Thứ ba 24/06/2025 14:44Thứ ba 24/06/2025 14:44 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Gấp rút xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
7 nhiệm vụ về carbon rừng được xác định trong thời gian tới, nhằm giúp các chủ rừng tạo nguồn tài chính ổn định cho bảo vệ, phát triển rừng.
Gấp rút xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam
Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn và Cục trưởng Trần Quang Bảo chủ trì hội thảo “Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng”. Ảnh: Bảo Thắng.

Cục Lâm nghiệp phối hợp Hội Khoa học Kinh tế NN-PTNT tổ chức Hội thảo “Carbon rừng - Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng”, với sự tài trợ của Tổ chức Forest Trends và UK PACT vào sáng 3/10.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, lâm nghiệp hiện là lĩnh vực duy nhất có khả năng phát thải ròng âm, nhờ vào quá trình bảo vệ và phát triển rừng và sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế. Tuy nhiên, thị trường carbon rừng ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 51,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới (WB) nhờ chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tấn CO2 tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ. Hiện Bộ NN-PTNT hoàn thiện hồ sơ để trình Thủ tướng xem xét đàm phán, ký kết Thỏa thuận mua bán giảm phát thải cho 11 tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ với Tổ chức Tăng cường Tài chính Lâm nghiệp (Emergent).

"Thị trường carbon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường", ông Bảo nói và thừa nhận, các nguồn lực tài chính cho hoạt động lâm nghiệp còn thiếu ổn định, chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế.

Cục Lâm nghiệp cũng xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy phát triển thị trường và triển khai thương mại tín chỉ carbon rừng thời gian tới. Đó là: (1) Rà soát, cập nhật đóng góp do quốc gia tự quyết định lĩnh vực lâm nghiệp; (2) Nghiên cứu tiềm năng và phân bổ hạn ngạch giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cho các địa phương;

(3) Hoàn thiện thể chế chính sách về chuyển nhượng và quản lý tài chính nguồn thu từ tín chỉ carbon rừng; (4) Xây dựng tiêu chuẩn carbon rừng Việt Nam, phương pháp luận tính toán kết quả giảm phát thải và hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải, tăng hấp thụ carbon của rừng; hướng dẫn xây dựng và triển khaithí điểm một số dự án tiềm năng;

(5) Tuyên truyền, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về carbon rừng; (6) Tiếp tục triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải với WB; tham mưu đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ với Tổ chức Emergent; (7) Tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực quốc tế và khối tư nhân.

Đối với địa phương, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp đề nghị chủ động huy động và lồng ghép các nguồn lực hợp pháp thực hiện giảm phát thải, tăng hấp thụ trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, kêu gọi sự tham gia tích cực của các bên liên quan nhằm thúc đẩy phát triển bền vững của thị trường carbon rừng.

"Sự hợp tác và cam kết của tất cả các bên liên quan sẽ là yếu tố quyết định cho thành công của ngành lâm nghiệp trong bối cảnh mới", ông Bảo nhấn mạnh.

TS Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế NN-PTNT đề nghị cơ quan quản lý xây dựng, ban hành nhiều hơn những cơ chế tài chính ban đầu hỗ trợ cho chủ rừng, nhất là nhóm chủ rừng yếu thế. Đây là cách để đối tượng này được tiếp cận một cách dễ dàng hơn với các quỹ carbon rừng.
nongnghiep.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 1: Trong cái khó, ló cái khôn

Người dân Quảng Phú chúng tôi không còn xa lạ với phong trào giảm rác thải nhựa, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, tiêu dùng xanh đang lan tỏa rộng khắp khiến chất lượng môi trường, đời sống và thu nhập của chị em phụ nữ (nhóm người yếu thế) đang ngày càng nâng lên. Chứng kiến những đổi thay mang màu xanh hơi thở của sự sống tôi thực sự rất vui vì trong thành quả chung đó có chút công sức riêng của chúng tôi đã được các cấp, các ngành và địa phương triển khai ghi nhận.
Cảnh báo Cadmium tích tụ trong đất nông nghiệp ở Châu Âu

Cảnh báo Cadmium tích tụ trong đất nông nghiệp ở Châu Âu

Cadmium là kim loại nặng độc hại có từ hoạt động khai thác mỏ và sản xuất phân bón. Được tìm thấy trong nhiều vị trí đất nông nghiệp ở Châu Âu, kéo theo lo ngại về an toàn thực phẩm và sức khỏe của người dân.
Cùng nhau gìn giữ, bảo vệ đại dương xanh cho hôm nay và mai sau

Cùng nhau gìn giữ, bảo vệ đại dương xanh cho hôm nay và mai sau

Mỗi quốc gia, dân tộc tuy khác nhau về thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế, bản sắc văn hóa, xã hội, nhưng có chung một sứ mệnh là "cùng nhau gìn giữ, bảo vệ đại dương xanh cho hôm nay và mai sau" để biển cả mãi mãi là không gian sinh tồn của sự sống và phát triển thuận thiên bền vững.
Quảng Bình tiến hành thả hàng triệu tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Quảng Bình tiến hành thả hàng triệu tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Bình cùng các địa phương trên địa bàn đã tiến hành thả thả hàng triệu tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản…
Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2025

Tại khu vực thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Băng), ngày 5/6/2025, tỉnh Cao Bằng tổ chức Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6, Tháng hành động vì môi trường năm 2025. Ngày Môi trường thế giới năm 2025 được Chương trình môi trường Liên Hợp quốc phát động với chủ đề “Chấm dứt ô nhiễm nhựa”.
Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Vĩnh Phúc: Chi gần 4,5 tỉ đồng mua chế phẩm sinh học hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi

Năm 2025 UBND tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trích gần 4,5 tỉ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ chi phí mua chế phẩm sinh học xử lý chất thải cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”

“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”

“Cuộc chiến với rác thải nhựa không thể thành công bằng nỗ lực đơn lẻ”, đây là thông điệp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy gửi tới Lễ hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới.
Cao Bằng: Dự kiến hoàn thành 100% chỉ tiêu di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở trước 30/6

Cao Bằng: Dự kiến hoàn thành 100% chỉ tiêu di dời chuồng trại gia súc ra khỏi gầm sàn nhà ở trước 30/6

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2022 – 2024 có 4.868 hộ có chuồng trại gia súc dưới gầm sàn nhà ở, gồm: 1.943 hộ nghèo, 877 hộ cận nghèo, 71 hộ mới thoát nghèo, 94 hộ chính sách, 1.883 hộ khác.
Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa

Hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành đã ký ban hành Công văn số 2141/BNNMT-VP ngày 16/5/2025 về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025.
Quảng Bình tập huấn về chăm sóc sức khoẻ trên cây trồng chủ lực cho bà con nông dân

Quảng Bình tập huấn về chăm sóc sức khoẻ trên cây trồng chủ lực cho bà con nông dân

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình đã tổ chức mở 21 lớp tập huấn phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) tại 21 xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Gia Lai: Nhóm từ thiện Fly To Sky triển khai chương trình “Đổi sách lấy cây”

Gia Lai: Nhóm từ thiện Fly To Sky triển khai chương trình “Đổi sách lấy cây”

Ngày 24/5, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, Nhóm từ thiện Fly To Sky (thành viên Mạng lưới tình nguyện Quốc gia) đã tổ chức chương trình “Đổi sách lấy cây” năm 2025. Chương trình được tổ chức đồng thời tại 20 điểm đổi trên 6 tỉnh, thành trên cả nước. Ngày 24/5, tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, Nhóm từ thiện Fly To Sky (thành viên Mạng lưới tình nguyện Quốc gia) đã tổ chức chương trình “Đổi sách lấy cây” năm 2025. Chương trình được tổ chức đồng thời tại 20 điểm đổi trên 6 tỉnh, thành trên cả nước.
Quảng Bình: Thả 57.000 con cá trắm cỏ, cá chép, cá mè trên sông Kiến Giang

Quảng Bình: Thả 57.000 con cá trắm cỏ, cá chép, cá mè trên sông Kiến Giang

57.000 con cá trắm cỏ, cá chép, cá mè đã được thả Chi cục Thủy sản, biển, hải đảo và Kiểm ngư Quảng Bình tổ chức thả trên sông Kiến Giang nhằm mục đích tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính