Chủ nhật 06/07/2025 06:53Chủ nhật 06/07/2025 06:53 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn, phát triển cây dược liệu

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với kỳ vọng trở thành doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất tỉnh Cao Bằng, Ngân Hà biotech đã đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu chất lượng cao, quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường nhập khẩu khó tính như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.
Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn, phát triển cây dược liệu
Bà Đinh Thị Thuỳ - Giám đốc Ngân Hà biotech, doanh nhân tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn gen, quy trình chăm sóc phát triển cây dược liệu.

Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bảo tồn gen dược liệu quý

Cao Bằng là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của trên 617 loài cây thuốc quý, có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, xuất phát từ tình trạng khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch bảo tồn khiến các loài dược liệu quý trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nguy cơ tận diệt. Với mong muốn bảo tồn các loại gen dược liệu quý của Cao Bằng trước nguy cơ bị suy kiệt, công ty TNHH Công nghệ Sinh học Ngân Hà (Ngân Hà biotech), là công ty khoa học Công nghệ duy nhất tại Cao Bằng đã đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, chọn lọc nhân giống để gìn giữ, bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu tại Cao Bằng.

Theo bà Đinh Thị Thuỳ - Giám đốc Ngân Hà biotech thì Cao Bằng là địa phương có diện tích đất rừng lớn cùng với nhiều loại cây dược liệu phong phú. Đây là nguồn tài nguyên quý hiếm có giá trị, tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng đang bị suy kiệt do khai thác tràn lan và sử dụng không đúng với giá trị, gây thất thoát, lãng phí nguồn dược liệu trong tự nhiên. Trước thực tế đó, năm 2014, Ngân Hà biotech được thành lập với mục tiêu là phát triển cây dược liệu. Theo đó, Ngân Hà biotech đã tập trung đầu tư nghiên cứu, bảo tồn, phát triển nguồn gen cây dược liệu quý của Cao Bằng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong đó có cây thạch hộc thiết bì (tên khoa học là Dendrobium sp) được mệnh danh “đại tiên thảo” với nhiều công dụng đối với sức khoẻ con người như: Bổ khí huyết, mạnh xương khớp, bổ thận… Công ty đã xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen, phát triển cây thạch hộc thiết bì.

“Công ty định hướng tập trung vào nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen, nhân giống phát triển 2 cây thạch hộc thiết bì và lan bạch cập. Đây là 2 cây dược liệu quý đã và đang bị khai thác tràn lan có nguy cơ suy kiệt nguồn giống. Từ năm 2014 – 2015, chúng tôi đã nghiên cứu thành công nguồn gen cây thạch hộc thiết bì. Công ty tiếp tục thực hiện nghiên cứu nguồn gen cây lan bạch cập là dược liệu có công dụng chữa ung thư, cầm máu, làm đẹp trong gian đoạn 2016 - 2023. Để nghiên cứu, bảo tồn thành công nguồn gen, chọn giống đưa ra vườn ươm và đem trồng ít nhất phải mất 5 năm. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ không mệt mỏi trong đó phải có sự đam mê nghiên cứu khoa học của tất cả các thành viên công ty”, bà Thuỳ - Giám đốc Ngân Hà biotech cho hay.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu bước đầu năm 2015, Ngân Hà biotech ký hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Cao Bằng làm chủ dự án và triển khai đề tài khoa học “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, nhân giống và phát triển sản xuất cây dược liệu thạch hộc thiết bì trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”. Sau 10 tháng triển khai, Ngân Hà biotech tạo ra hơn 50.000 cây thạch hộc thiết bì (in vitro) cấy trong bình thủy tinh. Kết quả đề tài đã xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây dược liệu tại huyện Trùng Khánh với diện tích 500m2, được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng nghiệm thu đạt loại khá.

Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn, phát triển cây dược liệu
Bà Đinh Thị Thuỳ - Giám đốc Ngân Hà biotech vinh dự đón nhận Bảng vàng “Doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu sáng tạo năm 2023” do Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam tặng.

Song song với việc nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen nhân giống các loài dược liệu quý thì từ năm 2016 Ngân Hà biotech cũng tiến hành ươm giống quế hỗ trợ cho nông dân trồng tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo ổn định cuộc sống. Đến nay, hơn 1.500 ha cây quế tại các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình có nguồn gốc từ vườn ươm của Ngân Hà biotech đang phát triển xanh tốt. “Thời gian tới, công ty tiếp tục tập trung đầu tư nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen, nhân giống để phát triển thêm một số cây dược liệu quý của Cao Bằng”, bà Đinh Thị Thuỳ - Giám đốc Ngân Hà biotech chia sẻ.

Doanh nghiệp đầu tiên được cấp giấy chứng nhận KH&CN

Năm 2018, Ngân Hà biotech là doanh nghiệp Khoa học Công nghệ được Sở KH&CN tỉnh Cao Bằng cấp giấy chứng nhận đầu tiên trên địa bàn, với danh mục sản phẩm, hàng hóa sản xuất được hình thành từ kết quả KH&CN, gồm: Cây giống, cây nguyên liệu thạch hộc thiết bì; Rượu thạch hộc thiết bì; Thực phẩm chức năng bào chế từ cây thạch hộc thiết bì. Các sản phẩm Công ty đang nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh là các cây dược liệu (thạch hộc thiết bì, lan bạch cập); cây lâm nghiệp (quế); các sản phẩm chế biến (rượu vang nho rừng, men ngọt hạt dẻ, rượu nếp ong - hạt dẻ, rượu nếp ong, rượu sim, cơm ngọt nếp ong - hạt dẻ).

Đặc biệt, Ngân Hà biotech luôn để cao và thực hiện các tiêu chí đó là chất lượng sản phẩm: Đối với các mặt hàng đặc sản Cao Bằng, Ngân Hà Biotech đều lựa chọn kỹ càng, chặt chẽ và gắt gao trước khi đến tay người tiêu dùng. Các sản phẩm do Ngân Hà Biotech sản xuất đều đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe về vùng nguyên liệu, cách nuôi trồng, thu hoạch... Công ty đã xuất khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm chế biến từ gừng, quế, củ kiệu sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc hướng tới thị trường châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông.

Kỳ vọng trở thành công ty xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn nhất Cao Bằng, Công ty đã đầu tư phát triển vùng trồng nguyên liệu chất lượng cao, quan tâm xây dựng thương hiệu sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường nhập khẩu khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu.

Từ kết quả nghiên cứu nhân giống thành công, Công ty đã ứng dụng đưa vào trồng 2 ha cây lan bạch cập dược liệu và trồng thử nghiệm 3 ha cây bìm bịp tại xã Khâm Thành, huyện Trùng Khánh, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động cùng hàng chục lao động thời vụ. Bà Hoàng Thị Minh công nhân đã có 3 năm làm việc tại công ty cho biết, công việc hàng ngày làm tại công ty là chăm sóc vườn cây dược liệu phù hợp với sức khoẻ, khả năng của tôi, được công ty trả 6 triệu đồng/tháng, như nhiều công nhân của Công ty thì đây là mức thu nhập tốt đối với lao động nông thôn, giúp gia đình chúng tôi ổn định cuộc sống.

Là doanh nghiệp KH&CN, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp không ít khó khăn, song với những thành quả đã đạt được, Công ty TNHH Công nghệ sinh học Ngân Hà đang khẳng định được giá trị doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý của Cao Bằng. Công ty là một trong 11 doanh nghiệp KH&CN được Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam vinh danh “Doanh nghiệp KH&CN tiêu biểu sáng tạo toàn quốc năm 2023” và được vinh danh là đơn vị “Vì sự nghiệp phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, tại Lễ vinh danh do Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khoẻ và Đời sống tổ chức tháng 12/2023.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 6 tháng đầu năm 2025, sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 34 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nông sản 04/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 04/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm, đáng chú ý tiêu quay đầu giảm mạnh từ 2.000 - 7.000 đồng/kg so với hôm qua.
Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu và giá cả nông sản ngày càng khó lường, nhiều hộ nông dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn một lối đi khác: trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ chỗ chỉ là thử nghiệm, mô hình này ngày càng chứng minh hiệu quả vượt trội cả về kinh tế lẫn môi trường, mở ra hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp địa phương.
Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật kinh tế, nhưng anh Trầm Minh Thuần (31 tuổi, ngụ ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - nay là xã Trà Cú, tỉnh Vĩnh Long) lại về quê thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và đã gặt hái thành công khi thu lãi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.
Lâm Đồng: Đột phá trong phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021-2025

Lâm Đồng: Đột phá trong phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021-2025

Lâm Đồng là vùng đất cao nguyên nổi tiếng với khí hậu mát mẻ quanh năm, đang từng bước khẳng định vị thế trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, đặc biệt là cá nước lạnh. Giai đoạn 2021–2025, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại và thân thiện với môi trường.
Thị trường nông sản 03/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng 5.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 03/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng 5.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng, đáng chú ý tiêu tăng mạnh từ 2.000 - 5.000 đồng/kg so với hôm qua.
Bộ ba vàng vô cơ – hữu cơ – sinh học của Phú Mỹ - PVFCCo

Bộ ba vàng vô cơ – hữu cơ – sinh học của Phú Mỹ - PVFCCo

Phú Mỹ – PVFCCo đã hợp tác cùng đối tác từ Hoa Kỳ tạo nên bộ ba vàng (vô cơ – hữu cơ – sinh học) cho cả đất đai và cây trồng nhằm bổ sung thêm giải pháp lâu dài cho bài toán nâng cao chất lượng nông sản của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại.
Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Từ một nghề truyền thống, nuôi ong lấy mật đang trở thành hướng phát triển kinh tế tiềm năng, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương.
Thị trường nông sản 02/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 02/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tăng nhẹ, trong khi đó tiêu tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua.
Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững chắc”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.
Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Sau khi sáp nhập, tỉnh Thái Nguyên sẽ có diện tích đất nông, lâm nghiệp khá lớn (trên 700 nghìn héc-ta), trong đó có hơn 150 nghìn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, trồng cây hằng năm, cây lâu năm
Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Trong thời gian qua, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận (nay là tỉnh Khánh Hòa) đã tích cực triển khai nhiều dự án hỗ trợ nông dân, các chi tổ hội nghề nghiệp về vốn, khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính