Ảnh minh họa |
Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp, công nghiệp hiện đại gây ra một vài tác động vô cùng tiêu cực lên đất, một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất. Đất là nơi lưu trữ lượng cacbon lớn thứ hai sau đại dương. Do sự can thiệp của con người, đất đai trở nên cằn cỗi và giải phóng cacbon vào bầu khí quyển thay vì khóa chặt lại trong đất trong hàng nghìn năm. Có một nguy cơ rõ ràng là khí hậu ấm lên có thể khiến đất thải ra nhiều khí nhà kính hơn, điều này có thể làm tăng nhiệt độ khí hậu hơn nữa theo hình xoắn ốc tự tăng cường.
Ngoài ra, việc xới đất quá nhiều đã làm cho đất bị suy thoái vật chất, kết hợp sử dụng phân bón Nitơ gốc amoni bừa bãi khiến đất bị axit hóa. Hai yếu tố này kết hợp với hình thức độc canh đã gây ra sự suy thoái sinh học của đất, đồng nghĩa với việc đất mất đi chất hữu cơ và từ đó làm giảm độ phì nhiêu. Cuối cùng, việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học và thuốc diệt cỏ đang đầu độc đất.
Để giải quyết tất cả những thách thức này, Bảo tồn đất bao gồm một loạt các phương pháp nông nghiệp mà nếu tuân theo, sẽ giảm thiểu và đảo ngược những tác động đó, trong khi người nông dân vẫn có thể sản xuất một vụ mùa với sản lượng lớn. Không xới đất, Luân canh và Phân xanh là ba trụ cột thiết yếu nhất trong bảo tồn đất, có thể đảo ngược hiện tượng mất độ màu mỡ của đất về mặt vật lý, sinh học và hóa học. Sử dụng nước hợp lý và để lại dư lượng cây trồng trên bề mặt đất cũng rất quan trọng. Áp dụng Quản lý sâu bệnh và cỏ dại tổng hợp thay vì phun thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu phổ rộng một cách bừa bãi cũng là một hành động cần thiết phù hợp với triết lý Bảo tồn đất. Ưu tiên số một là cải tạo đất màu mỡ và tăng năng suất, nuôi dưỡng vi sinh vật để dự trữ nhiều khí cacbon hơn cũng như giúp chúng ta sản xuất đủ lương thực cho dân số ngày càng tăng.
Mặc dù có nhiều tiến trình xảy ra trong tự nhiên hay do tác động của con người ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của đất, nhưng tiến trình có nguy cơ làm giảm khả năng sản xuất của đất lớn nhất là xói mòn đất. Đó là tiến trình làm mất lớp đất mặt giàu chất hữu cơ, dinh dưỡng, chất hữu cơ bị oxi hóa nhanh do làm đất. Khi xói mòn, tầng đất sâu được phơi bày, khả năng sản xuất giảm do tính chất vật lý không thích hợp cho cây trồng, khả năng giữ nước kém, khả năng cung cấp dinh dưỡng thấp và nhiều tính chất bất lợi khác trên từng trường hợp cụ thể như đóng ván, chảy tràn…
Nhiều người nhận biết được chỉ thị xói mòn trên đất của họ, nhưng họ không quan tâm nhiều vì thực tế năng suất cây trồng tăng lên đáng kể trong những thập niên vừa qua. Nhưng chúng ta không nên lầm lẫn giữa tăng năng suất cây trồng và tăng khả năng sản xuất của đất, bởi vì năng suất cây trồng tăng chủ yếu do các tiến bộ kỹ thuật trong di truyền chọn giống, phân bón và quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và quản lý sâu bệnh, và các kỹ thuật nông học khác. Bảo tồn đất nước và quản lý thích hợp bao hàm ý nghĩa lớn hơn là chỉ kiểm soát sự mất đất và nước. Xói mòn đất là dấu hiệu của chương trình quản lý đất không thích hợp, có thể là do cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ cho cây trồng, hoặc là hệ thống cây trồng không hợp lý.
Trong lịch sử sản xuất nông nghiệp, trong khoảng giữa thế kỷ 20 trong khoảng giữa thế kỷ 20, tốc độ tăng năng suất cây trồng có chậm lại do khả năng sản xuất của đất giảm trên 40%, khả năng sản xuất giảm liên quan đến độ phì nhiêu đất bị thoái hóa. Hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng nhất là N giảm. Lượng chất dinh dưỡng lấy đi nhiều hơn lượng bổ sung từ phân bón vô cơ và hữu cơ. Nông dân áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong nông học đã làm tăng năng suất cây trồng. Việc tăng năng suất cây trồng chủ yếu do tăng lượng phân bón, nhất là phân N, cải thiện giống, kiểm soát cỏ dại, và các kỹ thuật canh tác khác.
Ngược lại, việc giảm sử dụng chất hữu cơ như phân chuồng, dư thừa cây trồng, tăng cơ giới hóa làm đất… đã làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất rất đáng kể, tăng tốc độ thoái hóa đất, điều này góp phần vào việc kéo giảm năng suất thực tế của cây trồng. Đánh giá toàn bộ các yếu tố làm tăng và giảm năng suất cây trồng cho thấy, nếu kiểm soát được các yếu tố làm giảm khả năng sản xuất của đất (các yếu tố làm suy thoái đất), năng suất của cây trồng có thể tăng thêm đến 10-50% so với năng suất thực tế. Vì vậy, nông dân không chỉ cần phải nắm rõ những tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất cây trồng trước mắt, mà còn phải hiểu những kỹ thuật làm giảm khả năng sản xuất của cây trồng trong thời gian dài, hay là khả năng sản xuất của đất.
Giảm bón phân hóa học có thể làm giảm 40-90% năng suất, tùy loại cây trồng, đất đai và khí hậu từng vùng. Vì vậy nếu không sử dụng phân bón, chúng ta cần khai thác nhiều hơn 30-40% diện tích đất canh tác để giữ vững sản lượng nông sản hiện có. Điều này có nghĩa là chúng ta phải đưa các loại đất kém thích hợp vào sản xuất cây trồng. Khả năng sản xuất của cây trồng có thể kiểm soát bằng cải thiện giống, phân bón và các kỹ thuật khác, nhưng nếu đất canh tác liên tục bị xói mòn, nước mất do chảy tràn, mất chất hữu cơ, khả năng sản xuất cây trồng của đất sẽ giảm nghiêm trọng theo thời gian.
Một ví dụ đơn giản, khi đưa cây họ đậu vào hệ thống luân canh, năng suất cây trồng chính tăng dần, mức độ xói mòn đất giảm, nên khả năng sản xuất của đất tăng. Hơn 1/3 diện tích đất canh tác trên thế bị xói mòn với mức độ trung bình đến nghiêm trọng, đ đó rút ngắn khả năng sản xuất của đất rất đáng kể. Như phân tích trên, để duy trì tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, việc duy trì và cải thiện khả năng sản xuất của đất là rất cần thiết. Để duy trì khả năng sản xuất của đất, bảo tồn đất và nước là công việc then chốt trong sản xuất nông nghiệp bền vững. Đất cũng như con người cần được chăm sóc, bồi dưỡng để đất lại để cho người những mùa xanh./.