Nông dân xóm Đoỏng Pán, xã Độc Lập, huyện Quảng Hoà chăm sóc vườn đồi chè. Ảnh Quốc Sơn |
Chuyện cây chè Đoỏng Pán
Ông Luyến kể, cây chè Đoỏng Pán trước đây chỉ là cây mọc hoang trong rừng, người dân địa phương gọi là cây chè “đông căm”, nghĩa là “cây chè rừng”. Theo năm tháng, cây chè rừng cứ tự nhiên mọc, tự nhiên phát triển chẳng được mấy ai ở đây để ý đến giá trị của nó. Ngươi dân chỉ thu hái đủ dùng cho gia đình mỗi khi có việc qua rừng.
Thế rồi như một cơ duyên cho cây chè “đông căm” bén rễ ở vùng đất Đoỏng Pán. Một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu mát lạnh với điều kiện đất đai, đồi núi nặng phù sa được tích tụ qua hàng trăm năm rất thích hợp trồng cây chè. Vào những năm 60 thế kỷ trước nhận thấy khí hậu, đồi núi quanh xóm Đoỏng Pán rất tốt cho trồng cây chè, người dân xóm Đoỏng Pán đã vào rừng lấy cây chè về trồng tập trung trên những vạt đồi trong xóm, từ đó hình thành nên những vườn chè của xóm.
Do phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng cùng với kỹ năng, kinh nghiệm, qua bàn tay chế biến hoàn toàn thủ công từ thu hái, vò, sao khô những búp chè bằng chảo gang trên bếp củi mà búp chè Đoỏng Pán sau khi sao có màu xanh hơi đen, nhiều phấn trắng tự nhiên, lá xoăn chặt, hương vị thơm đặc biệt. Khi thưởng thức chè Đoỏng Pán, người uống dễ cảm nhận rõ những đặc trưng riêng có hội tụ đủ: Thanh, sắc, vị, thần trong chè.
“Không biết từ lúc nào, chè của xóm Đoỏng Pán, xã Độc Lập, huyện Quảng Hoà được nhiều người sành uống trà trong vùng “vinh danh” là “Đệ nhất chè Đoỏng Pán”. Song chắc chắn một điều, ai đã từng thưởng thức chè Đoỏng Pán, dù chỉ một lần đều không thể quên được hương vị đậm đà, thơm ngon đặc trưng riêng có của nó. Khi rót hương chè lan tỏa mùi thơm dịu nhẹ dễ chịu, uống vào có vị hơi đắng mà thanh, chát nhưng ngọt dịu, thoang thoảng vị lưu trong họng kéo dài, tạo cho người uống cảm giác sảng khoái, thư thái. Thế rồi tiếng thơm của chè Đoỏng Pán cứ dần vượt ra khỏi làng, vươn xa khỏi bản”. Ông Triệu Đức Luyến tự hào nói.
Cây trồng chủ lực giảm nghèo
Ông Triệu Khánh Hoàng, Chủ nhiệm Hợp tác xã Chè Đoỏng Pán cho hay, xóm Đoỏng Pán có 150 hộ, riêng Hợp tác xã Chè Đoỏng Pán có 91 hộ thành viên, diện tích chè của hợp tác xã có hơn 16 ha trong tổng số 24 ha cây chè cả xóm. Trong xóm hầu hết các hộ đều trồng chè, hộ trồng ít nhất 0,5 ha, hộ trồng nhiều hơn 1 ha. Cây chè giờ được người dân Đoỏng Pán coi là cây trồng để xóa đói giảm nghèo, nhiều hộ đang tiếp tục cải tạo vườn chè cũ, mở rộng thêm diện tích trồng chè mới, nhiều diện tích trồng mới đã cho thu hoạch. Mỗi năm, nhiều hộ thu lợi từ chè thành phẩm vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng, có những hộ thu lợi hơn 200 triệu đồng. Như hộ Triệu Thị Tiên trồng 8.500 m2 chè; hộ đảng viên Hà Thị Nhiệm trồng gần 1 ha chè, mỗi năm thu hơn trăm triệu đồng.
Sản phẩm chè Đoỏng Pán của Hợp tác xã Chè Đoỏng Pán xã Độc Lập, huyện Quảng Hoà được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh Quốc Sơn |
Đặc biệt có hộ đảng viên Triệu Văn Kiên là hộ đi đầu trong phát triển cây chè Đoỏng Pán, áp dụng khoa học, kỹ thuật trồng chè hiệu quả, nên đồi chè hơn 1,3 ha của gia đình phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng chè luôn đảm bảo. Vườn chè mỗi năm cho gia đình ông bán chè thành phẩm thu lợi gần 300 triệu đồng. Gia đình ông được các thành viên Hợp tác xã Chè Đoỏng Pán tôn vinh gia đình trồng chè tiêu biểu của xóm.
Để phát triển cây chè Đoỏng Pán, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đã phối hợp thực hiện thành công Dự án “Xây dựng mô hình thâm canh cải tạo vùng chè Đoỏng Pán gắn với chế biến một số sản phẩm chè xanh chất lượng cao tạo sản phẩm OCOP tại xã Độc Lập, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng”. Dự án tuyển chọn được 150 cây chè ưu tú để khai thác hom giống phục vụ nhân giống; xây dựng mô hình vườn ươm nhân giống chè quy mô 100.000 bầu chè được nhân giống từ nguồn hom của cây chè ưu tú tuyển chọn tại xã Độc Lập, cây giống đủ tiêu chuẩn xuất đạt tỷ lệ gần 90%; thâm canh cải tạo thành công 10 ha chè theo hướng hữu cơ.
Chè Đoỏng Pán cho mỗi năm thu hoạch 2 vụ chính, vụ xuân thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6, vụ đông từ tháng 9 đến hết năm. Vào vụ cách 10 - 15 ngày thu hái một lần. Nắm bắt xu hướng thị trường, khách hàng luôn tìm mua sản phẩm sạch, có uy tín, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng…, người dân Đoỏng Pán đã trồng chè theo phương pháp trồng chè sạch, hữu cơ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất bảo quản. Khi hết vụ, người dân chỉ cắt tỉa cành, làm sạch cỏ bằng phương pháp truyền thống. Khâu chế biến chè thành phẩm từ thu hái, vò, sao khô, đóng gói hút chân không được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để chè thành phẩm có chất lượng cao nhất, vì thế hương vị đặc trưng riêng có của chè Đoỏng Pán vẫn được giữ nguyên.
“Năm 2021, sản phẩm chè khô của Hợp tác xã Chè Đoỏng Pán được chứng nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp chứng nhận thương hiệu, nhãn mác sản phẩm “Đông căm chè”. Sản phẩm chè của hợp tác xã được đóng gói hút chân không, có nhãn mác, có mã QRCode cung cấp thông tin chi tiết sản phẩm…, được UBND huyện Quảng Hoà tạo điều kiện cho hợp tác xã tham dự các hội chợ, triển lãm thương mại, đăng sản phẩm trên trang Fanpage “Sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP huyện Quảng Hoà”…, để quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm, nên thị trường được mở rộng, đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh, thành biết và tìm mua chè Đoỏng Pán”. Chủ nhiệm Hợp tác xã Chè Đoỏng Pán Triệu Khánh Hoàng cho hay.
Hiệu quả của chè Đoỏng Pán đã được khẳng định, cây trồng được xác định cây giảm nghèo bền vững, đem lại giá trị kinh tế, cần được đẩy mạnh mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, để góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát