kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 10 năm 2024 ước tính đạt hơn 5,9 tỷ USD - Ảnh minh họa. |
Trao đổi với báo chí ngày 31/10/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, mốc kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 55 tỷ USD trong năm nay là hoàn toàn khả quan.
Thứ trưởng cho biết: “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Năm nay, chúng ta sẽ cán đích ở mức cao nhất về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản”.
Thứ trưởng phân tích, thành công này đến từ nền tảng tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong nhiều thập kỷ qua, xây dựng được hệ thống thị trường ổn định và rộng mở. Cùng với đó, các Nghị định thư ký kết với Trung Quốc đã mở cửa cho các sản phẩm như dừa, sầu riêng đông lạnh và cá sấu của Việt Nam vào thị trường nước bạn.
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 10 năm 2024 ước tính đạt hơn 5,9 tỷ USD. Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông, lâm, thủy sản trong tháng đã vượt 51,7 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng của Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 48%. Hai thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu với thị phần lần lượt là 23,5% và 11,5%.
Cơ hội để nông sản Việt Nam vào thị trường lớn Saudi Arabia |
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm 2024 đạt 40,08 tỷ USD |
Cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam "tiến quân" vào thị trường Halal |
Hiện Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là ba thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng sang Hoa Kỳ tăng gần 26%, sang Trung Quốc tăng hơn 11%, và sang Nhật Bản tăng gần 6%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng tháng 10 năm nay ước đạt gần 4,2 tỷ USD. Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng đạt trên 36,5 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ.
Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 11,75 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 6,21 tỷ USD, tăng hơn 17% và nhóm nông sản thặng dư 4,67 tỷ USD, tăng 4,2 lần.
Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 4,75 tỷ USD, tăng 7%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,64 tỷ USD, tăng 7,2% và muối thâm hụt 24,6 triệu USD, giảm khoảng 24%.
Đến nay, ngành nông nghiệp đang có 6 mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong tháng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD là: gỗ và sản phẩm gỗ thặng dư 10,91 tỷ USD (tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước); hàng rau quả thặng dư 4,47 tỷ USD (tăng 39,6%); cà phê thặng dư 4,33 tỷ USD (tăng 38,5%); gạo thặng dư 3,68 tỷ USD (tăng 13,1%); tôm thặng dư 2,92 tỷ USD (tăng 21,7%) và cá tra thặng dư 1,54 tỷ USD (tăng 8,7%).
Mới đây, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện, hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với một nước Arab. Việc tăng cường hợp tác với khu vực Trung Đông cũng giúp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Halal, nơi có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm lớn và phân khúc thị trường cao cấp.
Với những bước tiến này, ngành nông nghiệp Việt Nam ngày càng tự tin chinh phục các thị trường khó tính và nhiều tiềm năng trên quy mô lớn hơn. Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp về chính trị, xã hội và môi trường, nông sản Việt Nam vẫn vươn xa tới gần 200 quốc gia, góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhiều khu vực.