Thứ tư 15/01/2025 21:42Thứ tư 15/01/2025 21:42 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nội dung chính của Tổng điều tra gồm: Thông tin về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; thông tin về nông thôn; thông tin về cư dân nông thôn.

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 gồm nội dung thông tin gì?- Ảnh 1.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước từ ngày 01/7/2025.

3 nhóm nội dung Tổng điều tra

Theo dự thảo, nội dung Tổng điều tra gồm:

1. Thông tin về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

a) Số lượng đơn vị sản xuất phân theo ngành sản xuất chính; số lao động và cơ cấu lao động phân theo giới tính, tuổi, ngành nghề, trình độ chuyên môn, hình thức làm việc; sử dụng thời gian lao động và năng suất lao động;

b) Các thông tin về quy mô sử dụng đất và tích tụ ruộng đất: Quy mô sử dụng đất nông nghiệp; tình hình thuê, mượn, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối của các đơn vị sản xuất; quy mô diện tích gieo trồng một số loại cây chủ yếu; quy mô chăn nuôi từng loại gia súc, gia cầm; quy mô diện tích nuôi trồng thủy sản;

c) Các thông tin phản ánh năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất quy mô lớn: Vốn, doanh thu, lợi nhuận; số lượng máy móc, thiết bị, tầu thuyền khai thác thủy sản của các đơn vị...;

d) Các thông tin phản ánh tình hình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng kinh tế số trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản như: Mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất; diện tích cây trồng được thủy lợi hoá; áp dụng giống mới, phương pháp canh tác mới; sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản theo quy trình VietGAP và tương đương; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, quản lý nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản; sử dụng công nghệ thông tin trong tiêu thụ sản phẩm; thực hiện liên kết, truy xuất nguồn gốc trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản;

đ) Các thông tin phản ánh thực trạng tiếp cận thông tin của các đơn vị sản xuất: Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; thông tin thị trường mua bán, trao đổi vật tư, sản phẩm;

e) Thông tin tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; thông tin về tiêu dùng các sản phẩm nông sản, thủy sản chủ yếu; các thông tin tác động của sản xuất nông nghiệp tới môi trường (tình hình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc diệt cỏ...); các thông tin đánh giá sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả và bền vững.

2. Thông tin về nông thôn

a) Thực trạng và sự chuyển dịch cơ cấu hộ và lao động nông thôn: Số lượng và cơ cấu hộ sản xuất phân theo ngành sản xuất chính và nguồn thu nhập chính của hộ; số lượng và cơ cấu lao động nông thôn phân theo giới tính, tuổi, trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành nghề và hình thức hoạt động;

b) Thực trạng về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn gắn với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hệ thống điện, đường giao thông, thông tin liên lạc, trường học, giáo dục mầm non, cơ sở vật chất văn hoá, y tế, chợ nông thôn, ngân hàng, tín dụng, mạng lưới khuyến nông, thủy lợi...;

c) Thông tin về biến đổi khí hậu và nước biển dâng: Diện tích đất bị xâm nhập mặn, diện tích đất tạm thời bỏ hoang...; khả năng người dân ứng phó với biến đổi khí hậu;

d) Vệ sinh môi trường nông thôn: Tỷ lệ xử lý nước thải, rác thải ở trạm y tế, chợ nông thôn, làng nghề; các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất tiểu thủ công nghiệp;

đ) Thông tin về đô thị hóa; phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn; phát triển sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với chế biến, du lịch (chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

e) Các thông tin cần thiết khác: Tổ hợp tác và làng nghề; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Uỷ ban nhân dân xã....

3. Thông tin về cư dân nông thôn

a) Các thông tin phản ánh điều kiện sống của cư dân nông thôn: Sử dụng nước sạch, môi trường sống;

b) Các thông tin về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và kết quả thực hiện các chính sách khác ở nông thôn;

c) Một số thông tin phục vụ nghiên cứu về giới trong khu vực nông nghiệp và nông thôn; Vai trò phụ nữ trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; tuổi, giới tính, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của một số chức vụ lãnh đạo xã, thôn...

Thời gian thu thập thông tin của Tổng điều tra là 30 ngày, từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025. Kết quả sơ bộ được công bố vào tháng 12/2025, kết quả chính thức được công bố vào tháng 3/2026, các báo cáo phân tích chuyên đề được công bố vào quý IV năm 2026.

Kinh phí thực hiện Tổng điều tra do ngân sách nhà nước bảo đảm và giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định.

baochinhphu.vn

Bài liên quan

"Số hóa" Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025

"Số hóa" Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025

Để đảm bảo thành công cho Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, Chính phủ đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và truyền thông đa kênh.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng BCĐ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng BCĐ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp.
Tổng điều tra nông thôn và nông nghiệp trên toàn quốc năm 2025

Tổng điều tra nông thôn và nông nghiệp trên toàn quốc năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, dự kiến triển khai vào ngày 1/7/2025 trên phạm vi toàn quốc.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Mặc dù Nghị định 144 về giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương đã có hiệu lực, nhưng việc áp mã số hàng hóa chưa thống nhất đang gây khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi Đồng Nai.
Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Ngày Chữ nổi Thế giới (World Braille Day) được Liên hiệp quốc thành lập vào ngày 4/1 nhằm tôn vinh nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi như một phương tiện giao tiếp trong việc thực hiện đầy đủ quyền con người dành cho người mù và người khiếm thị. Ngày Chữ nổi Thế giới được tổ chức lần đầu vào ngày 4/1/2019.
Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 05/SNN-KL, yêu cầu các doanh nghiệp được thuê rừng khẩn trương thực hiện việc trồng lại rừng trên các diện tích đã được bồi thường thiệt hại.
Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 850/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào xã hội, Trong ngành nông nghiệp hiện đại cũng có những nhân vật mang tầm lịch sử. Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu 7 kỷ lục của các nhà khoa học lĩnh vực này.
Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa cho năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự chủ động của thành phố trong việc thích ứng với tình hình mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho người nông dân.
Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng. Hai phương thức canh tác này có những triết lý và phương pháp tiếp cận khác nhau, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.
Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025.
Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Ngày 27/12, lần đầu tiên, Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức kỉ niệm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh - một sáng kiến của Việt Nam - nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.
Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Huyện Vân Đồn đã tập trung sắp xếp vùng nuôi trồng thủy sản giúp người dân nhanh chóng khôi phục lại khôi phục lại nghề nuôi biển.
Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Nói đến quýt Cao Bằng phải kể đến quýt Trà Lĩnh. Quýt Trà Lĩnh được trồng nhiều tại các xã: Quang Hán, Lưu Ngọc, Cao Chương và thị trấn Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh cũ), nay thuộc huyện Trùng Khánh, trong đó xã Quang Hán được ví như “thủ phủ” của quýt Trà Lĩnh. Từ trồng quýt, người dân Quang Hán thu lợi vài trăm triệu mỗi năm. Nhưng vài năm trở lại đây, thay vào đó là nỗi buồn để lại khi 93 ha quýt xã Quang Hán bị thu hẹp từng năm, đến nay chỉ còn gần 2 ha, do cây quýt bị mắc bệnh đục thân, thối rễ làm cây chết trên diện rộng buộc người dân phải chặt bỏ hàng loạt.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính