Thứ tư 16/04/2025 05:15Thứ tư 16/04/2025 05:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 231/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 phê duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa.
Ảnh minh họa. (Mard.gov.vn)
Ảnh minh họa. (Mard.gov.vn)

Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa đặt mục tiêu chung là phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển (nuôi biển) tỉnh Khánh Hòa theo hướng:

- Góp phần tăng năng suất, giá trị ngành nuôi trồng thủy sản và nâng cao thu nhập của người dân nuôi biển và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan thông qua việc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội, hướng tới xuất khẩu thủy sản với tiêu chuẩn cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Bảo vệ môi trường biển, hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, từng bước hình thành vùng nuôi biển từ 3 đến 6 hải lý, vừa đảm bảo phát triển kinh tế biển, vừa giảm áp lực nuôi biển ven bờ.

- Bảo đảm giảm thiểu xung đột về không gian phát triển giữa các ngành kinh tế tại các khu vực nuôi biển.

Thời gian thí điểm nuôi biển công nghệ cao đến hết năm 2029, với mục tiêu cụ thể: Vùng biển đến 3 hải lý: Diện tích thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao đạt 240 ha, sản lượng đạt hơn 3.600 tấn.

Vùng biển từ 3 đến 6 hải lý, diện tích thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao đạt 200ha, sản lượng đạt hơn 5.100 tấn.

Đề án đặt ra 6 nhiệm vụ. Một là, phát triển sản xuất giống phục vụ nuôi biển công nghệ cao: Nghiên cứu, áp dụng những thành tựu công nghệ mới về gia hóa và chọn giống nhằm liên tục cải tiến chất lượng của con giống bố mẹ. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống để sản xuất, ương dưỡng con giống đủ số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ nuôi thương phẩm.

Ưu tiên nghiên cứu, chọn tạo giống phục vụ nuôi biển phù hợp với kế hoạch phát triển của tỉnh, tập trung: Nhóm cá biển (cá song/mú, cá vược/chẽm, cá chim vây vàng); Nhóm giáp xác (tôm hùm xanh, tôm hùm bông); Nhóm nhuyễn thể (mực, hàu…); Nhóm rong tảo biển (rong câu chỉ vàng, rong sụn, rong mứt, tảo biển…) và các đối tượng khác phục vụ nuôi biển.

Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn giống thủy sản, đặc biệt quan tâm bảo vệ, khai thác hợp lý đối với một số giống loài nuôi biển đang phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên (như tôm hùm bông, tôm hùm xanh), đảm bảo không xâm hại đến nguồn lợi tự nhiên và phát triển bền vững.

Hai là, phát triển công nghệ nuôi thương phẩm: Ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến như: Công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) giám sát vật nuôi và an ninh, công nghệ năng lượng mặt trời, công nghệ cho ăn tự động, công nghệ giám sát môi trường tự động, công nghệ vật liệu mới vào nuôi biển nhằm tạo sản phẩm giá trị gia tăng, bảo vệ môi trường và phát triển xanh.

Xây dựng tiêu chí, phân loại lồng bè ở các mức tiêu chuẩn, công nghệ cao khác nhau (phù hợp khu vực, vùng nuôi, quy mô nuôi, cấp bão chịu đựng...) để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho lồng bè, an toàn cho người lao động tham gia nuôi biển trước các điều kiện thời tiết không thuận lợi (gió, bão...).

Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nuôi biển tích hợp đa đối tượng, có kết hợp với du lịch biển trong điều kiện đặc thù của vùng biển tỉnh Khánh Hòa...

Nghiên cứu công nghệ trồng cấy rong tảo tạo ra sinh khối lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất nhiên liệu sinh học và ứng dụng trong đời sống dân sinh.

Ba là, về quan trắc môi trường, chủ động chòng chống dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Duy trì hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh các đối tượng nuôi biển. Áp dụng những thành tựu của công nghệ 4.0 nâng cao hiệu quả công tác quan trắc, cảnh báo sớm tác động môi trường và phòng chống dịch bệnh trên các đối tượng nuôi biển. Tiến tới xây dựng, vận hành hệ thống quan trắc cảnh báo sớm môi trường, dịch bệnh nghề nuôi biển một cách chủ động.

Đầu tư và áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào quản lý và sản xuất ở những vùng nuôi biển tập trung, hạn chế rủi ro, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển sản xuất bền vững.

Bốn là, về dịch vụ hậu cần nuôi biển, rà soát, đánh giá về thực trạng và nhu cầu hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nuôi biển làm cơ sở đầu tư dịch vụ hậu cần nuôi biển.

Hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật liệu mới để phát triển, hoàn thiện công nghệ sản xuất lồng, bè phù hợp với từng loài thủy sản nuôi, có khả năng chống chịu sóng to, bão, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc, quản lý và thu hoạch.

Nghiên cứu, hợp tác, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghệ cho việc từng bước hình thành đội tàu dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi biển theo hướng đa chức năng, từ vận chuyển giống, thức ăn đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.

Hợp tác, liên kết phát triển công nghiệp phục vụ cho nuôi biển (thiết bị giám sát lồng nuôi, thiết bị giám sát môi trường tự động, hệ thống cho ăn thông minh...).

Phối hợp các lực lượng hoạt động trên biển để tổ chức đi dời người, lồng bè khi có các sự cố trên biển, đảm bảo an toàn và giảm thấp nhất về mức độ thiệt hại...

Năm là, về bảo quản và tiêu thụ sản phẩm: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thu hoạch sạch (clean harvest), các công nghệ tương tự khác trong tích hợp thu hoạch và sơ chế vật nuôi trực tiếp trên biển, tạo ra sản phẩm sạch, bảo quản ở nhiệt độ thấp trước khi đưa vào chế biến sâu.

Liên kết dọc theo chuỗi sản xuất con giống, vật nuôi thương phẩm, chế biến sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm đặc thù như tôm hùm bông, tôm hùm xanh, cá chim vây vàng, cá chẽm tại Khánh Hòa. Xây dựng bảo hộ chỉ dẫn địa lý nuôi biển.

Và sáu là, về chuyển đổi công nghệ nuôi biển đến 3 hải lý: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vật liệu mới trong nuôi biển.

Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư nuôi biển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, chế biến sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo sản phẩm có giá trị gia tăng. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong nuôi biển.

Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ nuôi từ vật liệu truyền thống sang công nghệ vật liệu mới.

Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ nuôi sử dụng vật liệu truyền thống sang lồng nuôi sử dụng vật liệu mới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Nghiên cứu các giải pháp chuyển đổi công nghệ nuôi biển ven bờ tại Khánh Hòa (xây dựng mô hình thí điểm làm cơ sở để chuyển đổi).

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung ...

TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia TOÀN VĂN: Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa ...

Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024 cho phép sử dụng đất nông nghiệp đa mục đích, mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn, nhưng ...

Bài liên quan

Đắk Lắk - Khánh Hòa: "Chung tay" hợp tác phát triển ngành yến sào

Đắk Lắk - Khánh Hòa: "Chung tay" hợp tác phát triển ngành yến sào

Mới đây, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk do ông Nguyễn Văn Hà – Phó Giám đốc, ông Phạm Văn Hậu - Chủ tịch Hội Yến sào tỉnh Đắk Lắk đã có chuyến thăm và làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà, cùng một số doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất, kinh doanh yến sào của tỉnh.
Khánh Hòa: Cách mạng xanh trong thủy lợi, tiết kiệm từng giọt nước

Khánh Hòa: Cách mạng xanh trong thủy lợi, tiết kiệm từng giọt nước

Khánh Hòa đang chủ động triển khai các dự án xây dựng thiết kế mẫu cho công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nước và phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và đa dạng hóa sinh kế cộng đồng tại Khánh Sơn nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân, với tổng vốn 8,8 tỷ đồng, tập trung vào chăn nuôi, thu hút 234 hộ dân tộc thiểu số tham gia.
Học sinh tạo ra thiết bị lọc không khí độc đáo từ rêu

Học sinh tạo ra thiết bị lọc không khí độc đáo từ rêu

Dự án "Máy lọc không khí và quản lý môi trường từ rêu cạn" của hai học sinh đã đoạt giải nhất tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học năm học 2023 - 2024, với mong muốn cải thiện chất lượng không khí và quản lý môi trường.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vi phạm đê điều ở Thái Bình: Chính quyền quyết liệt xử lý, doanh nghiệp cố tình chây ì

Vi phạm đê điều ở Thái Bình: Chính quyền quyết liệt xử lý, doanh nghiệp cố tình chây ì

Tỉnh Thái Bình đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc xử lý các vi phạm về đê điều và đất đai, đặc biệt là những vi phạm tồn đọng kéo dài. Nhiều công trình, như trạm trộn bê tông và bến bãi kinh doanh vật liệu xây dựng đã được xây dựng trong hành lang bảo vệ đê mà không có giấy phép.​ Một số tổ chức và cá nhân khác đã sử dụng đất không đúng mục đích được cấp phép, gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng việc phòng chống thiên tai, bão lũ, sản xuất nông nghiệp của người dân.
KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

KonTum: Đẩy mạnh, phát triển rau xứ lạnh

UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) vừa ban hành văn bản số 378/UBND-VP, thể hiện quyết tâm đẩy mạnh phát triển rau xứ lạnh trên địa bàn thị trấn Măng Đen và xã Măng Cành. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng, đồng thời nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng mức phạt đối với các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành Yến sào

Tăng mức phạt đối với các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành Yến sào

Bộ Công an đã đề xuất mức phạt mới cho những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, trong đó có các sản phẩm liên quan đến Tổ Yến.
Hải Dương: Hoàn thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi tại huyện Kim Thành

Hải Dương: Hoàn thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi tại huyện Kim Thành

Bằng nỗ lực cùng sự quyết tâm của ngành chức năng các cấp, huyện Kim Thành là địa phương đầu tiên trong toàn tỉnh Hải Dương hoàn thành việc xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND, chính thức khởi động đợt 1 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Kế hoạch này thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.
Tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với bột ngọt KJMOTO và HAN

Tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU xuất xứ Trung Quốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu từ Trung Quốc do vi phạm.
Đắk Nông: Xử lý hành vi chiếm đất nông nghiệp để xây dựng nhà yến

Đắk Nông: Xử lý hành vi chiếm đất nông nghiệp để xây dựng nhà yến

UBND xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.X.H về hành vi chiếm đất nông nghiệp xây dựng nhà yến tại thôn 7, xã Thuận Hà, với tổng số tiền là 8 triệu đồng.
Lâm Đồng: Báo động tình trạng vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên và khoáng sản

Lâm Đồng: Báo động tình trạng vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên và khoáng sản

Mới đây, Công an tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên và khoáng sản.
Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Nhằm hướng đến mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2025, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi sẽ trực tiếp và phối hợp tham gia hỗ trợ xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn.
Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Hải Dương quyết liệt giải tỏa hoạt động trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật đê điều

Hải Dương quyết liệt giải tỏa hoạt động trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật đê điều

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 23 trạm trộn bê tông, asphalt của các tổ chức, cá nhân vẫn hoạt động hoặc đã dừng hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đê điều nhưng chưa được tháo dỡ, giải tỏa.
Quảng Ninh: Xử lý tàu du lịch của Hải Phòng cung cấp dịch vụ không theo đúng cam kết

Quảng Ninh: Xử lý tàu du lịch của Hải Phòng cung cấp dịch vụ không theo đúng cam kết

Cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long vào cuộc xác minh thông tin một tàu du lịch của TP Hải Phòng đã không cung cấp dịch vụ theo đúng cam kết cho khách hàng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính