại đô thị là một xu hướng ngày càng phổ biến, nhất là khi người dân và các nhà sản xuất đang dần nhận thức rõ hơn về lợi ích của việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn, và bền vững. Đây cũng là một giải pháp để đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng cao trong bối cảnh dân số đô thị tăng nhanh.
Huế: Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huế: Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 30/3/2025, Lễ hội Điện Huệ Nam được chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.​..

CÁC TIN BÀI KHÁC

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

6 nội dung tuyên truyền trọng tâm về nông nghiệp và môi trường năm 2025

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Công văn số 793/BNNMT-VP về định hướng tuyên truyền, truyền thông về nông nghiệp và môi trường năm 2025.
Đắk Lắk đẩy mạnh đảm bảo ATTP và phát triển thị trường nông sản

Đắk Lắk đẩy mạnh đảm bảo ATTP và phát triển thị trường nông sản

Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông sản và sự khắt khe của các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch hành động năm 2025 nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), đẩy mạnh chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản. Kế hoạch này cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương, hướng đến mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Trình Quốc hội tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2030

Trình Quốc hội tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2030

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, ngày 15/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14.
Hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Từ đầu năm đến nay, Hội Nông dân các cấp của tỉnh An Giang đã tích cực phát huy vai trò hỗ trợ nông dân, tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng giúp nông dân tích cực tham gia phát triển sản xuất và các phong trào tại địa phương.
Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Đắk Nông: Huyện Tuy Đức thực hiện hiệu quả chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

UBND huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vừa tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, dự án lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đề xuất Chương trình phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2026 - 2030.
2,1 triệu thửa đất nông nghiệp tại Hải Dương sắp được cấp giấy chứng nhận

2,1 triệu thửa đất nông nghiệp tại Hải Dương sắp được cấp giấy chứng nhận

Dự kiến khối lượng đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương là gần 2,1 triệu thửa, tổng diện tích 119.385,53 ha.
KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) vừa ban hành văn bản số 378/UBND-VP, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển rau xứ lạnh trên địa bàn thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng, đồng thời nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND, chính thức khởi động đợt 1 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Kế hoạch này thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.
Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Nhằm hướng đến mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2025, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi sẽ trực tiếp và phối hợp tham gia hỗ trợ xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn.
Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
VCCI và AmCham cùng đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

VCCI và AmCham cùng đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế đối ứng với Việt Nam

Trong bức thư được gửi đi ngày 5/4/2025, lãnh đạo của hai tổ chức VCCI và AmCham bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tuyên bố về việc áp dụng thuế đối ứng của Tổng thống Trump. Thư nhấn mạnh rằng, nếu được thực hiện, các mức thuế mới cao bất ngờ này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp hội viên và người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại song phương.
Đầu tư hơn 120 tỷ đồng cho nhiều dự án nông nghiệp ở Hải Dương

Đầu tư hơn 120 tỷ đồng cho nhiều dự án nông nghiệp ở Hải Dương

Tổng mức đầu tư cho 5 dự án hơn 120,7 tỷ đồng, thực hiện từ năm 2024 - 2026 do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính