Mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng từ 42% đến 43% trên toàn quốc, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, và đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5% đến 5,5% mỗi năm - Ảnh minh họa. |
Theo Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia sẽ tập trung vào phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, bao gồm các mục tiêu về bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Đối tượng quy hoạch là đất lâm nghiệp (gồm đất có rừng, đất chưa có rừng được quy hoạch để phát triển rừng), các công trình kết cấu hạ tầng lâm nghiệp như: Hệ thống vườn ươm, đường vận chuyển lâm sản, các công trình phục vụ bảo vệ rừng như trạm bảo vệ rừng, chòi canh, đường băng cản lửa. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp...
Mục tiêu cụ thể của quy hoạch bao gồm duy trì tỷ lệ che phủ rừng từ 42% đến 43% trên toàn quốc, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, và đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 5% đến 5,5% mỗi năm. Quy hoạch cũng đặt mục tiêu tăng thu nhập từ rừng trồng sản xuất lên 1,5 lần vào năm 2025 và gấp đôi vào năm 2030 so với năm 2020; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản dự kiến đạt 20 tỷ USD vào năm 2025 và 25 tỷ USD vào năm 2030.
Việc ban hành Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là góp phần triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp và cụ thể hóa Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Gấp rút xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam |
Vườn quốc gia Yok Đôn tăng cường công tác bảo vệ rừng |
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero |