Thứ năm 26/12/2024 17:46Thứ năm 26/12/2024 17:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Gia tăng giá trị cho sản phẩm từ cây trồng hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trước nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch ngày càng cao, tỉnh Cao Bằng đã khai thác tiềm năng, đẩy mạnh phát triển cây trồng đặc hữu hướng theo hữu cơ. Từ năm 2018 đến nay, toàn tỉnh đã phát triển hơn 2.500 ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận hữu cơ Việt Nam và liên tục duy trì tái cấp hàng năm.
Gia tăng giá trị cho sản phẩm từ cây trồng hữu cơ

Trồng gừng hữu cơ tại các xã Lục Khu, huyện Hà Quảng cho thu lợi 300 triệu - 400 triệu đồng/ha.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn

Hầu hết các huyện trong tỉnh đều tập trung vào những cây trồng mũi nhọn: Thạch An, Hòa An, Bảo Lâm với hơn 2.000 ha quế, gừng, nghệ; Hà Quảng 460 ha gừng, 33 ha ớt; Nguyên Bình 20 ha chè... Đây là những cây trồng có giá trị kinh tế cao, mở ra cơ hội hợp tác với doanh nghiệp, đáp ứng thị trường xuất khẩu, góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững.

Để thu hút các doanh nghiệp và hợp tác xã (HTX) đầu tư vào nông nghiệp, tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. HĐND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết số 28/2018/NQ-HĐND về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông thôn. Theo nhận định của ông Nông Thanh Mẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( NN&PTNT) Cao Bằng, cùng với ban hành cơ chế, chính sách, tỉnh ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai các đề án, dự án phát triển nông nghiệp, tổ chức hội nghị kết nối các doanh nghiệp, tuyên truyền nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Cao Bằng có hơn 100 doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với hai doanh nghiệp liên kết phát triển sản xuất hữu cơ. Trong đó, Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp - Tư vấn Môi trường (DACE) và Công ty TNHH Kolia là 2 đối tác tiêu biểu, không chỉ giúp người dân nâng cao kỹ thuật canh tác mà còn đảm bảo đầu ra sản phẩm ổn định.

Gia tăng giá trị cho sản phẩm từ cây trồng hữu cơ

Nông dân xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng thu hoạch gừng hữu cơ.

Vùng Lục Khu chuyển mình từ cây gừng hữu cơ

Tại 6 xã vùng cao Lục Khu, huyện Hà Quảng, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đời sống người dân gặp khó khăn. Nhưng từ năm 2015, huyện Hà Quảng đã hợp tác với Công ty DACE để trồng gừng hữu cơ – một giải pháp đột phá giúp nông dân chuyển đổi cây trồng hiệu quả. Ông Linh Thanh Tuyền, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hà Quảng, chia sẻ: "Từ 20 ha gừng ban đầu tại xã Cải Viên, đến nay diện tích gừng hữu cơ toàn vùng Lục Khu đã tăng lên 200 ha, sản lượng đạt hơn 2.000 tấn. Thu nhập từ gừng hữu cơ bình quân 300 - 400 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều với cây ngô hay lạc”. Hiện có 4/6 xã vùng Lục Khu: Thượng Thôn, Cải Viên, Nội Thôn, Lũng Nặm trồng gừng hữu cơ.

Để cây trồng hữu cơ thực sự bén rễ trên mảnh đất Cao Bằng, vai trò của chính quyền các cấp là yếu tố quyết định. Nhờ công tác tuyên truyền, vận động sát sao, người dân đã hiểu rõ lợi ích của sản xuất hữu cơ, tích cực tham gia các dự án liên kết với doanh nghiệp.

Ông Hoàng Văn Thân, Phó Chủ tịch UBND xã Cải Viên, huyện Hà Quảng khẳng định, cây gừng hữu cơ không đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng là mô hình mới với người dân vùng cao. Doanh nghiệp đã hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, sử dụng giống, phân bón, hướng dẫn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, được người dân hưởng ứng”.

Hiệu quả trồng gừng hữu cơ theo hướng chuyên canh, nhiều nông dân phấn khởi vì đời sống được cải thiện. “Gia đình tôi chuyển hơn 3.000 m² đất trồng ngô sang trồng gừng, mỗi năm thu lợi 40 - 50 triệu đồng. Có năm được mùa lớn thu nhập cao gấp ba lần. Từ trồng gừng, gia đình có tiền sửa sang nhà cửa khang trang và có kinh phí cho hai con ăn học”. Ông Dương Văn Minh, xã Lũng Nặm cho biết.

Thành công mô hình trồng gừng, huyện Hà Quảng tiếp tục hợp tác với Công ty DACE phát triển trồng 50 ha nghệ, 50 ha ớt, 2 ha tỏi hữu cơ, nâng giá trị bình quân đạt 150 triệu đồng/ha/năm.

Gia tăng giá trị cho sản phẩm từ cây trồng hữu cơ

Công ty DACE đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gia vị với hệ thống dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Cùng với huyện Hà Quảng, các huyện: Hòa An, Thạch An, Bảo Lâm, Nguyên Bình tiếp tục liên kết với Công ty DACE đầu tư phát triển hàng trăm ha cây quế, nghệ, ớt hữu cơ. Đầu năm 2024, huyện Hạ Lang đã ký kết với Công ty DACE trồng 30 ha quế hữu cơ tại một số xã biên giới của huyện. “Sau 9 năm hợp tác liên kết với chính quyền địa phương và nông dân, Công ty đã có 2.300 ha vùng nguyên liệu trồng 5 loại cây gia vị trên địa bàn Cao Bằng”. Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty DACE thông tin.

Tại Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình nơi có độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển và khí hậu mát mẻ quanh năm đã trở thành lợi thế lớn để phát triển trồng cây chè Kim Tuyên, Thanh Tâm theo tiêu chuẩn hữu cơ. Sau nhiều năm triển khai dự án đưa giống chè chất lượng cao từ tỉnh Phú Thọ vào trồng khảo nghiệm, đến nay Công ty TNHH Kolia hợp tác với 50 hộ dân mở rộng trồng 20 ha cây chè hữu cơ, phục vụ nguyên liệu sản xuất sản phẩm trà xuất khẩu sang Đài Loan.

Đưa sản phẩm hữu cơ Cao Bằng vươn xa thế giới

Công ty DACE hiện là đối tác chiến lược trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm gia vị hữu cơ: Gừng, nghệ, ớt, tỏi, sả. Ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty, chia sẻ: Chúng tôi mong muốn “mang hương vị Việt Nam chinh phục bàn ăn thế giới” thông qua chuỗi giá trị nông sản hữu cơ từ khâu làm đất, chợ giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến, bảo quản đều tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Gia tăng giá trị cho sản phẩm từ cây trồng hữu cơ

Sản phẩm gia vị của Công ty DACE được sản xuất từ các cây gừng, tỏi, sả, nghệ trồng hữu cơ.

Công ty DACE là một trong những đơn vị hàng đầu sản xuất, xuất khẩu gia vị hữu cơ Việt Nam. Các sản phẩm gia vị hữu cơ của Công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế: NOP-USDA (Mỹ), EU organic (châu Âu), JAS (Nhật Bản) và sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn như: Châu Âu (38%), Mỹ (13%), Nhật Bản (18%), Hàn Quốc (28%). Đây là cơ hội để Công ty tiếp tục mở rộng liên kết vùng nguyên liệu đến các huyện, thành phố tỉnh Cao Bằng.

Tại Hội thảo sản xuất nông sản hữu cơ và cơ hội của thị trường xuất khẩu cuối tháng 11/2024, lãnh đạo Công ty DACE đã trình bày phương án phát triển vùng nguyên liệu vụ mùa năm 2025 - 2026. Với tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp tiếp tục phát triển chuỗi giá trị nông sản hữu cơ, mở rộng diện tích cây trồng. Theo đó sẽ duy trì phát triển 1.000 ha trồng cây gia vị hữu cơ tại Hà Quảng. Tiếp tục phát triển 1.000 ha cây quế, nghệ, gừng tại Hạ Lang; 100 ha cây ngắn ngày (ớt, sả) tại Hòa An.

Những năm tới, Công ty DACE dự định phối hợp với chính quyền địa phương để xây dựng các nhà máy: Chế biến sản phẩm quế, hồi tại Thạch An; sản xuất phân vi sinh tại Hà Quảng; chế biến gừng syro tại thành phố Cao Bằng; xưởng sơ chế nguyên liệu tại Hạ Lang.

Đây là hướng đi chiến lược khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Cao Bằng, để bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nông dân, khẳng định vị thế giá trị sản phẩm từ cây trồng hữu cơ.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Dược liệu hữu cơ: Lựa chọn an lành cho sức khỏe

Dược liệu hữu cơ: Lựa chọn an lành cho sức khỏe

Dược liệu hữu cơ đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Dược liệu hữu cơ không chỉ là một xu hướng mà còn là một hướng đi bền vững cho ngành dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Khánh Hòa: OCOP - Thắp lửa cho kinh tế nông thôn

Khánh Hòa: OCOP - Thắp lửa cho kinh tế nông thôn

Với 187 sản phẩm đa dạng từ thực phẩm, đồ uống đến du lịch sinh thái, OCOP đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Khánh Hòa, đặc biệt là khu vực nông thôn.
Trà Mã Dọ - Hồi sinh từ khoa học

Trà Mã Dọ - Hồi sinh từ khoa học

Khoa học đã hồi sinh trà Mã Dọ quý hiếm của Phú Yên, mở ra triển vọng phát triển kinh tế bền vững cho địa phương.
Hối hả vào mùa sản xuất Tết tại các làng nghề, HTX OCOP

Hối hả vào mùa sản xuất Tết tại các làng nghề, HTX OCOP

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, các làng nghề, HTX OCOP trên cả nước nhộn nhịp vào mùa sản xuất, chế biến đặc sản phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của người tiêu dùng.
Thanh long ruột đỏ Lập Thạch - Trái ngọt trên vùng đất mới

Thanh long ruột đỏ Lập Thạch - Trái ngọt trên vùng đất mới

Từ vùng đất đồi cằn cỗi, cây thanh long ruột đỏ đã bén rễ và trở thành cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Cây ăn quả ở miền núi Thanh Hóa: Tiềm năng và thách thức

Cây ăn quả ở miền núi Thanh Hóa: Tiềm năng và thách thức

Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nhiều vùng miền núi Thanh Hóa đã phát triển các loại cây ăn quả đặc sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mộc Châu: Nông nghiệp công nghệ cao cho quả ngọt

Mộc Châu: Nông nghiệp công nghệ cao cho quả ngọt

Công nghệ cao và chuyển đổi số đang làm thay đổi diện mạo nông nghiệp Mộc Châu, mang lại năng suất, chất lượng và giá trị nông sản vượt bậc.
Trà Vinh: Bền vững với "lúa - tôm", "rừng - tôm"

Trà Vinh: Bền vững với "lúa - tôm", "rừng - tôm"

Mô hình sản xuất "rừng - tôm", "lúa - thủy sản" đang được tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ven biển, vùng nước lợ.
Lạng Sơn: Nâng tầm giá trị nông sản với gần 200 sản phẩm OCOP

Lạng Sơn: Nâng tầm giá trị nông sản với gần 200 sản phẩm OCOP

Vùng đất miền núi Lạng Sơn với nhiều đặc sản trứ danh đang nỗ lực triển khai chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) nhằm nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Phú Quốc: Hành trình xanh hóa nông nghiệp, vun đắp bản sắc

Phú Quốc: Hành trình xanh hóa nông nghiệp, vun đắp bản sắc

Phú Quốc đang "khoác áo mới" cho nông nghiệp với hướng đi xanh và bền vững, kết hợp sản xuất sạch, bảo tồn bản sắc và nâng cao thu nhập cho người dân.
Hồng không hạt Quản Bạ: Niềm tự hào và những điều trăn trở

Hồng không hạt Quản Bạ: Niềm tự hào và những điều trăn trở

Hồng không hạt Quản Bạ, một đặc sản quý giá của cao nguyên đá Hà Giang, từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân địa phương. Với hương vị thơm ngon đặc trưng, giòn ngọt và nhiều dưỡng chất, loại quả này không chỉ là món quà của thiên nhiên mà còn là nguồn thu nhập quan trọng cho bà con nông dân.
Cây Trám: Hương vị quê nhà và giá trị vượt thời gian

Cây Trám: Hương vị quê nhà và giá trị vượt thời gian

Cây trám, một loại cây thân gỗ cao lớn, đã trở nên quen thuộc với biết bao thế hệ người Việt, đặc biệt là ở vùng nông thôn miền Bắc. Không chỉ là nguồn cung cấp quả trám – một món ăn dân dã mang hương vị đặc trưng, cây trám còn mang trong mình những giá trị kinh tế, y học và văn hóa sâu sắc. Bài viết này sẽ khám phá những khía cạnh đa dạng của loài cây đặc biệt này.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính