Thứ sáu 23/05/2025 17:09Thứ sáu 23/05/2025 17:09 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nhờ quy trình chăm sóc đặc biệt, cam Hai Đông có chất lượng vô cùng đặc biệt, vỏ dày vừa đủ, chắc ruột, thơm nồng và ngọt hậu. Hành trình đưa cam Hai Đông từ núi rừng Măng Đen về tới Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội không đơn thuần là câu chuyện kinh doanh mà là mạch kết nối những con người cùng chung một niềm tin sống thuận tự nhiên, sống lành,…

Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà NộiHành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Nhờ quy trình chăm sóc đặc biệt, cam Hai Đông có chất lượng vô cùng đặc biệt, vỏ dày vừa đủ, chắc ruột, thơm nồng và ngọt hậu.

Giữa đại ngàn Măng Đen của Kon Plông hùng vĩ, nơi trời xanh ngắt, mây trắng lững lờ trên những dãy núi nối tiếp nhau, có một đại vườn bạt ngàn, nhưng lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Ở đó, có bác Hai Đông – một lão nông 72 tuổi, tóc đốm bạc, da rám nắng, căng bóng đầy mạnh mẽ, hiền hậu như đất, như rừng. Năm 2007 vì mê vùng đất này, từ khách du lịch bác Hai Đông quyết định chọn vùng đất này để gây dựng nên một farm rộng 40 hecta giữa đại ngàn ở tuổi 65, bỏ lại những bon chen Sài Gòn ở phía sau. Bác nói: "Chọn ở đây vì thấy đất lành, rừng thiêng, người mình cũng nên sống thuận theo tự nhiên."

Mảnh vườn của bác không giống những trang trại nông ngoài kia, càng không phải kiểu làm ăn rầm rộ. Bác Hai Đông lặng lẽ, cặm cụi vun trồng, chăm nom từng tấc đất, gốc cây, cứ thế mà gầy dựng dần nên cả một vùng cam sành mênh mông giữa rừng. Cam sành của bác nổi tiếng nhờ cách làm khác biệt – để cây sống cùng đất trời, không can thiệp, không ép buộc.

Cam lớn lên giữa đại ngàn, tự nhiên như cây rừng

Cam ở trang trại bác Hai Đông không được cắt tỉa, uốn nắn như ngoài kia. Cây mọc thế nào, bác để y như vậy. Lá cành sum suê, tán cây vươn ra đón nắng, đón gió. Phân bón cũng là mấy thứ có sẵn quanh vườn – phân chuồng ủ hoai, lá mục, nước ủ thảo mộc rừng và tro trấu. Không phân hóa học, không thuốc trừ sâu – bác bảo “cứ để cây nó tự lo, tự lớn, giống như mình vậy, khỏe lên từ sương gió." Ngay cả nguồn nước chắt lọc từ đại ngàn về vẫn phải qua khâu lọc kỹ để thật sự tốt cho cam.

Chính vì thế, quả cam Hai Đông không tròn trịa, bóng bẩy như người ta hay thấy ngoài kia. Vỏ cam sần sùi, thô ráp, bởi nó đã được tôi luyện qua bao nắng gió, mưa rừng, và những “trận chiến khốc liệt” với côn trùng từ đại ngàn. Lớp vỏ ấy như một tấm áo giáp, khẳng định sức đề kháng mạnh mẽ của cam Hai Đông giữa thiên nhiên. Cam không cần đẹp, chỉ cần chắc ruột, thơm nồng và ngọt hậu là được. "Cam của bác da xấu mà ruột đẹp, ăn vào mới biết, không như nhiều thứ ngoài kia nhìn ngoài mướt mắt chứ trong ruột toàn thuốc”, bác Hai Đông cười hiền ví von.

Hành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà NộiHành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà NộiHành trình đưa cam Hai Đông từ Măng Đen về Bác Tôm ở Thủ đô Hà Nội

Nhờ chất lượng vượt trội, Cam sành Hai Đông được các bạn nhỏ yêu thích sử dụng.

Hái quả – không vội, không thúc ép

Đến mùa, từng quả cam được hái bằng tay, lựa đúng quả già, vỏ hơi ngả vàng, căng mọng nước. Bác không cho ai hái non, bởi “cây nó nuôi trái tới chừng nào đủ ngày đủ tháng thì hái, thúc làm gì cho uổng công nó".

Cầm quả cam Hai Đông trên tay, người ta thấy rõ sự khác biệt. Vỏ dày vừa đủ, lớp cùi trắng nhiều nhưng lại không đắng mà ngọt bùi, thơm thơm. Bác còn dặn kỹ: "Ăn cam này đừng gọt hết vỏ, chỉ bỏ lớp ngoài cùng mỏng thôi, để lại lớp vỏ trắng ăn cùng mới thấy hết cái vị của đất trời Măng Đen. Vỏ trắng này chính là phần thuốc bổ, giàu chất xơ và vitamin C, giúp cơ thể mình mạnh lên, mát gan, giải độc."

Về với Bác Tôm – giữ trọn cái lành của quả cam rừng

Bác Hai Đông gặp Bác Tôm như gặp tri kỷ. Hai người đồng quan điểm sống thuận tự nhiên, ăn uống thuận tự nhiên, để cơ thể tự chữa lành như vốn dĩ trời đất sinh ra con người là thế. Vậy nên, cam Hai Đông từ rừng về tới Bác Tôm cũng y như từ tay bác Hai Đông hái xuống, không làm đẹp, không xử lý – cứ mộc mạc, sần sùi mà lành. Bác Tôm bảo: "Mang cam về phố không chỉ là trao tặng 1 sản phẩm hữu cơ vi sinh, mà còn để kể cho người ta nghe câu chuyện của một quả cam sống giữa rừng, để ai ăn vào cũng thấy được mùi đất, vị nắng gió và tấm lòng của người trồng."

Ăn một quả cam – nhận một ân tình của đất trời

Cam sành Hai Đông không phải loại cam ăn vội, cũng không phải để mua về trưng cho đẹp mắt. Cam này nên ăn chậm, nhẩn nha từng múi, để cảm cái vị ngọt thanh hậu sâu, cái thơm dìu dịu trong cổ họng. Ăn cả phần vỏ trắng, để cơ thể mình cũng được bồi bổ cái tinh túy của đất trời Măng Đen.

Đó là thứ cam mà khi ăn, người ta nhớ tới người trồng, nhớ tới mảnh đất rừng thiêng nước độc đã nuôi dưỡng nên từng quả. Thứ cam làm người ăn thấy biết ơn – biết ơn đất, biết ơn rừng, biết ơn bàn tay lấm lem của bác nông dân già suốt mấy chục năm cặm cụi giữa đại ngàn.

Thuận tự nhiên là hòa mình vào đất trời

Chuỗi hành trình cam sành Hai Đông từ Măng Đen về đến Bác Tôm ở Thủ đô không đơn thuần là câu chuyện chuỗi kinh doanh. Đó là một mạch kết nối những con người cùng chung một niềm tin sống thuận tự nhiên, sống lành, ăn những gì đất trời ban cho, không chen vào mà phá vỡ quy luật của tự nhiên.

Cam Hai Đông là quả cam của đất trời, của rừng, của người nông dân lương thiện. Ăn một quả cam, là ăn cả tấm lòng, là nhắc mình sống chậm lại, biết ơn và tin vào khả năng tự chữa lành của cơ thể – như cách mà cây cam kia đã tự mình vươn lên giữa bao gió sương đại ngàn.

Bác Hai Đông và Bác Tôm cùng chung một con đường – con đường thuận tự nhiên. Để mỗi quả cam đến tay người ăn lành sạch, thật thà, nguyên vẹn ân tình của đất trời Măng Đen gửi đến Thủ đô. Hơn thế nữa, một kế hoạch xa hơn giữa Hai Đông và Bác Tôm đã được đồng thuận. Dự kiến 6 tháng nữa bà con Thủ đô sẽ được thưởng thức thêm nhiều vị của núi rừng Măng Đen nữa để hòa mình vào thiên nhiên.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ bảo vệ, phát triển thương hiệu địa phương, thương hiệu Việt Nam

Lâm Đồng đề nghị hỗ trợ bảo vệ, phát triển thương hiệu địa phương, thương hiệu Việt Nam

Trước xu hướng các nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam từng bước thay thế thương hiệu của các nhà sản xuất trong nước bằng thương hiệu riêng, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, đề xuất các biện pháp hỗ trợ bảo vệ và phát triển thương hiệu địa phương, đồng thời giữ gìn giá trị thương hiệu Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế.
Nguồn cung sụt giảm khiến giá dừa châu Á cao kỷ lục

Nguồn cung sụt giảm khiến giá dừa châu Á cao kỷ lục

Do biến đổi khí hậu và sâu bệnh làm nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng khiến giá dừa tại Việt Nam, Philippines, Thái Lan cao kỷ lục.
Tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa

Tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Vừa có Văn bản gửi Các Thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Trưởng Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, yêu cầu tăng cường chống gian lận thương mại liên quan đến xuất xứ hàng hóa.
Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Danh sách 12 loại sữa bột giả vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi

Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế vừa công bố danh sách 12 loại sữa bột giả của Công ty Cổ phần dược phẩm Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood bị buộc thu hồi.
Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Sản phẩm hữu cơ trên sàn TMĐT: Cần quản lý chặt chẽ "mảnh đất màu mỡ" tỉ đô

Việc kinh doanh sản phẩm hữu cơ (organic) trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang là một mảnh đất màu mỡ bởi xu hướng tiêu dùng ngày càng ưu tiên sức khỏe, an toàn và bền vững. Tuy nhiên, để thực sự "gặt hái quả ngọt" từ mảnh đất này, cần có chiến lược khai thác và quản lý đúng cách.
Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Lâm Đồng: Hỗ trợ nông dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa cúc

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức buổi làm việc gặp gỡ với Bách Hóa Xanh để kết nối cung cầu tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm hoa.
Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Tạo lập, phát triển nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm nâng cao giá trị làng nghề

Làng rèn Phúc Sen, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng nổi tiếng với những sản phẩm rèn thủ công chất lượng, thể hiện sự khéo léo và tài hoa của người dân địa phương. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng làm giả, làm nhái các sản phẩm rèn Phúc Sen đã ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề. Để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như giữ gìn sự phát triển bền vững của sản phẩm, Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Phúc Sen cho các sản phẩm của làng rèn xã Phúc Sen” do Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D chủ trì triển khai thực hiện. Đây là dự án thuộc Đề án phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cao Bằng đến năm 2030.
Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Nông sản Bình Phước: "Lột xác" ngoạn mục, chinh phục thị trường toàn cầu

Bình Phước, vùng đất đỏ bazan trù phú, tiếp tục khẳng định vai trò "trụ cột" trong bức tranh nông nghiệp Việt Nam, với những sản phẩm chủ lực như điều, cao su và hồ tiêu. Không chỉ là "thủ phủ" điều của cả nước, Bình Phước còn là địa phương dẫn đầu về diện tích trồng cao su.
Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Thị trường tiêu thụ - Đòn bẩy quyết định sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ đang trở thành hướng đi quan trọng để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, dù còn ở giai đoạn đầu phát triển, nông nghiệp hữu cơ đã được ghi nhận là một trong những lĩnh vực có tiềm năng lớn. Tuy nhiên, để phát triển theo chiều sâu, bền vững và có quy mô, một trong những yếu tố mang tính sống còn chính là thị trường tiêu thụ. Đây không chỉ là điểm đến của sản phẩm mà còn là đòn bẩy chiến lược thúc đẩy toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.
Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thích ứng thị trường

Các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vị thế trên thị trường, nhưng để thực sự phát triển và cạnh tranh với nông sản thông thường, cần vượt qua những thách thức về nhận thức người tiêu dùng, hệ thống tiêu chuẩn và năng lực sản xuất.
Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Thương mại nông sản trong “thời đại Gen Z” ai sẽ là người đón đầu xu thế?

Nông sản hữu cơ Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hấp dẫn. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là thế hệ Gen Z - những người tiêu dùng tiềm năng, doanh nghiệp Việt cần có những chiến lược xúc tiến thương mại sáng tạo và hiệu quả.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính