Cụ thể, UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tham mưu chỉ đạo triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách của Trung ương về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất cho lĩnh vực trồng trọt.
Nghiên cứu triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất cho lĩnh vực trồng trọt, thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt làm cơ sở đưa ra những giải pháp quản lý sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và các loại cây trồng chủ lực từ nguồn ngân sách được phân bổ hàng năm cho đơn vị.
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng. |
Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của sức khỏe đất với sản xuất trồng trọt; phối hợp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về sức khỏe đất, đặc biệt đối với đối tượng là cán bộ quản lý, chuyên môn tại địa phương; phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng trên địa bàn tỉnh.
Rà soát tình hình xây dựng bản đồ thích nghi/thổ nhưỡng của các loại cây trồng đối với từng vùng sinh thái trên địa bàn tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo phát triển các loại cây trồng chủ lực đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh.
Triển khai xây dựng thí điểm mô hình bảo vệ sức khỏe đất gắn với sản xuất trồng trọt, làm cơ sở để nhân ra diện rộng trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Kon Tum cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, chủ động ban hành chương trình, đề án, dự án về quản lý, nâng cao sức khỏe đất gắn với phát triển sản xuất trồng trọt bền vững phù hợp với điều kiện thực tế của từng huyện, thành phố; lồng ghép các nội dung về tăng cường sức khỏe đất trồng trọt với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý đất sản xuất trồng trọt; kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất, thoái hóa đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe đất trồng trọt trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Phổ biến, hướng dẫn người dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ, nâng cao sức khỏe đất gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe đất cho lĩnh vực trồng trọt; điều tra, đánh giá, cải tạo đất trồng trọt và khuyến cáo thực hiện những giải pháp quản lý sức khoẻ đất và dinh dưỡng cây trồng phù hợp với vùng sinh thái và các loại cây trồng chủ lực của địa phương./.