Thứ tư 16/04/2025 20:20Thứ tư 16/04/2025 20:20 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tag

An Giang: Nông nghiệp vững vàng tiến bước

Ngọc Dương
Ngọc Dương

toasoan@tapchihuucovietnam.vn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
gành nông nghiệp An Giang đang tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm 2024, từ đẩy mạnh sản xuất lúa gạo, phát triển vùng chuyên canh rau màu, cây ăn trái đến xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP.
An Giang: Nông nghiệp vững vàng tiến bước
Diện tích gieo trồng lúa tại An Giang đạt 100,06% kế hoạch, tăng gần 2.400ha so với cùng kỳ năm trước - Ảnh minh họa.

Thời điểm cuối năm, ngành nông nghiệp An Giang đang dồn sức cho nhiều mặt công tác, từ triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa, phát triển vùng chuyên canh rau màu, cây ăn trái đến nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP. Những nỗ lực này đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh đến tháng 11/2024 đạt kết quả khả quan. Diện tích gieo trồng lúa đạt 100,06% kế hoạch, tăng gần 2.400ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích hoa màu đạt 97% kế hoạch. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát tốt. Các hoạt động lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi thú y, công tác thủy lợi cũng đạt kết quả tích cực.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Toàn tỉnh có 3 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 76/110 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, An Giang có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Chương trình OCOP cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Toàn tỉnh có 152 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao.

Trong thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã triển khai 22 mô hình với diện tích 1.117ha.

Phát huy kết quả đạt được, trong tháng 12/2024, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ theo dõi sát tình hình sản xuất vụ đông xuân 2024-2025, đẩy mạnh triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, hỗ trợ người dân trồng lúa và các loại cây trồng khác. Đồng thời, ngành cũng tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; chú trọng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng nông thôn mới, thực hiện Chương trình OCOP tiếp tục được đẩy mạnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân; hỗ trợ các địa phương rà soát, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Bài liên quan

Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản xuất khẩu An Giang

Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản xuất khẩu An Giang

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế, An Giang đang đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho nông sản xuất khẩu, hướng đến nền nông nghiệp sạch, bền vững.
Tân Châu: Phát triển kinh tế nông hộ, nâng cao thu nhập cho người dân

Tân Châu: Phát triển kinh tế nông hộ, nâng cao thu nhập cho người dân

Tập trung phát triển kinh tế nông hộ, thị xã Tân Châu (An Giang) đang đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Tân Châu cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Tân Châu cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, thị xã Tân Châu (An Giang) đang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, hướng đến mục tiêu "Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Nông nghiệp An Giang 2024 tăng trưởng trong khó khăn

Nông nghiệp An Giang 2024 tăng trưởng trong khó khăn

Mặc dù đối mặt với nắng nóng, sâu bệnh, và cháy rừng, ngành nông nghiệp An Giang vẫn duy trì đà tăng trưởng, khẳng định vai trò quan trọng trong kinh tế địa phương.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hữu cơ trên thương mại điện tử

Tiêu thụ nông sản trên thương mại điện tử (TMĐT) đang ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm nông sản, từ trái cây, rau củ đến các sản phẩm chế biến sẵn như gạo, mứt, hay thực phẩm hữu cơ, đều có thể được tiêu thụ qua các nền tảng thương mại điện tử.
Thái Nguyên ra mắt gian hàng nông sản chung trên Sàn thương mại điện tử Shopee

Thái Nguyên ra mắt gian hàng nông sản chung trên Sàn thương mại điện tử Shopee

Từ ngày 01/4, Gian hàng Bản Việt - Thái Nguyên đã chính thức khai trương và mở bán trên sàn thương mại điện tử Shopee, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc kết nối sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên với người tiêu dùng cả nước.
Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Đến năm 2030, Hà Nội có 80% diện tích lúa sản xuất theo mô hình cấy máy kết hợp hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ, giảm phát thải.
AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

AI là động lực quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra những sản phẩm chất lượng cao

Theo Phó Chủ tịch Quốc Hội Lê Minh Hoan sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam phải gắn liền với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), đưa hàng Việt Nam chất lượng cao lên một tầm cao mới.
Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình

Hà Nội thúc đẩy chăn nuôi công nghệ cao: Gỡ khó, nhân rộng mô hình

Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Ninh Bình: Nỗ lực chuyển đổi số, nâng tầm nông nghiệp địa phương

Ninh Bình: Nỗ lực chuyển đổi số, nâng tầm nông nghiệp địa phương

Ninh Bình đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, từ mô hình công nghệ cao đến bán hàng online, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng thị trường.
Nông sản Việt hướng tới chuẩn hóa: Mã số vùng trồng thống nhất, kiểm dịch phân cấp

Nông sản Việt hướng tới chuẩn hóa: Mã số vùng trồng thống nhất, kiểm dịch phân cấp

Chuẩn hóa mã số vùng trồng, phân cấp kiểm dịch thực vật, tăng tốc chuyển đổi số là những mũi nhọn để nông sản Việt nâng cao chất lượng, cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Kinh tế trang trại Đồng Nai: Động lực tăng trưởng và xu hướng sản xuất hàng hóa lớn

Kinh tế trang trại Đồng Nai: Động lực tăng trưởng và xu hướng sản xuất hàng hóa lớn

Gần 1.300 trang trại đa dạng, tiên phong công nghệ, kinh tế trang trại Đồng Nai khẳng định vai trò trụ cột, thúc đẩy sản xuất hàng hóa lớn và tăng trưởng nông nghiệp.
Long Khánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

Long Khánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

Thành phố Long Khánh (Đồng Nai) đang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sóc Trăng: Nông nghiệp chuyển mình nhờ khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Sóc Trăng: Nông nghiệp chuyển mình nhờ khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Sóc Trăng, vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành nông nghiệp nhờ ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số. Từ những cánh đồng lúa thơm ST trĩu hạt đến những ao tôm công nghệ cao, Sóc Trăng đang dần khẳng định vị thế của một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bình Phước: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, hướng tới nền nông nghiệp số hóa

Bình Phước: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, hướng tới nền nông nghiệp số hóa

Nhằm nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm), tỉnh Bình Phước đang tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ 4.0 và chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Hướng đi mới cho nông nghiệp: Phát triển dược liệu kết hợp chuyển đổi số

Hướng đi mới cho nông nghiệp: Phát triển dược liệu kết hợp chuyển đổi số

Nhận thấy tiềm năng từ cây dược liệu, nhiều địa phương đã mạnh dạn đầu tư, kết hợp mô hình sản xuất hữu cơ và chuyển đổi số để nâng cao giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững cho người nông dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính