Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cụm Công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất Bắc Ninh

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hàng chục công ty trong Cụm Công nghiệp (CCN) Phú Lâm vừa bị Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường do đổ thải gây ô nhiễm môi trường.

Hàng chục công ty trong Cụm Công nghiệp (CCN) Phú Lâm vừa bị Thanh tra Bộ TN&MT xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường do đổ thải gây ô nhiễm môi trường, và trước đó, tỉnh Bắc Ninh cũng đã liên tiếp xử phạt về hành vi này tại đây.

Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm đã từng bị xử phạt

Như Báo Thanh tra phản ánh, tháng 9/2023, đoàn giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra, xác minh vật liệu đổ tại đây là tro xỉ lò đốt sinh khối của một số cơ sở lò hơi, bán hơi thương phẩm tại CCN Phú Lâm, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, phát hiện tại vị trí Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm thuê của ông Lưu Quang Lợi đã đổ thải có tổng diện tích khoảng 2.400m2, trong đó phần đất bị đổ thải khoảng 969m2.

Đến ngày 25/1/2024, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05), Bộ Công an, đã phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh, Công an huyện Tiên Du, Công an xã Phú Lâm tiến hành kiểm tra đột xuất địa điểm khu ao thuộc đất của khu VAC Đông Phù, số 109, tờ bản đồ 22, có liên quan đến tội phạm vi phạm hành chính về môi trường, phát hiện địa điểm này nghi san lấp trái phép chất thải.

Trước sự việc nghiêm trọng này, ngày 27/3/2024, C05, Bộ Công an, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “gây ô nhiễm môi trường” xảy ra tại Công ty Phú Lâm, tại CCN Phú Lâm, xã Phú Lâm và khu VAC Đông Phù, thôn Đông Phù, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 28/3/2024, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có quyết định chuyển vụ án hình sự đến Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.

Trước đó, ngày 5/7/2021, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải đã ký Quyết định số 832 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm, do ông Ngô Xuân Lợi làm Giám đốc, do đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy, với số tiền 80 triệu đồng.

Trao đổi với báo chi trước đó, ông Ngô Xuân Lợi, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Giấy Phú Lâm chia sẻ: “Với trách nhiệm của mình, tôi thường xuyên họp bàn với các chủ cơ sở sản xuất thành lập tổ tự quản gồm 10 tổ viên, có trách nhiệm giám sát, báo cáo kịp thời về hiệp hội những hiện tượng cố tình vi phạm gây ô nhiễm môi trường để có hướng nhắc nhở, xử lý; đồng thời, tổ chức quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt ở các trục đường, cơ sở sản xuất trong CCN. Hiệp hội cũng kêu gọi các doanh nghiệp tự đóng góp kinh phí để sửa chữa hạ tầng CCN khang trang, sạch đẹp; tiến hành nạo vét tuyến kênh nội khu, đảm bảo việc tiêu thoát nước trong CCN, kiên quyết không cho bất cứ cơ sở sản xuất nào xả thải ra tuyến kênh này”.

Chia sẻ là thế, nhưng giờ đây, chính ông Ngô Xuân Lợi và Công ty TNHH Xây dựng sản xuất và Thương mại Phú Lâm bị khởi tố về hành vi “gây ô nhiễm môi trường”.

tm-img-alt
CCN Phú Lâm, nơi hàng chục công ty bị xử phạt do gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: ND

Cụm Công nghiệp “ô nhiễm”

Theo tìm hiểu được biết, CCN Phú Lâm có diện tích khoảng 24,6ha, với 32 cơ sở sản xuất, kinh doanh đang hoạt động, trong đó, 26 cơ sở sản xuất giấy, 3 cơ sở tái chế nhựa, 3 cơ sở bán hơi.

Nhiều năm nay, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất giấy thuộc CCN Phú Lâm đã gây bức xúc và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của người dân xung quanh khu vực này; nhất là việc xả nước thải không qua xử lý ra sông Ngũ Huyện Khê đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước của các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh.

Trước đó, vào các năm 2021 và 2022, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 24 văn bản, thông báo, kết luận về công tác quản lý, xử lý ô nhiễm, vi phạm về bảo vệ môi trường liên quan đến một số doanh nghiệp hoạt động tại CCN Phú Lâm.

UBND huyện Tiên Du cũng đã từng kiểm tra, xử phạt 18 doanh nghiệp trong CCN này với tổng số tiền hơn 4,8 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí trước đó, ông Ngô Lương Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lâm cho biết: Trước sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, cùng sự vào cuộc sát sao của các cấp chính quyền, tình trạng ô nhiễm môi trường và vi phạm đất đai tại CCN Phú Lâm từng bước được xử lý.

Đến nay, 80% cơ sở sản xuất đã hoàn thiện công trình xử lý nước thải tuần hoàn, 20% còn lại đang trong quá trình hoàn thiện và đưa vào vận hành đầu năm 2022; cơ bản xử lý dứt điểm khói đen thải ra môi trường, không còn hiện tượng tự ý đốt chất thải hóa chất; các hộ vi phạm hành lang đê điều tự tháo dỡ công trình trên đất vi phạm.

Một số cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc khí thải online, gửi kết quả trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh Bắc Ninh để giám sát; thành lập tổ tự quản thu gom chất thải rắn phát sinh hàng ngày.

“Cái được lớn nhất trong quá trình thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường tại đây chính là nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các chủ cơ sở sản xuất được nâng lên, cùng đồng thuận, chung tay làm sạch môi trường song song với phát triển sản xuất”, ông Xuân khẳng định.

Ngày 5/2/2024, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đối với 9/18 doanh nghiệp hoạt động tại CCN Phú Lâm, với số tiền xử phạt lên đến gần 3 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động 4,5 tháng do không có giấy phép môi trường.

Những đơn vị bị đình chỉ hoạt động gồm: Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh giấy Anh Quốc; Công ty Nam Long (TNHH); Công ty Cổ phần Giấy Bình Minh; Công ty Việt Toàn (TNHH); Công ty TNHH Toàn Mỹ; Công ty TNHH Hùng Phát; Công ty Cổ phần Giấy Hưng Lợi; Công ty Cổ phần Giấy Liên Việt; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Ngọc Minh Giang.

Sau khi có quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Tiên Du đã thành lập đoàn giám sát của huyện do ông Nguyễn Công Ký, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện làm trưởng đoàn cùng với các ban, ngành và UBND xã Phú Lâm. Đoàn giám sát có nhiệm vụ thường xuyên tổ chức giám sát việc đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải của 9 công ty bị Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt hành chính.

Liên quan đến giám sát việc chấp hành nội dung đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường, phóng viên Báo Thanh tra liên hệ UBND huyện Tiên Du để tìm hiểu việc xử lý trách nhiệm của các cá nhân trong thực thi công vụ, nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm.

www.moitruongvadothi.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nắng nóng "thiêu rụi" kim chi Hàn Quốc

Nắng nóng "thiêu rụi" kim chi Hàn Quốc

Nắng nóng kỷ lục khiến giá bắp cải tại Hàn Quốc tăng vọt, gây ra khủng hoảng cho ngành công nghiệp kim chi và người tiêu dùng, buộc chính phủ phải tăng cường nhập khẩu.
Khi sông ngòi châu Âu không còn sạch!

Khi sông ngòi châu Âu không còn sạch!

Châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng nước sạch do ô nhiễm hóa chất tràn lan và thiếu hụt đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước.
Cần có “môi trường sạch”  để nông nghiệp hữu cơ phát triển

Cần có “môi trường sạch” để nông nghiệp hữu cơ phát triển

Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng theo nông nghiệp hữu cơ gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ. Qua quá trình hoạt động thực tế ở địa phương, vẫn còn khó khăn thách thức để doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Tín chỉ carbon: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ

Tín chỉ carbon: Cơ hội cho Việt Nam thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ

Tín chỉ carbon đang tạo ra cơ hội đáng kể cho Việt Nam trong việc thúc đẩy sản xuất sản phẩm hữu cơ, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Khi thế giới ngày càng tập trung vào các giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính, Việt Nam có thể tận dụng tín chỉ carbon để phát triển nông nghiệp hữu cơ, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập mới từ việc tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế.
Biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Thách thức và cơ hội phát triển

Biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Thách thức và cơ hội phát triển

Biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra những tác động to lớn đối với nông nghiệp toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Với vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ sự biến đổi này. Những thách thức mà biến đổi khí hậu đặt ra không chỉ đe dọa trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp truyền thống mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ, một lĩnh vực đang được quan tâm và phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây
Nam Cực xanh hóa: Vẻ đẹp hiểm nguy từ biến đổi khí hậu

Nam Cực xanh hóa: Vẻ đẹp hiểm nguy từ biến đổi khí hậu

Dựa trên dữ liệu vệ tinh, các nhà khoa học phát hiện diện tích thảm thực vật ở Nam Cực đã tăng gấp 10 lần trong 40 năm qua.
100 tỷ USD "chữa cháy" cho Trái Đất

100 tỷ USD "chữa cháy" cho Trái Đất

Trước thềm COP29, châu Âu cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD hàng năm cho các nước đang phát triển ứng phó biến đổi khí hậu.
Nỗ lực giữ vững tiêu chí môi trường, xây dựng nông thôn mới Cao Phong

Nỗ lực giữ vững tiêu chí môi trường, xây dựng nông thôn mới Cao Phong

Huyện Cao Phong đang nỗ lực vượt qua thách thức về ô nhiễm môi trường tại một số "điểm nóng" để giữ vững tiêu chí môi trường, hướng tới xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Giảm phát thải, tăng năng suất với nông điện mặt trời

Giảm phát thải, tăng năng suất với nông điện mặt trời

Nông điện mặt trời, mô hình kết hợp sản xuất nông nghiệp và năng lượng mặt trời, là giải pháp tiềm năng giúp giảm thiểu khí thải carbon từ ngành nông nghiệp, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.
Nắng nóng "thiêu đốt" nguồn nước toàn cầu

Nắng nóng "thiêu đốt" nguồn nước toàn cầu

Nguồn nước toàn cầu đang cạn kiệt với tốc độ đáng báo động, đe dọa đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng khan hiếm nước chưa từng có trong năm 2024.
Lúa Việt "xanh hóa" chinh phục thị trường

Lúa Việt "xanh hóa" chinh phục thị trường

Nghị định 112 nhằm hỗ trợ sản xuất lúa giảm phát thải, mở ra hướng đi mới nâng cao giá trị gạo Việt trên thị trường, thúc đẩy chuyển đổi sang phương thức canh tác thân thiện với môi trường.
Bắc Giang phục hồi hệ thống đê điều sau bão số 3

Bắc Giang phục hồi hệ thống đê điều sau bão số 3

Hệ thống đê điều Bắc Giang ghi nhận 104 sự cố sau bão số 3, tỉnh đang khẩn trương khắc phục và triển khai các giải pháp củng cố, nâng cao năng lực chống lũ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính