Chủ nhật 24/11/2024 17:29Chủ nhật 24/11/2024 17:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net-Zero vào năm 2050, trong bối cảnh mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên và quản lý rừng sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm gia tăng phát thải khí nhà kính.
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050 - Ảnh minh họa.
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050 - Ảnh minh họa.

Mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên và quản lý rừng sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm gia tăng phát thải khí nhà kính.

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050. Việt Nam đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, mỗi năm trồng thêm khoảng 238.000 hecta rừng và tìm cách phục hồi rừng tự nhiên để chống biến đổi khí hậu.

Chia sẻ tại hội thảo “Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net-Zero và phát triển bền vững”, bà Nghiêm Phương Thúy đại diện Cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp Phát triển và Nông thôn cho biết, thời gian qua Cục đã thực hiện nhiều chương trình kế hoạch như: Đề án 1 tỷ cây xanh, Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai.

Tất cả những chủ trương chính sách của ngành này liên quan đến tín chỉ các-bon rừng như: Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất, Kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn… cũng nhằm đáp ứng cho việc phát triển bảo vệ rừng, thúc đẩy cung ứng trao đổi tín chỉ carbon từ rừng.

Nhận định về thị trường tín chỉ carbon hiện nay, bà Nghiêm Phương Thúy cho rằng thị trường tự nguyện quốc tế và một số thị trường bắt buộc của một số quốc gia cũng như vùng lãnh thổ đang vô cùng sôi động.

Mục tiêu của Việt Nam là duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, mỗi năm trồng thêm khoảng 238.000ha rừng và tìm cách phục hồi rừng tự nhiên để chống biến đổi khí hậu- Ảnh minh họa.
Mục tiêu của Việt Nam là duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, mỗi năm trồng thêm khoảng 238.000ha rừng và tìm cách phục hồi rừng tự nhiên để chống biến đổi khí hậu - Ảnh minh họa.

Thông tin về việc triển khai trao đổi tín chỉ carbon rừng của Việt Nam hiện nay, đại diện Cục lâm nghiệp cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện trao đổi 2 Chương trình dự án Carbon lâm nghiệp trên thị trường tự nguyện.

Chương trình thứ nhất là Chương trình giảm phát thải 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (ERP), áp dụng tiêu chuẩn carbon của quỹ Đối tác carbon trong lâm nghiệp gọi tắt là FCPF.

“Để được Quỹ FCPF cấp 16,21 triệu tín chỉ - là kết quả giảm phát thải của 2018-2019, chúng tôi phải xây dựng báo cáo giám sát kết quả, kết quả này được tín chỉ hóa tức là đã trở thành tín chỉ carbon rừng của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Chúng tôi đã chuyển nhượng cho WB và Quỹ FCPF tín chỉ carbon chứ không phải kết quả giảm phát thải. Hiện nay chúng tôi đã chuyển nhượng được 10,3 triệu tấn CO2, là toàn bộ lượng tín chỉ theo con số chính thức”.

Còn lại hiện Việt Nam dư thừa hơn 6 triệu tấn CO2 và World Bank đang đề xuất mua hơn 1 triệu tấn nữa. Bộ Nông nghiệp Phát triển & Nông thôn đang hoàn thiện thủ tục để xin chuyển nhượng bổ sung hơn 1 triệu tín chỉ carbon này.

Chương trình thứ 2 mà Bộ Nông nghiệp Phát triển & Nông thôn đang được giao chủ trì xây dựng, là ký với tổ chức LEAF/Emergent nghị định thư triển khai xây dựng và đàm phán Thỏa thuận giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ cho 11 tỉnh của vùng. Dự kiến phía LEAF/Emergent sẽ mua tối thiểu khoảng 5,15 triệu tấn tín chỉ carbon rừng với giá từ 10$/tấn CO2.

Các công ty báo cáo việc sử dụng tín chỉ carbon ra sao? Các công ty báo cáo việc sử dụng tín chỉ carbon ra sao?
Cách xác định giá trị của tín chỉ carbon Cách xác định giá trị của tín chỉ carbon
Các tổ chức quốc tế nào đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tín chỉ carbon? Các tổ chức quốc tế nào đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tín chỉ carbon?

Bà Thúy cho biết, hiện Cục đã trình hồ sơ đăng ký cấp tín chỉ, trong hồ sơ dự kiến trong 2 năm 2021-2022, 11 tỉnh này sẽ tạo ra khoảng 8 triệu tín chỉ CO2 để chuyển nhượng cho LEAF/Emergent. Chương trình này không áp dụng chuẩn FCPF mà áp dụng tiêu chuẩn TREE của nền tảng giao dịch REDD+.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, do FCPF và LEAF/Emergent có tiêu chuẩn khá ngặt nghèo nên hiện không có tín chỉ nào đến từ rừng trồng nên những tín chỉ Chương trình đang triển khai chủ yếu đến từ từng tự nhiên.

Đúc kết từ thực tế triển khai 2 Chương trình, đại diện Cục Lâm nghiệp đã chỉ ra một số thuận lợi như sau:

Thứ nhất, nhiều chủ trương của Đảng, các chính sách, chiến lược, nghị định hướng dẫn của Chính phủ, các bộ ngành, cũng như chiến lược Quốc gia, chương trình phát triển của ngành nông nghiệp đã được ban hành nhằm thúc đẩy phát triển rừng để tăng khả năng hấp thụ cũng như ngăn ngừa, giảm phát thải.

Thứ 2 là chương trình này có khá nhiều thuận lợi, đó là chúng ta đã có sự chuẩn bị, hiện nay khung chính sách thị trường tín chỉ carbon trong nước đang được xây dựng hình thành.

Thuận lợi thứ 3 là ngành Nông nghiệp đã có quy định hướng dẫn riêng về giảm phát thải, giảm khí nhà kính, đo đạc giảm nhẹ trong lĩnh lâm nghiệp để làm cơ sở báo cáo kết quả của ngành về những đóng góp vào NDC.

Thứ 4 là nhu cầu bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế là có thật. Có nhiều nhiều nhà đầu tư quan tâm đến hỗ trợ phát triển tín chỉ rừng, đặc biệt là trong những năm gần đây nhu cầu bù trừ tín chỉ trong nước tăng rất mạnh với những thỏa thuận sáng kiến mới của Quốc tế như sáng kiến về CBAM của EU và tới đây là Hoa Kỳ. Doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh nỗ lực giảm phát thải nếu muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.

“Nhu cầu tín chỉ carbon sẽ tăng mạnh trong thời gian tới cả trong nước và quốc tế. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã tiếp cận chúng tôi với mong muốn mua các tín chỉ carbon rừng để bù trừ vào phần phát thải”, bà Nghiêm Phương Thúy nhận định.

Khẳng định tiềm năng về tín chỉ carbon rừng của Việt Nam vô cùng lớn, Bà Thúy cho hay “hiện chúng tôi đang có hơn 8 triệu ha rừng và thời gian tới sẽ mở rộng thị trường tín chỉ carbon ra đối tượng này”.

Bài liên quan

Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ hướng tới Net Zero

Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ hướng tới Net Zero

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 với mục tiêu nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) tại Việt Nam.
Việt Nam chủ động nghiên cứu khoa học công nghệ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Việt Nam chủ động nghiên cứu khoa học công nghệ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ với chương trình cấp quốc gia đến năm 2030.
Hải Phòng: Kiểm tra về công tác quản lý, bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản tại vườn quốc gia Cát Bà

Hải Phòng: Kiểm tra về công tác quản lý, bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản tại vườn quốc gia Cát Bà

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng vừa phối hợp với Vườn Quốc gia Cát Bà, Kiểm tra về công tác quản lý, bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản tại vườn quốc gia Cát Bà.
Đắk Nông: Thành lập các chốt liên ngành quản lý bảo vệ rừng

Đắk Nông: Thành lập các chốt liên ngành quản lý bảo vệ rừng

UBND tỉnh Đắk Nông mới ban hành Công văn yêu cầu các các sở, ngành, địa phương và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai, thực hiện tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2024-2025.
Vườn quốc gia Yok Đôn tăng cường công tác bảo vệ rừng

Vườn quốc gia Yok Đôn tăng cường công tác bảo vệ rừng

Lực lượng kiểm lâm của Vườn thường xuyên tổ chức tuần tra, mật phục, cài cắm thông tin nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ôn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu dịp Tết

Ôn định thị trường các mặt hàng nông sản thực phẩm thiết yếu dịp Tết

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/10/2024 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hóa cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lịch sử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Lịch sử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là một tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng nhân dân, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Xúc tiến tiêu thụ nông sản Việt Nam - Mông Cổ

Xúc tiến tiêu thụ nông sản Việt Nam - Mông Cổ

Việt Nam và Mông Cổ đều có những lợi thế vượt trội trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu các sản phẩm như gạo, cà phê, trái cây nhiệt đới,... Trong khi đó, Mông Cổ nổi tiếng với các sản phẩm thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm từ sữa có chất lượng cao. Đây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp hai nước không chỉ có thể bổ trợ lẫn nhau, mà còn khai thác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường toàn cầu.
Thúc đẩy thương mại nông sản và tăng cường kết nối nông nghiệp giữa Việt Nam và Mông Cổ

Thúc đẩy thương mại nông sản và tăng cường kết nối nông nghiệp giữa Việt Nam và Mông Cổ

Ngày 20/11/2024, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.
Lâm Đồng tăng tốc về đích nông thôn mới đúng kế hoạch

Lâm Đồng tăng tốc về đích nông thôn mới đúng kế hoạch

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đến tháng 6/2025 tất cả các huyện đạt chuẩn NTM để về đích tỉnh NTM. Đến nay, tỉnh Lâm Đồng có 109/111 xã được công nhận xã nông thôn mới (NTM) và dự kiến đến hết năm 2024 tất cả xã đạt chuẩn NTM.​
Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Chiều 20/11, UBND tỉnh Thái Bình họp nghe báo cáo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định mức chi cụ thể cho các hoạt động khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thái Bình: Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân, hè năm 2025

Thái Bình: Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân, hè năm 2025

Ngày 19/11, huyện Quỳnh Phụ và huyện Thái Thụy tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất lúa vụ xuân, vụ hè, phấn đấu đạt năng suất cao vào năm 2025.
Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Xu hướng mới về kinh doanh bền vững và chuyển đổi xanh

Với bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng thay đổi, việc tích hợp các tiêu chí ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) không chỉ là xu hướng mà còn là một yêu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững.
Quảng Ninh: TP Móng Cái tích cực chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi

Quảng Ninh: TP Móng Cái tích cực chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi

Để đảm bảo sản lượng thịt cho dịp cuối năm, hiện bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các hộ chăn nuôi tái đàn, tăng đàn, thì công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật. TP Móng Cái hiện đang được tích cực triển khai phòng dịch cho đàn vật nuôi.
AgroViet 2024: Khẳng định vị thế nông nghiệp Việt trên trường quốc tế

AgroViet 2024: Khẳng định vị thế nông nghiệp Việt trên trường quốc tế

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024 với hơn 300 gian hàng, quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế, đã khẳng định vị thế ngày càng tăng của nông nghiệp Việt Nam.
Ông Võ Văn Hưng làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Ông Võ Văn Hưng làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT

Chiều 19/11, Bộ NN&PTNT tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đối với ông Võ Văn Hưng.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Vinh danh người lái đò đời

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Vinh danh người lái đò đời

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 20/11/1982. Kể từ đó, đây chính là ngày truyền thống nhằm tôn vinh những người cống hiến trong ngành giáo dục. Dân tộc ta vốn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng, thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính