Thứ ba 22/10/2024 15:33Thứ ba 22/10/2024 15:33 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ban hành Nghị định sửa đổi Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2024/NĐ-CP ngày 30/9/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với nhập khẩu, xuất khẩu; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.

Nghị định số 120/2024/NĐ-CP nêu rõ: Nghị định này quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp trồng, khai thác và cung cấp gỗ rừng trồng, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu gỗ; cấp giấy phép FLEGT.

Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực

Nghị định số 120/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định về quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực, không thuộc vùng địa lý tích cực.

Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực khi bảo đảm một trong các tiêu chí sau:

1- Có hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp và cấp giấy phép FLEGT đang vận hành;

2- Có quy định pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ về trách nhiệm giải trình tính hợp pháp của gỗ cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ quốc gia, vùng lãnh thổ nơi khai thác phù hợp với Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;

3- Có chỉ số hiệu quả Chính phủ từ 0 trở lên theo xếp hạng gần nhất trước đó của Ngân hàng thế giới về chỉ số quản trị toàn cầu (WGI); có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thực thi CITES được xếp loại I do Ban thư ký CITES công bố và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí gỗ hợp pháp theo quy định tại Nghị định này hoặc quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế với Việt Nam về gỗ hợp pháp.

Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, quốc gia, vùng lãnh thổ không thuộc vùng địa lý tích cực khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1- Quốc gia, vùng lãnh thổ không đáp ứng tiêu chí trên;

2- Quốc gia, vùng lãnh thổ đáp ứng tiêu chí trên nhưng có bằng chứng khai thác, buôn bán gỗ bất hợp pháp hoặc sử dụng tài liệu giả mạo theo quy định pháp luật của các quốc gia liên quan.

Bên cạnh đó, Nghị định nêu rõ, Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm hoặc khi có thay đổi Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vùng địa lý tích cực được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn.

Danh mục loài gỗ rủi ro

Theo Nghị định số 120/2024/NĐ-CP, Gỗ thuộc Danh mục loài rủi ro nếu thuộc một trong các tiêu chí sau:

1- Gỗ thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục CITES);

2- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA, Nhóm IIA; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

3- Loài gỗ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;

4- Gỗ có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng tại quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác hoặc gỗ khai thác, buôn bán trái phép hoặc gỗ do sử dụng tài liệu giả mạo để chứng nhận hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành có liên quan và tổ chức được quy định trong Điều ước quốc tế hoặc Thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên xác định và công khai.

Nghị định nêu rõ, gỗ không thuộc loài rủi ro khi không thuộc các tiêu chí trên.

Danh mục loài gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm tên khoa học, tên thương mại tiếng Việt, tiếng Anh (nếu có) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định; định kỳ trước ngày 31/12 hằng năm rà soát và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thông tin điện tử: www.kiemlam.org.vn khi có thay đổi.

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong ...

Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD

Ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đạt kết quả xuất khẩu ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2024, bất chấp nhiều thách thức ...

Hồ sơ gỗ nhập khẩu

Theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP, khi làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

1- Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2- Một trong các tài liệu sau:

- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;

- Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc 2 trường hợp trên: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Nghị định số 120/2024/NĐ-CP nêu rõ, khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng gỗ nhập khẩu, ngoài bộ hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan, chủ gỗ nhập khẩu phải xuất trình cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

1- Bản chính Bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2- Một trong các tài liệu sau:

- Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản chính hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;

- Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp.

3- Trường hợp chủ gỗ xuất trình hồ sơ bằng bản giấy: Sau khi thực hiện xong thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ gỗ nhập khẩu cho chủ gỗ để lưu giữ theo quy định.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024. Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ đã nộp hồ sơ đăng ký phân loại doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện phân loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP.

Bài liên quan

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong tháng 8/2024 đạt 20,8 triệu USD, tăng 18,6% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh đạt 145,7 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD

Ngành gỗ Việt sẵn sàng cho mục tiêu 20 tỷ USD

Ngành gỗ và lâm sản Việt Nam đạt kết quả xuất khẩu ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2024, bất chấp nhiều thách thức từ thị trường và thiên tai.
Ngành gỗ Việt Nam bứt phá ngoạn mục

Ngành gỗ Việt Nam bứt phá ngoạn mục

Ngành gỗ Việt Nam ghi nhận kết quả xuất khẩu ấn tượng trong nửa đầu năm 2024, đạt gần 8 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường tăng trưởng mạnh nhất.
Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 6,14 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

Việt Nam xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 6,14 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

Trong tháng 5-2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam đạt 1,25 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 4-2024 nhưng tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2023 (theo báo cáo của Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Nông: Lãnh đạo xã Quảng Trực đối thoại với Nông dân, doanh nghiệp và Hợp tác xã

Đắk Nông: Lãnh đạo xã Quảng Trực đối thoại với Nông dân, doanh nghiệp và Hợp tác xã

Ngày 14/10, ông Đoàn Minh Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Đắk Nông chủ trì buổi đối thoại với cán bộ, hội viên nông dân, các doanh nghiệp và Hợp tác xã trên địa bàn xã. Buổi đối thoại nhằm bàn về các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong chính sách, sản xuất và tiêu thụ nông sản, định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hội Nông dân những người lính trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Hội Nông dân những người lính trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã quyết định lấy ngày 14/10/1930 làm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Đây là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hòn Dấu dấu ấn của một người lính doanh nhân

Hòn Dấu dấu ấn của một người lính doanh nhân

Hòn Dáu hay Hòn Dấu là hòn đảo nằm trong vịnh Bắc Bộ thuộc khu du lịch giải trí Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Phần lớn đảo vẫn đang ở trạng thái nguyên sinh. Trên đảo có đền thờ Nam Hải Đại Vương, có ngọn hải đăng và một số di tích khác. Vài năm gần đây Đồ Sơn có thêm khu nghỉ dưỡng - sinh thái Hòn Dáu, nơi được mệnh danh là viên ngọc của miền Bắc, khiến Đồ Sơn vốn nổi tiếng là một khu nghỉ dưỡng với những bãi tắm thơ mộng và những rừng thông xanh mướt càng thêm quyến rũ.
Công bố Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Công bố Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia

Ngày 9/10/2024, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị công bố quyết định phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản

Đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư trong lĩnh vực khai thác thủy sản.
Kon Tum: Triển khai Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030

Kon Tum: Triển khai Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030

Ngày 7/10, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Công văn số 3573/UBND-NNTN về việc triển khai Đề án phát triển bền vững ngành Ong đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
"Hướng hữu cơ": Khi nào mới hết "mập mờ"?

"Hướng hữu cơ": Khi nào mới hết "mập mờ"?

Cụm từ "hướng hữu cơ" đang gây ra nhiều nhầm lẫn tại Việt Nam, khi nhiều nông dân chỉ thực hiện giảm hóa chất mà không đạt tiêu chuẩn hữu cơ thực sự, tạo nên vùng mập mờ cần được làm rõ để bảo vệ người tiêu dùng và thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển bền vững.
Tôn sư trọng đạo là truyền thống văn hóa Việt Nam

Tôn sư trọng đạo là truyền thống văn hóa Việt Nam

Ngày Nhà giáo Thế giới (World Teachers' Day) được UNESCO tổ chức hàng năm vào ngày 5/10. Đây là ngày nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và tôn vinh những đóng góp quan trọng của thầy cô giáo cho nền giáo dục và sự phát triển trên toàn thế giới.
Đắk Nông: Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng

Đắk Nông: Tăng cường công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng

UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành Kế hoạch triển khai cấp, quản lý mã vùng trồng trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2030.
Sự học là mãi mãi không cùng

Sự học là mãi mãi không cùng

Ngày 2/10/1996, Hội Khuyến khích và Hỗ trợ giáo dục Việt Nam (gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam) được thành lập theo Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 29/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Người cao tuổi là tài sản, vốn quý của dân tộc

Người cao tuổi là tài sản, vốn quý của dân tộc

Ngày Quốc tế người cao tuổi (International Day for Older Persons) được Liên Hiệp Quốc thành lập vào 1/10/1991. Ngày này được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi như quá trình lão hóa cũng như tuyên truyền cổ động cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ người cao tuổi.
Lâm Đồng: Cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp

Lâm Đồng: Cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký quyết định về việc quy định diện tích đất sử dụng để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính