Thứ bảy 02/11/2024 06:38Thứ bảy 02/11/2024 06:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Những tín hiệu tích cực

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau gần một năm triển khai, Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" đã cho thấy những tín hiệu tích cực, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường đáng kể.
Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Những tín hiệu tích cực
Năng suất lúa trong mô hình thí điểm giảm phát thải cao hơn lúa ngoài mô hình từ 2 - 5 tạ/ha - Ảnh minh họa.

Vụ Hè Thu và Thu Đông 2024, đề án được thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy, năng suất lúa trong mô hình thí điểm cao hơn lúa ngoài mô hình từ 2 - 5 tạ/ha. Cụ thể, năng suất vụ Hè Thu đạt 63 - 66 tạ/ha, vụ Thu Đông đạt 62 - 65 tạ/ha.

Không chỉ tăng năng suất, mô hình thí điểm còn giúp giảm chi phí đầu vào từ 10 - 15% so với ruộng đối chứng, giảm 40 - 50% lượng giống gieo sạ, giảm 3 - 4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm lượng nước tưới khoảng 30 - 40%. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế tăng từ 2,3 - 7,6 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Đặc biệt, lượng phát thải khí nhà kính cũng giảm từ 4 - 12 tấn CO2 tương đương/ha/năm.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhận định đề án đã có khởi đầu khả quan. Trên cơ sở những kết quả đạt được, vụ Đông Xuân 2024-2025, đề án sẽ được mở rộng ra nhiều huyện, thị xã với 65 mô hình trên diện tích khoảng 3.344ha. Dự kiến, lịch gieo sạ từ tháng 10 đến tháng 12/2024.

Để thực hiện thành công vụ Đông Xuân, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đề nghị các địa phương chú ý theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, chủ động phòng chống hạn, mặn, thiếu nước tưới. Các địa phương cũng cần tập trung chỉ đạo việc thực hiện các mô hình theo đúng quy trình kỹ thuật, tổ chức sản xuất cơ giới hóa đồng bộ, đánh giá, rà soát quy trình canh tác và rút kinh nghiệm từ các mô hình điểm.

Bên cạnh đó, việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ và hỗ trợ hợp tác xã áp dụng công nghệ trong quản lý sản xuất cũng được đặc biệt quan tâm.

Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao được kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Đây là hướng đi cần thiết để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bài liên quan

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn

Việt Nam là quốc gia đầu tiên thực hiện Chương trình sản xuất lúa giảm phát thải trên quy mô lớn. Đây cũng là Đề án đầu tiên trên thế giới về sản xuất một triệu hec-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp ở quy mô cấp Chính phủ chỉ đạo, nên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
"Tạo cuộc cách mạng cho cây lúa"

"Tạo cuộc cách mạng cho cây lúa"

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với tinh thần phải thổi hồn vào cây lúa, thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo bằng công nghệ số, phát triển xanh, yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình, như những gì mà mình yêu quý nhất trong cuộc đời mình, từ đó tạo cuộc cách mạng cho cây lúa và ĐBSCL.
5 quốc gia Đông Nam Á hợp tác tăng cường năng lực trồng lúa phát thải thấp

5 quốc gia Đông Nam Á hợp tác tăng cường năng lực trồng lúa phát thải thấp

5 quốc gia khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines) vừa khởi động Dự án CABIN nhằm hướng đến một nền nông nghiệp phát thải thấp và phát triển bền vững trong tương lai.
Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện”

Tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án Thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam (Đề án), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng: Đề án xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon tại Việt Nam trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.
Động lực phát triển phân bón xanh

Động lực phát triển phân bón xanh

Ngành phân bón Việt Nam đang đứng trước những thay đổi lớn khi bước vào năm 2024 khi đề xuất áp thuế VAT và áp lực chuyển đổi xanh đang đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành.
Sản xuất xanh, giảm phát thải

Sản xuất xanh, giảm phát thải

Sản xuất xanh đang trở thành yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu. Đó không chỉ là đòi hỏi của thị trường mà còn là trách nhiệm của người sản xuất. Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bắc Giang nỗ lực phủ xanh đất rừng

Bắc Giang nỗ lực phủ xanh đất rừng

Nỗ lực trồng rừng của tỉnh Bắc Giang đã mang lại kết quả đáng ghi nhận, với diện tích rừng tập trung vượt xa kế hoạch đề ra.
Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn

Tuyên Quang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn

Tuyên Quang đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Nam Định quyết tâm chống khai thác IUU

Nam Định quyết tâm chống khai thác IUU

Với lợi thế 72km bờ biển và vùng biển rộng lớn, khai thác thủy sản từ lâu đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Nam Định.
Lúa "xanh" đem lại lợi nhuận "vàng"

Lúa "xanh" đem lại lợi nhuận "vàng"

Mô hình trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp đang "lên ngôi" tại ĐBSCL, giúp nông dân tăng thu nhập, giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
"Gieo mầm" từ sản xuất hóa chất và phân bón xanh

"Gieo mầm" từ sản xuất hóa chất và phân bón xanh

Xanh hóa sản xuất hóa chất và phân bón là con đường tất yếu để ngành công nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Gần 9.000 ha rừng được cấp chứng chỉ

Gần 9.000 ha rừng được cấp chứng chỉ

Huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn đang đẩy mạnh cấp chứng chỉ rừng (CCR), góp phần nâng cao giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển lâm nghiệp bền vững.
ĐBSCL: Mưa lũ dồn dập, ngập lụt nghiêm trọng

ĐBSCL: Mưa lũ dồn dập, ngập lụt nghiêm trọng

Triều cường dâng cao kết hợp mưa lớn và lũ đang gây ngập lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến giao thông, sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Luật chống phá rừng "treo" lại một năm

Luật chống phá rừng "treo" lại một năm

EU trì hoãn luật chống phá rừng, tạo ra thế khó giữa cân bằng lợi ích thương mại 60,6 tỷ euro với cam kết bảo vệ môi trường.
Nắng nóng "thiêu rụi" kim chi Hàn Quốc

Nắng nóng "thiêu rụi" kim chi Hàn Quốc

Nắng nóng kỷ lục khiến giá bắp cải tại Hàn Quốc tăng vọt, gây ra khủng hoảng cho ngành công nghiệp kim chi và người tiêu dùng, buộc chính phủ phải tăng cường nhập khẩu.
Cần có “môi trường sạch”  để nông nghiệp hữu cơ phát triển

Cần có “môi trường sạch” để nông nghiệp hữu cơ phát triển

Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng theo nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ. Qua quá trình hoạt động thực tế ở địa phương, vẫn còn khó khăn thách thức để doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Tín chỉ carbon: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ

Tín chỉ carbon: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ

Tín chỉ carbon đang tạo ra cơ hội đáng kể cho Việt Nam trong việc thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi thế giới ngày càng tập trung vào các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, Việt Nam có thể tận dụng tín chỉ carbon để phát triển nông nghiệp hữu cơ, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập mới từ việc tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế.
Biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Thách thức và cơ hội phát triển

Biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Thách thức và cơ hội phát triển

Biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra những tác động to lớn đối với nông nghiệp toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Với vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự biến đổi này. Những thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra không chỉ đe dọa trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp truyền thống mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ, một lĩnh vực đang được quan tâm và phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính