Thứ sáu 13/12/2024 06:52Thứ sáu 13/12/2024 06:52 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumani

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
DNTH: Bên lề Khóa họp lần thứ 17 Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Rumani, chiều 21/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương Việt Nam phối hợp với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumania tổ chức tọa đàm "Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Rumania" dưới sự chủ trì của Lãnh đạo Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani.

z4902234613113_abac8db1c32f66c3c8f94fa6c9fa292f
Quang cảnh tọa đàm.

Tham dự tọa đàm có: ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam; ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương); ông Đặng Đình Đức, Trưởng ban Kinh tế và Đối ngoại, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) cùng đại diện một số bộ, ngành và doanh nghiệp, công ty lớn tại Việt Nam

Về phía Rumani có ông Stefan-Radu Oprea, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani; bà Cristina Romila, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Rumani cùng đại diện các bộ: Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch; Môi trường; Năng lượng; Cơ quan An toàn thực phẩm và một số doanh nghiệp lớn của Rumani.

z4902234573214_8584a6eb6f7c8781e97ed0c47ebff304
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh: quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư 2 nước Việt Nam và Rumani phát triển hết sức tốt đẹp trong suốt 73 năm qua. Đối với Việt Nam, Rumani là đối tác truyền thống tại Đông Nam châu Âu, là cửa ngõ thâm nhập vào thị trường các nước EU.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết, Việt Nam là thị trường lớn với khoảng 100 triệu dân, là cửa ngõ thâm nhập thị trường các nước ASEAN, là điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á cho các doanh nghiệp Rumani hợp tác kinh doanh, thương mại và đầu tư với nhiều thế mạnh.

Việt Nam có nền kinh tế phát triển, tăng trưởng tích cực, ổn định, GDP năm 2022 đạt mức tăng trưởng là 8,02% - cao nhất trong 10 năm qua. Theo đó, Ngân hàng thế giới và nhiều tổ chức thế giới có cùng nhận định: Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều cống hiến mạnh mẽ, thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong thời gian tới. Ngoài ra, trao đổi Việt Nam và thế giới cũng tăng mạnh qua các năm trong đó, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 680 tỷ USD, mức tăng trưởng ấn tượng 19% trong bối cảnh dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến kinh tế thế giới; năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mốc 731 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm 2021. Việt Nam thuộc nhóm 20 quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI nhiều nhất trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á. Giai đoạn 2015 - 2022, Việt Nam luôn giữ vị trí thứ 3/10 nước trong bảng xếp hạng quốc gia thu hút dòng vốn FDI .

Hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến quản lý phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam, hiện tại khá đầy đủ và đang dần được hoàn thiện. Theo thống kê, hiện Việt Nam có hơn 12 luật liên quan trực tiếp đến kinh tế, thương mại và đầu tư như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Chuyển giao công nghệ... cùng nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết các luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành ban hành.

Việt Nam đã ký kết và đi vào thực thi 16 Hiệp định thương mại tự do FDI và đang trong quá trình đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do khác. Qua đó thiết lập được quan hệ thương mại tự do với nhiều đối tác thương mại hàng đầu trên thế giới. Và cũng nhờ những hiệp định này, Việt Nam đã có thị trường hàng hóa rộng lớn, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế trong đó có nhiều nhóm hàng có thuế xuất là 0%.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 đã và đang mở ra cơ hội, triển vọng mới để đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư của hai nước Việt Nam và Rumani lên tầm cao mới. Trong giai đoạn 2019 - 2022, thương mại song phương giữa hai nước tăng hơn 1,6 lần từ mức 261 triệu USD lên 425 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani tăng 1,66 lần từ mức gần 194 triệu USD năm 2019 tăng lên 322 triệu USD năm 2022. Nhập khẩu của Việt Nam từ Rumani tăng 1,52 lần từ 67 triệu USD lên 102 triệu USD.

Tuy nhiên theo đại diện Bộ Công Thương, những con số trên chưa tương xứng với tiền năng và quan hệ giữa hai nước. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Rumani năm 2022 cũng chỉ tương ứng 0,24% nhập khẩu của Rumani. Trong đó, xuất khẩu của Rumani vào Việt Nam chỉ chiếm 0,03% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đưa ra những nguyên nhân dẫn đến những con số chưa tương xứng trên là do:

- Thông tin hạn chế về thị trường mỗi bên, cộng đồng doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin về nhau, hiểu biết của các doanh nghiệp hai nước về thị trường và văn hóa kinh doanh của nhau còn sơ sài.

- Khoảng cách địa lý giữa hai nước tương đối xa, việc đi lại khó khăn, chưa có đường bay thẳng là rào cản lớn để tìm hiểu và thâm nhập thị trường của nhau; chi phí vận chuyển cao, mất nhiều thời gian khiến cho hàng hóa của mỗi nước gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường.

- Hàng rào phi thuế quan cùng các biện pháp kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm; các biện pháp phòng vệ thương mại đang được các bên áp dụng khá mạnh mẽ.

Theo Thứ trưởng, những vấn đề trên đang được các cơ quan quản lý giữa hai nước từng bước giải quyết. Thương mại hai nước sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hợp tác phát triển đặc biệt là trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp hai nước kết nối giao thương; hỗ trợ cung cấp, chia sẻ thông tin về thị trường mỗi bên và đưa ra các biện pháp để tạo thuận lợi thương mại cho hàng hóa xuất nhập khẩu của nhau.

Cũng theo Thứ trưởng, tham dự buổi tọa đàm, ngoài đại diện Bộ Công Thương, còn có lãnh đạo công ty uy tín đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự tọa đàm lần này với tâm thế tìm hiểu thông tin thị trường Rumani, sẵn sàng tìm kiếm cơ hội hợp tác, kinh doanh và đầu tư với các đối tác Rumani.

Thứ Trưởng mong muốn, thông qua tọa đàm, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp hai nước sẽ giao lưu, trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác và tiến tới đoàn kết lâu bền.

z4902234723402_ab6aa622ee60476b327721d3164b9dd9
Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani Stefan-Radu Oprea.

Nhấn mạnh về tiềm năng hợp tác giữa hai nước, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Rumani Stefan-Radu Oprea cho biết, tọa đàm và Khóa họp 17 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Rumani là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước trao đổi, tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh từ đó thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai nước Việt Nam - Rumani.

Rumani luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với Việt Nam; sẵn sàng làm cửa ngõ vào thị trường Liên minh châu Âu cho Việt Nam. Ông đề nghị hai bên tiếp tục phát huy truyền thống, tích cực thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn; đồng thời khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tác hiệu quả hơn nữa.

z4902234760710_4032aa1e2b08e75aedab114ef11e6c89
Ông Đặng Đình Đức (đứng thứ nhất từ phải qua) - Trưởng ban Kinh tế và Đối ngoại của VARISME tham dự tại tọa đàn.

Cũng tại tọa đàm, ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp hai nước khai thác được các thế mạnh của nhau như: đẩy mạnh nghiên cứu thị trường đồng thời truyền tải thông tin tới các doanh nghiệp thông qua hội nghị, hội thảo; tiếp tục các chương trình quảng cáo, quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp, tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham quan thị trường của nhau thông qua hệ thống các thương vụ của Việt Nam và Rumania ở nước ngoài.

doanhnghiepthuonghieu.vn

Bài liên quan

Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Tuần lễ Quan hệ đối tác tăng cường Việt - Hàn 2024 đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, với trọng tâm là công nghệ trang trại thông minh của Hàn Quốc và tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lớp Tập huấn "Nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận và nhận diện khai thác sản phẩm"

Lớp Tập huấn "Nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận và nhận diện khai thác sản phẩm"

Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) tổ chức lớp tập huấn "Nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận và nhận diện khai thác sản phẩm" vào ngày 21/11/2024 tại Hà Nội, nhằm cung cấp kiến thức về nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn và cách nhận biết sản phẩm cho các nhà kinh doanh, thu mua và bán hàng hữu cơ.
Chè hữu cơ PGS: Bước tiến mới cho vùng chè Shan tuyết Lâm Bình

Chè hữu cơ PGS: Bước tiến mới cho vùng chè Shan tuyết Lâm Bình

Năm 2024, Hội Nông nghiệp hữu cơ Tuyên Quang đã triển khai mô hình sản xuất chè hữu cơ PGS tại huyện Lâm Bình, Tuyên Quang, với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng đào tạo nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng đào tạo nông nghiệp hữu cơ Việt Nam

Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) vừa thành lập Hội đồng thẩm định tài liệu tập huấn, với sự tham gia của 10 chuyên gia hàng đầu, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững tại Việt Nam.
Bảo Minh ra mắt bộ ba gạo dinh dưỡng "siêu phẩm" cho người Việt

Bảo Minh ra mắt bộ ba gạo dinh dưỡng "siêu phẩm" cho người Việt

Bảo Minh, doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất gạo hữu cơ tại Việt Nam, vừa cho ra mắt bộ ba sản phẩm gạo dinh dưỡng mới, kết hợp gạo ST25 ruộng rươi cùng các loại hạt dinh dưỡng quý, hứa hẹn mang đến giải pháp dinh dưỡng toàn diện và nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.
Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Ngày 17/10, Hội thảo với chủ đề "Những lưu ý trong sản xuất bền vững sầu riêng” được tổ chức tại Huyền Phong Điền, TP Cần Thơ đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và bà con nông dân.
VOAA và Naturland e.V. chung tay "vun trồng" kiến thức nông nghiệp hữu cơ trực tuyến

VOAA và Naturland e.V. chung tay "vun trồng" kiến thức nông nghiệp hữu cơ trực tuyến

Nhằm hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, VOAA và Naturland e.V. (Đức) đã ký kết hợp tác xây dựng nền tảng học tập trực tuyến, cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tiễn cho người nông dân và các bên liên quan.
Ngày Hữu cơ Việt Nam 19/9: Thúc đẩy kết nối và nâng cao chuỗi giá trị

Ngày Hữu cơ Việt Nam 19/9: Thúc đẩy kết nối và nâng cao chuỗi giá trị

Ngày 28/9/2024, tại thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trung tâm kinh tế lớn nhất, năng động nhất của cả nước, Hiệp hội Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Hữu cơ Việt Nam - 19/9/2024. Nhân dịp này, Ban biên tập Tạp chí Hữu cơ Việt Nam xin trân trọng đăng nội dung bài phát biểu của TSKH.Hà Phúc Mịch - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam
Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ chúc mừng 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ chúc mừng 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), TSKH. Hà Phúc Mịch - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã gửi Thư chúc mừng tới cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã và hội viên Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam. Dưới đây là toàn văn bức thư:
Đem yêu thương chia sẻ với người dân vùng lũ Chiêm Hóa

Đem yêu thương chia sẻ với người dân vùng lũ Chiêm Hóa

Với tinh thần tương thân tương ái, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam và Gia tộc Nguyễn Huy Kềnh I, thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội đã trao những phần quà thiết thực cho người dân huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang, giúp bà con vượt qua khó khăn sau bão lũ.
Nông nghiệp biodynamic: Phương pháp canh tác bền vững tiên tiến

Nông nghiệp biodynamic: Phương pháp canh tác bền vững tiên tiến

TSKH Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tham dự khóa học tìm hiểu kinh nghiệm nông nghiệp biodynamic tại Bỉ, góp phần thúc đẩy phương pháp canh tác bền vững này tại Việt Nam.
Thóc giống trao tay, tiếp sức người dân Bắc Hà vượt qua bão lũ

Thóc giống trao tay, tiếp sức người dân Bắc Hà vượt qua bão lũ

Ngày 10/10, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam cùng Hiệp Hội Nước Mắm Truyền Thống Việt Nam và Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà chung tay hỗ trợ người dân xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà (Lào Cai) khắc phục hậu quả bão lũ bằng việc trao tặng 200kg thóc giống và nhiều phần quà thiết thực khác, góp phần khôi phục sản xuất nông nghiệp.
Đại hội Hữu cơ Thế giới 2024: Tìm giải pháp cho nông nghiệp tương lai

Đại hội Hữu cơ Thế giới 2024: Tìm giải pháp cho nông nghiệp tương lai

Đại hội Hữu cơ Thế giới (OWC) 2024 sẽ diễn ra tại Đài Loan từ ngày 2/12 đến 4/12, quy tụ cộng đồng nông nghiệp hữu cơ toàn cầu để cùng nhau kiến tạo một tương lai xanh hơn cho ngành nông nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính