Thứ ba 18/03/2025 08:24Thứ ba 18/03/2025 08:24 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát triển bền vững kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ NN&MT quán triệt sâu sắc quan điểm: Phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm; xác định môi trường là 1 trong 3 trụ cột của phát triển bền vững kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường; trên cơ sở đó tiếp tục tổ chức thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá về tư duy và hành động để cải thiện môi trường các khu, cụm công nghiệp lưu vực sông, làng nghề, đô thị.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao các Quyết định bổ nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy và các Thứ trưởng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao các Quyết định bổ nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy và các Thứ trưởng.

Ngày 1/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Quyết định về công tác cán bộ. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, các Thứ trưởng cùng đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Thay mặt Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Quyết định thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); đồng thời tiếp nhận thêm nhiệm vụ giảm nghèo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phó Thủ tướng cũng trao Quyết định bổ nhiệm 10 Thứ trưởng cho các ông, bà: Nguyễn Hoàng Hiệp, Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Phùng Đức Tiến, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Hoàng Trung, Võ Văn Hưng.

Căn cứ Nghị định số 35/2025/NĐ-CP, quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm 30 đơn vị, trong đó có 7 vụ, 19 cục và 4 đơn vị sự nghiệp công lập.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã dự và chủ trì Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Quyết định về công tác cán bộ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã dự và chủ trì Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Quyết định về công tác cán bộ.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Bộ Nông nghiệp và Môi trường có nhiệm vụ mới, mang tính chính trị cao là xóa đói, giảm nghèo. Bộ trưởng khi tiếp nhận nhiệm vụ này bên cạnh việc tiếp tục đổi mới tư duy phải kế thừa tiếp thu những kết quả Việt Nam đạt được so với các nước trên thế giới. Không để Việt Nam thực hiện giảm nghèo kém đi.

Dựa trên chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo để với nguồn lực như vậy nhưng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần đạt kết quả tốt hơn. Do đó, Bộ cần nhận diện và giải quyết vấn đề tồn tại nhiều năm, từ đó để xuất cách làm. Bộ cần bắt tay ngay vào tổ chức, phân công nhiệm vụ các đơn vị, lãnh đạo đơn vị một cách khoa học, bài bản khi thực hiện đa nhiệm vụ trong tham mưu chiến lược.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành nông nghiệp và môi trường sẽ đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành nông nghiệp và môi trường sẽ đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ khẩn trương, nhanh chóng ổn định tổ chức sau sắp xếp; đồng thời kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các đơn vị trực thuộc; tiếp tục tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách để khơi thông điểm nghẽn, để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, đặc biệt là nguồn lực đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường quán triệt sâu sắc quan điểm: Phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm; xác định môi trường là 1 trong 3 trụ cột của phát triển bền vững kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường; trên cơ sở đó tiếp tục tổ chức thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá về tư duy và hành động để cải thiện môi trường các khu, cụm công nghiệp lưu vực sông, làng nghề, đô thị.

Triển khai các mô hình thích ứng, tăng cường sức chống chịu, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ thực hiện hiệu quả các chiến lược quốc gia, quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, lĩnh vực, đặc biệt là Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, Bộ thúc đẩy mở cửa thị trường, tăng cường các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết sản xuất, và tiếp tục phát triển chế biến sâu; tập trung xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung triển khai, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và chuẩn bị báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền về chủ trương xây dựng các Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2026-2030 bảo đảm chất lượng, tiến độ và nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Nguồn nongnghiep.vn
Nguồn nongnghiep.vn

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

Về trồng trọt và bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động trồng trọt; việc phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; sản xuất trồng trọt giảm phát thải, sản xuất tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật; xây dựng lộ trình và hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật; chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng; canh tác, kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng năm; ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; chỉ đạo, hướng dẫn về trồng trọt hữu cơ; về giống cây trồng nông nghiệp, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật...

Về chăn nuôi và thú y, xây dựng, trình Chính phủ ban hành danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu; thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi; quy định tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y...

Về lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp; quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; quản lý hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; bảo vệ các hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng; chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương việc thành lập khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất sang mục đích khác theo quy định pháp luật; tổ chức thực hiện nhiệm vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp nuôi, trồng phát triển, thu hoạch lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu trong các loại rừng theo quy định của pháp luật...

Về thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; quy định quản lý về an toàn tàu cá, thông tin phòng tránh thiên tai cho ngư dân và tàu cá trên biển; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc nuôi trồng thủy sản; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; tổ chức thực hiện lưu giữ giống gốc, loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế...

Về thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác điều tra cơ bản về thủy lợi, tiêu và thoát nước (không bao gồm thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung, khu vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và khu công nghiệp); đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi, công trình nước sạch nông thôn; vận hành các hồ chứa thủy lợi, công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về quy trình kỹ thuật, chính sách tưới, tiêu; về quản lý tưới tiêu, quản lý khai thác công trình thủy lợi; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi...

Về đất đai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra việc đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất; hướng dẫn, kiểm tra công tác thống kê, kiểm kê đất đai; tổ chức thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ; hướng dẫn, kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất; hướng dẫn, kiểm tra công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất; công tác phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất...

Về địa chất và khoáng sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng; các quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo quy định của pháp luật về địa chất, khoáng sản và phân công của Chính phủ; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép; tổ chức thực hiện đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê tài nguyên địa chất và trữ lượng khoáng sản; tổ chức kiểm tra việc tuân thủ nội dung giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép; kiểm soát hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản trên phạm vi cả nước.

Về môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải, chất lượng môi trường; cải tạo và phục hồi môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; nội dung, tiêu chí về bảo vệ môi trường nông thôn theo quy định của pháp luật; tổ chức xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hướng dẫn bộ, ngành, địa phương về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ môi trường; tổng hợp, đề xuất phân bố dự toán ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề xuất chính sách về thuế, phí bảo vệ môi trường, phát hành trái phiếu xanh và các công cụ kinh tế khác để huy động, sử dụng nguồn lực cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật...

Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát triển bền vững kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường
Trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 30 đơn vị

Bộ Nông nghiệp và Môi trường có 30 đơn vị gồm: 1- Vụ Hợp tác quốc tế; 2- Vụ Kế hoạch - Tài chính; 3- Vụ Khoa học và Công nghệ; 4- Vụ Pháp chế; 5- Vụ Tổ chức cán bộ; 6- Văn phòng bộ; 7- Thanh tra bộ; 8- Cục Chuyển đổi số; 9- Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; 10- Cục Chăn nuôi và Thú y; 11- Cục Thủy sản và Kiểm ngư; 12- Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm; 13- Cục Quản lý và Xây dựng công trình thuỷ lợi; 14- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai; 15- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; 16- Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; 17- Cục Quản lý đất đai; 18- Cục Quản lý tài nguyên nước; 19- Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; 20- Cục Môi trường; 21- Cục Biến đổi khí hậu; 22- Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học; 23- Cục Khí tượng Thủy văn; 24- Cục Biển và Hải đảo Việt Nam; 25- Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam; 26- Cục Viễn thám quốc gia; 27- Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường; 28- Báo Nông nghiệp và Môi trường; 29- Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường; 30- Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

Các đơn vị từ 1 đến 26 là các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ 27 đến 30 là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ theo quy định.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng.

Nghị định 35/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025, thay thế Nghị định 68/2022/NĐ-CP ngày 22/9/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.

Danh sách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025 Danh sách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhiệm kỳ 2020-2025

Ngày 24/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Quyết định thành lập Đảng bộ Bộ Nông nghiệp và Môi trường với 13 Ủy viên Ban ...

Bài liên quan

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo thực hiện 3 quan điểm điều hành trong năm 2025

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo thực hiện 3 quan điểm điều hành trong năm 2025

Mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp và môi trường trong năm 2025 mà Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đưa là: Bảo đảm tăng trưởng đạt 4,0% trở lên; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 65 tỷ USD (phấn đấu đạt 70 tỷ USD); nhất là tăng cường xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Đông Bắc Á, và các quốc gia châu Phi.
Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh trong năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số.
Công an Lâm Đồng: Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường

Công an Lâm Đồng: Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường

Trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát Môi trường – Công an tỉnh Lâm Đồng luôn kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháp luật về môi trường.
Lào Cai: Đề ra 302 nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Lào Cai: Đề ra 302 nhiệm vụ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

302 nhiệm vụ do UBND tỉnh Lào Cai đề ra bao gồm 5 lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thu ngân sách, nhằm đạt tăng trưởng trên 10%.
Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước

Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Thể lệ Cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Thể lệ Cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững” được phát động, nhận tác phẩm dự thi từ 27/2 - 30/8/2025 và tổ chức công bố, trao giải vào tháng 9 năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ninh: Tổ chức trồng hơn 150 cây quý, thực vật đặc hữu trên đảo Hòn Cỏ

Quảng Ninh: Tổ chức trồng hơn 150 cây quý, thực vật đặc hữu trên đảo Hòn Cỏ

Sáng 14/3, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tổ chức lễ ra quân trồng hơn 150 cây quý, thực vật đặc hữu trên đảo Hòn Cỏ, Vịnh Hạ Long.
131 Chủ tịch Hội Nông dân xã hoàn thành lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

131 Chủ tịch Hội Nông dân xã hoàn thành lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

Ngày 14/3, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân Việt Nam tổ chức bế giảng và trao chứng nhận cho 131 học viên lớp bồi dưỡng cập nhật nghiệp vụ công tác Hội dành cho Chủ tịch Hội Nông dân cấp xã các tỉnh khu vực phía Bắc năm 2025.
Bắc Ninh: Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển chuỗi giá trị lương thực thực phẩm bền vững

Bắc Ninh: Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển chuỗi giá trị lương thực thực phẩm bền vững

Ngày 14/3, tại Bắc Ninh, Nhóm Đối tác Công tư (PPP) về Rau quả và Ban Thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) đã phối hợp tổ chức hội nghị nhằm hiện thực hóa Kế hoạch Mạng lưới đổi mới sáng tạo lương thực thực phẩm tại Việt Nam (FIH-V) năm 2025.
Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa tại địa bàn tỉnh Quảng Bình

Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa tại địa bàn tỉnh Quảng Bình

Vụ đông-xuân 2024-2025, toàn tỉnh Quảng Bình gieo cấy được 29.113ha lúa, trong đó hiện có 71ha lúa đông-xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn...
Sau hơn 2 tháng Quảng Bình đã xóa 1.081 ngôi nhà tạm, nhà dột nát

Sau hơn 2 tháng Quảng Bình đã xóa 1.081 ngôi nhà tạm, nhà dột nát

Hơn 2 tháng sau khi phát động tính đến giữa tháng 3 năm 2025, tỉnh Quảng Bình đã chung tay xóa 1.081 ngôi nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách.
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng cao vị thế cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng cao vị thế cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới

Tối 13/3 tại Quảng trường 10/3 thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra Lễ bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” được tổ chức từ ngày 09/3 đến 13/3/2025 chính thức khép lại mở ra nhiều cơ hội cho các ngành hàng cà phê và các ngành nghề khác cho các doanh nghiệp trong tỉnh.
Đắk Nông: Huyện Đắk Song khởi công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đắk Nông: Huyện Đắk Song khởi công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 13/3, Ban Chỉ đạo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, đã tổ chức Lễ khởi công các căn nhà trong Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện năm 2025.
TPHCM thành lập Tổ Công tác đặc biệt tháo gỡ dự án khó khăn, vướng mắc

TPHCM thành lập Tổ Công tác đặc biệt tháo gỡ dự án khó khăn, vướng mắc

Tổ Công tác đặc biệt do Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được, làm Tổ trưởng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM Dương Ngọc Hải, làm Tổ phó Thường trực.
Đồng Bằng Bắc Bộ không chỉ có "thẳng cánh cò bay"

Đồng Bằng Bắc Bộ không chỉ có "thẳng cánh cò bay"

Đồng bằng Bắc Bộ, hay còn gọi là Đồng bằng sông Hồng, là một vùng địa lý quan trọng của đất nước, nơi hội tụ những giá trị văn hóa lịch sử lâu đời và tiềm năng kinh tế to lớn. Được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đồng bằng châu thổ “thẳng cánh cò bay” không chỉ là vựa lúa của cả nước mà còn là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nơi hình thành và phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Biển người tham gia Lễ hội Ánh sáng tại TP Buôn Ma Thuột

Biển người tham gia Lễ hội Ánh sáng tại TP Buôn Ma Thuột

Tối 12/3, hàng chục nghìn người đã đổ về Quảng trường 10/3, TP Buôn Ma Thuột để tham dự Lễ hội Ánh sáng với chủ đề “Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê”. Đây là một trong những sự kiện nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, đồng thời kỷ niệm 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng Đắk Lắk.
Hội thi “Nhà nông đua tài” 2025: Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi “Nhà nông đua tài” 2025: Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - năm 2025, Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân và cộng đồng nông dân trồng cà phê Tây Nguyên.
Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình kích cầu du lịch và ký kết đồng hành với các tỉnh khu vực Tây Nguyên

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình kích cầu du lịch và ký kết đồng hành với các tỉnh khu vực Tây Nguyên

Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 đang diễn ra tại Đắk Lắk, chiều tối nay (11/3), Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình kích cầu du lịch và ký kết đồng hành với các tỉnh khu vực Tây Nguyên.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính