Thứ năm 03/07/2025 12:05Thứ năm 03/07/2025 12:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những năm gần đây, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Cao Bằng đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Giải pháp này nhằm thay đổi phương thức chăn nuôi thả rông, chuyển sang chăn nuôi chuồng trại, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và kiểm soát dịch bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế.
Cao Bằng: Hiệu quả mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học

Người dân xã Hoàng Tung, huyện Hoà An nuôi gà bằng đệm lót sinh học đem lại hiệu quả kinh tế, an toàn vệ sinh môi trường.

Bà Trần Thị Chung, Bí thư Chi bộ xóm Đoàn Kết, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An chia sẻ, trước đây việc nuôi gà tự phát thường gặp rủi ro về dịch bệnh, tốn nhiều chi phí thuốc men do chuồng trại ẩm ướt, mùi hôi thối khó chịu. Từ khi áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học, gà khỏe mạnh, chi phí thuốc giảm, thu nhập lại tăng. Gia đình tôi nuôi 800 con gà, mỗi tháng thu nhập hơn 10 triệu đồng.

Ông Trần Văn Ba, xóm Đoàn Kết, xã Hoàng Tung là một trong 25 hộ tham gia mô hình đem hiệu quả kinh tế rõ rệt. “Lúc đầu tôi chỉ nuôi 100 con gà, nhưng sau khi học tập, áp dụng mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, tôi nuôi 200 con, thu nhập tăng lên 30 triệu đồng/năm. Trứng gà thơm ngon, được tiêu thụ hết. Chuồng nuôi sạch sẽ, kho ráo, không gây mùi, phụ phẩm từ đệm lót dùng làm phân bón rất tốt”. Ông Ba cho biết.

Theo bà Đinh Thị Thùy, Trưởng phòng Trạm Thực nghiệm và chuyển giao công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng, quy trình làm đệm lót sinh học không phức tạp, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp. Quan trọng nhất là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí đầu vào. Tuy nhiên, người chăn nuôi lưu ý, việc duy trì đệm lót cần cẩn thận, nhất là vào mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, gà dễ bị stress và sử dụng đệm lót đúng quy trình, tránh phòng chống cháy nổ. Các hộ chăn nuôi quy mô từ mấy trăm con trở lên, dùng đệm lót sinh học là phù hợp, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, còn tác dụng ủ ấm đàn gà phát triển khỏe mạnh, có sức kháng bệnh tốt hơn.

Sau khi được cán bộ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Cao Bằng hướng dẫn, gia đình ông Đoàn Trọng Hải, xóm 6, xã Vĩnh Quang, thành phố Cao Bằng đã nuôi 2.000 con gà ri lai. Nhờ cải thiện vệ sinh chuồng trại, đàn gà của ông lớn đều, khỏe. Trong năm 2024, ông Hải bán gà thu lợi hơn 100 triệu đồng.

Gia đình bà Lương Thị Tuyết, xóm 6, xã Vĩnh Quang, năm trước nuôi 400 con gà bằng phương pháp đệm lót sinh học. Bà Tuyết cho biết, đệm lót nền chuồng nếu được xử lý và bảo dưỡng tốt có thể sử dụng từ 6 - 12 tháng. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào nguyên liệu làm đệm lót, độ dày đệm lót và chế độ xử lý, bảo dưỡng.

Hiệu quả kinh tế mà mô hình chăn nuôi gà bằng đệm lót sinh học mang lại rất rõ ràng. Các hộ chăn nuôi áp dụng mô hình đã chuyển từ nuôi gà nhỏ lẻ sang quy mô lớn, tăng thu nhập, với chi phí đầu tư thấp, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Ông Bế Đăng Khoa, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng khẳng định, mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học triển khai với mục đích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi gà an toàn sinh học, đã thay đổi phương thức chăn nuôi thả rông sang chăn nuôi chuồng trại, có đầu tư, chăm sóc, quản lý, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Từ hiệu quả mô hình, Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình để người dân áp dụng, góp phần tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Những lợi ích thiết thực khi nuôi gà trên đệm lót sinh học

Những lợi ích thiết thực khi nuôi gà trên đệm lót sinh học

Nuôi gà trên đệm lót sinh học dày, ủ phân hữu cơ đã giải quyết rất hiệu quả vấn đề gây ô nhiễm môi trường mà các trang trại chăn nuôi đang gặp hiện nay. Nuôi gà trên đệm lót sinh học giúp gà ít mắc bệnh, phát triển đồng đều hơn.
Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Quảng Trị: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã chỉ đạo Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị tập trung nghiên cứu sản xuất các loại chế phẩm sinh học và được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu cao trên nhiều lĩnh vực.
Bèo hoa dâu lên núi

Bèo hoa dâu lên núi

Tôi vẫn nhớ ngày ấy, cánh đồng trước vụ cấy, những thảm bèo hoa dâu xanh mát nối dài. Nghe mẹ tôi khen, thửa ruộng nào nuôi nhiều bèo hoa dâu, lúa trĩu bông, nặng hạt, gạo thơm, cơm ngon. Hạt gạo ngày ấy trắng trong, khi cơm sôi đã tỏa mùi thơm bay ra tận đầu ngõ. Khi xới bát cơm, mùi cơm thơm như mời gọi mọi người cùng vào mâm. Thật lạ, vào quãng giữa những năm 60, bèo hoa dâu trên ruộng làng tôi cứ thưa dần. Việc chăm thả bèo đi vào quên lãng…
Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Quảng Nam: Xây dựng mô hình nông nghiệp xanh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp

Trước áp lực gia tăng chất thải rắn sinh hoạt, xã Tam Quang (huyện Núi Thành, Quảng Nam) đã triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải và phụ phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững.
TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

TP.HCM: Đẩy mạnh phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học trong năm 2025

Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, an toàn và bền vững, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa công bố Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sinh học trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh: Các nguồn gen quý đang đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phương

Quảng Ninh hiện có trên 40 nguồn gen đang được khai thác và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở Bình Liêu, Quế Quảng Ninh, Thông nhựa, Trà hoa vàng, Ba kích tím, Đẳng sâm, gà Tiên Yên, lợn Hương, gà bản Đầm Hà, lúa chiêm đá Quảng Ninh, lúa Bao thai lùn, lúa Nếp cái hoa vàng, cùng các loại cây ăn quả như Na dai, Vải u sần, Cam Vạn Yên, Lạc Đầm Hà, Củ cải Đầm Hà... đang đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành.
7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

7 lợi ích to lớn khi sử dụng chế phẩm sinh học trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, bởi chúng là các sản phẩm tự nhiên hoặc chế biến từ các nguồn tài nguyên sinh học, giúp thay thế các hóa chất trong canh tác và bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Đẩy mạnh xây dựng, nhân rộng mô hình xử lý rác thải hữu cơ

Ngày 25-3, Ban Thường vụ hội Nông dân TP.Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết dự án tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam. Theo quyết định số 3441 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, để góp phần vào nỗ lực giảm phát thải nhà kính của cộng đồng quốc tế.
Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nông dân “rỉ tai” nhau nuôi gà theo hướng an toàn sinh học

Nhiều hộ dân ở xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã thay đổi tư duy chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang hướng an toàn sinh học, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân làm giàu, đảm bảo sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Chế phẩm vi sinh "cứu" cây trồng trên đất nhiễm mặn

Biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức không nhỏ cho nền nông nghiệp, đặc biệt là tình trạng xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Để ứng phó với tình hình này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời chế phẩm vi sinh kích thích sinh trưởng cây trồng trên đất nhiễm mặn, mở ra hy vọng mới cho người nông dân.
"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

"Vựa phân" từ đồng ruộng: Nông dân Việt tự ủ phân hữu cơ

Những năm gần đây, phong trào tự ủ phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp đang ngày càng lan rộng trong cộng đồng nông dân Việt Nam. Đây không chỉ là giải pháp giúp giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường mà còn là "chìa khóa" để nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Neem, sả, thuốc cá - "khắc tinh" của sâu bệnh hại rau

Không chỉ an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, chế phẩm sinh học từ thảo mộc còn thân thiện với môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm trong nông nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính