Thứ tư 16/04/2025 15:46Thứ tư 16/04/2025 15:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Dự án thụ tinh nhân tạo cho đàn bò mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Cao Bằng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việc áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên đàn bò đã rất phổ biến trên cả nước vì phương pháp này có ưu điểm: bê con sinh ra có tầm vóc và sức đề kháng tốt, tránh lây lan những bệnh truyền nhiễm qua đường phối giống tự nhiên... Từ năm 2021, khi Dự án “Cải tạo và phát triển đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” do Viện Chăn nuôi triển khai thực hiện đã cho hiệu quả rõ rệt. Người chăn nuôi tiết kiệm thời gian sinh sản của đàn bò, giảm chi phí, tăng thu nhập, bê con sinh ra có thể trạng tốt hơn so với việc phối giống tự nhiên.
Dự án thụ tinh nhân tạo cho đàn bò mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Cao Bằng

Đoàn kiểm tra Dự án “Cải tạo và phát triển đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” tại xã Mã Ba, huyện Hà Quảng.

Dự án “Cải tạo và phát triển đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” thực hiện từ tháng 9/2021 – 9/2024, do Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng quản lý. Dự án triển khai tại 9 xã thuộc 5 huyện: Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hà Quảng, Hòa An, Trùng Khánh. Dự án thu thập thông tin điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp các huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt. Tiến hành thăm khám chuyên khoa sản cho bò cái nền, bình tuyển, đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đàn bò cái nền tại địa phương. Đào tạo, cấp chứng chỉ cho 14 kỹ thuật viên, đạt 140%. Tập huấn, chuyển giao công nghệ chăn nuôi bò cho 200 hộ dân, đạt 100%.

Mã Ba là xã vùng cao khó khăn của huyện Hà Quảng nằm trong dự án. Phần lớn nông dân có truyền thống chăn nuôi bò để phát triển kinh tế. Theo thống kê của chính quyền địa phương, tổng đàn bò của xã trên 1.200 con, trong đó bò cái sinh sản khoảng 300 con. Theo bà Bế Thị Thơm, Phó Chủ tịch UBND xã Mã Ba đánh giá, dự án triển khai trên địa xã, được chính quyền địa phương ủng hộ, người dân rất phấn khởi khi bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo miễn phí, được hỗ trợ thức ăn cho bò mẹ và bê, cán bộ khuyến nông, thú y viên được hướng dẫn kỹ thuật.

Cơ quan chủ trì dự án cùng đơn vị phối hợp với các xã vùng dự án triển khai thăm khám, phối giống thụ tinh nhân tạo cho bò bằng tinh cọng rạ của các giống bò Brahman và Senepol. Bình tuyển 349 bò cái nền và đánh giá chất lượng đàn bò cái nền trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có 173 bò cái được thụ tinh nhân tạo, đến nay có 71 bê lai được sinh ra, 31 bò đang có chửa. Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn hỗ trợ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bao gồm thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và các loại vitamin, khoáng chất, hoàn thành mô hình vỗ béo 50 con bò.

Dự án hỗ trợ trồng thâm canh 2 ha cỏ voi lai VA 06 và cỏ pakchong tại 1 hộ ở huyện Hòa An, 2hộ huyện Nguyên Bình, 1 hộ ở huyện Trùng Khánh. Áp dụng công nghệ chế biến 30 tấn thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp từ cây ngô, rơm tươi…, đảm bảo đủ thức ăn thô xanh cho bò quanh năm. Hỗ trợ các hộ tham gia mô hình ủ phân bằng chế phẩm vi sinh để đảm bảo vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, tránh lây lan mầm bệnh cho đàn bò trong khu vực. Dự án triển khai mô hình vỗ béo 50con bò của 4 hộ tại các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Trùng Khánh. Triển khai 4 mô hình ủ 20.000 kgphân compost.

Dự án thụ tinh nhân tạo cho đàn bò mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi Cao Bằng

Bê con của gia đình ông Triệu Văn Thành, xóm Lũng Hoài, xã Mã Ba, huyện Hà Quảng được sinh ra bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

Thạc sĩ Vũ Minh Tuấn, Chủ nhiệm dự án đánh giá hiệu quả triển khai dự án, về giống, bê lai F1 Senepol, F1 Brahman có trọng lượng sơ sinh trung bình 22,5 - 24 kg, những bò mẹ có máu lai zebu cao, bê sơ sinh có trọng lượng 25 - 27 kg. Trọng lượng bê sơ sinh cao hơn từ 10 - 20 % bê địa phương, sức đề kháng tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh. Các hộ chăn nuôi tham gia mô hình hiểu vai trò, tầm quan trọng của kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò sinh sản. Về phương thức chăn nuôi, người dân đã chuyển đổi từ nuôi bán chăn thả, thả rông sang hình thức nuôi nhốt, dần chuyển đổi từ trồng cỏ voi năng suất thấp sang trồng cỏ voi lai năng suất cao, biết chế biến phế phụ phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho bò, nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng và dự trữ thức ăn cho mùa đông.

Trong quá trình triển khai, thực hiện dự án còn gặp khó khăn, phần lớn hộ vẫn chăn nuôi giống bò vàng địa phương hoặc các giống bò có tỷ lệ máu lai thấp. Nhiều hộ còn nhốt chung bò đực trong đàn nên rất khó để phát hiện động dục, gây ảnh hưởng đến bình tuyển lựa chọn bò cái đưa vào làm thụ tinh nhân tạo. Về phương thức chăn nuôi bò thịt theo mô hình tận dụng, quảng canh còn chiếm tỷ lệ tương đối nhiều dẫn tới các cá thể trong quần thể phối giống tự nhiên khó kiểm soát, lâu dần sẽ khiến giảm sút năng suất do sự đồng huyết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho đàn bò, nhất là sức khỏe sinh sản cho bò cái nền không được chú trọng, tiềm ẩn các bệnh về sinh sản, dễ dàng lây nhiễm trong đàn, tỷ lệ nhiễm nội, ngoại ký sinh trùng sẽ là phổ biến,…

Triển khai hỗ trợ mô hình cải tạo đàn bò bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Từ đó tuyên truyền nhân rộng từng bước nâng cao số lượng, cải tạo chất lượng đàn bò địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Với những kết quả đạt được của dự án, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bò cái sinh sản đang mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nên chọn bán nông sản trên thương mại điện tử hay bán hàng truyền thống?

Nên chọn bán nông sản trên thương mại điện tử hay bán hàng truyền thống?

Hình thức bán hàng qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển mạnh mẽ, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp. So với phương thức bán hàng truyền thống vốn đã quen thuộc từ lâu, TMĐT mang đến nhiều cơ hội mới nhưng cũng có những thách thức riêng.
Ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều sớm

Mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang làm việc với UBND huyện Tân Yên về công tác sản xuất và chuẩn bị các điều kiện phục vụ xúc tiến, sẵn sàng cho vụ tiêu thụ vải thiều năm 2025.
Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử làm gì để thành công?

Tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành xu hướng nổi bật trong ngành nông nghiệp hiện nay. Để thành công trong việc bán nông sản trực tuyến, có một số yếu tố quan trọng cần được xem xét và tối ưu hóa. Dưới đây là các yếu tố quan trọng về tiêu thụ nông sản qua TMĐT.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm nông sản, từ trái cây, rau củ đến các sản phẩm chế biến sẵn như gạo, mứt, hay thực phẩm hữu cơ, đều có thể được tiêu thụ qua các nền tảng thương mại điện tử.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng thích ứng chuyển đổi số

Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng thích ứng chuyển đổi số

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp sử dụng dữ liệu và công nghệ số để đổi mới một cách tổng thể và toàn diện mô hình kinh doanh. Đồng thời, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ kinh doanh, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh.
Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ là biện pháp cần thiết nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nay sáp nhập thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa nền nông nghiệp Việt Nam bằng cách đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Mới đây, Bộ NN&MT đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Chip bán dẫn: Trái tim của công nghệ hiện đại

Chip bán dẫn: Trái tim của công nghệ hiện đại

Chip bán dẫn, hay còn gọi là vi mạch tích hợp (IC), là những linh kiện điện tử nhỏ bé nhưng vô cùng mạnh mẽ, đóng vai trò then chốt trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại. Từ điện thoại thông minh, máy tính, ô tô, đến các hệ thống công nghiệp và y tế, chip bán dẫn là nền tảng của cuộc sống số hóa ngày nay.
Thiết bị không người lái: "Đôi mắt" trên không phát hiện cháy rừng

Thiết bị không người lái: "Đôi mắt" trên không phát hiện cháy rừng

Cháy rừng là một thảm họa thiên nhiên gây ra những thiệt hại nặng nề về môi trường, kinh tế và con người. Việc phát hiện sớm và xử lý kịp thời các đám cháy rừng là vô cùng quan trọng để giảm thiểu hậu quả. Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thiết bị không người lái (UAV) đã mang đến một giải pháp hiệu quả cho công tác này.
Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa sản xuất theo mô hình cấy máy kết hợp hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm phát thải.
Mái nhà từ rác thải: Giải pháp xanh cho ngôi nhà

Mái nhà từ rác thải: Giải pháp xanh cho ngôi nhà

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, việc tìm kiếm các giải pháp xây dựng bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Một trong những hướng đi đầy tiềm năng là sử dụng rác thải để tạo ra vật liệu xây dựng, đặc biệt là mái nhà. Giải pháp này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội.
Vật liệu mới thay thế nhựa: Hướng tới một môi trường an toàn

Vật liệu mới thay thế nhựa: Hướng tới một môi trường an toàn

Ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và phát triển các vật liệu mới thay thế nhựa đang được đẩy mạnh, mở ra hy vọng về một tương lai bền vững hơn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính