Thứ bảy 19/07/2025 13:44Thứ bảy 19/07/2025 13:44 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tăng cường chấp hành quy định pháp luật về giá

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 30/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành quy định pháp luật về giá.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Chỉ thị nêu: Năm 2025 là năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội và Chính phủ đề ra, công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2025 cần bảo đảm thực hiện kiểm soát tốt lạm phát trong điều kiện các nguồn lực được tập trung, thúc đẩy mạnh mẽ để đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất, đồng thời tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý với mức độ và liều lượng phù hợp theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao trách nhiệm, ý thức của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân về việc thực thi pháp luật về giá trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo thị trường công khai, minh bạch, đầy đủ thông tin về giá cả, thực hiện văn hoá, văn minh trong hoạt động giao dịch thương mại tiêu dùng.

Ngày 19/6/2023, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Giá số 16/2023/QH15 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Luật Giá 2023 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã tăng cường tạo lập khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ bảo đảm cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước và luôn hướng tới khuyến khích cạnh tranh về giá, tôn trọng quyền tự định giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời nâng cao trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy các kinh nghiệm thành công trong công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát thời gian qua và theo chức năng, nhiệm vụ quản lý giá được phân công theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục phổ biến, tuyên truyền đến các cán bộ, công chức thuộc cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ toàn diện các quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn Luật Giá, trong đó có các quy định về kê khai giá, niêm yết giá để các cơ quan quản lý nhà nước về giá chủ động triển khai công tác quản lý giá theo thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, đào tạo các quy định của pháp luật về giá.

Rà soát, xử lý các văn bản quy phạm pháp luật về giá không còn phù hợp theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Giá; ban hành các văn bản về giá thuộc thẩm quyền theo đúng quy định tại Luật Giá, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, bãi bỏ các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giá không còn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Khẩn trương ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền quy định đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, định giá nhà nước, kê khai giá để đảm bảo thông tin hàng hóa, dịch vụ được cụ thể hóa, rõ ràng làm cơ sở triển khai hoạt động bình ổn giá, định giá nhà nước, kê khai giá minh bạch, hiệu quả, phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về giá tại Trung ương, địa phương.

Về công tác định giá nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chỉ đạo, phân công, hướng dẫn rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm cho các đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ lập, thẩm định, trình phương án giá và chấp hành nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục định giá, điều chỉnh giá, nguyên tắc và phương pháp định giá nhằm đảm bảo mức giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quy định phù hợp với mặt bằng giá thị trường và biến động của yếu tố hình thành giá. Đối với các dịch vụ công thực hiện lộ trình giá thị trường, các mặt hàng Nhà nước định giá (điện, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, sách giáo khoa,...) cần chủ động rà soát các yếu tố hình thành giá, đánh giá kỹ tác động đối với kinh tế - xã hội, lạm phát mục tiêu để có phương án điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định với mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng cho nền kinh tế.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong việc triển khai công tác quản lý nhà nước về giá; xây dựng, hoàn thiện các phương thức tiếp nhận kê khai giá trên môi trường mạng bằng các hình thức phù hợp (dịch vụ công trực tuyến, phần mềm cơ sở dữ liệu về giá,...) bảo đảm khả thi, thuận lợi cho tổ chức kinh doanh thực hiện kê khai giá; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dữ liệu về giá kê khai các mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý để kết nối, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc phạm vi quản lý và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện nghiêm quy định của Luật Giá về công khai thông tin về giá; thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra việc công khai thông tin về giá góp phần tạo sự đồng thuận của người dân, xã hội trong công tác quản lý nhà nước về giá, tăng cường tính minh bạch thông tin giá cả thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thi hành pháp luật.

Tăng cường công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá để đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giá, tăng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp thao túng giá hàng hóa, dịch vụ, nâng khống giá bán... nhằm góp phần thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng, phát triển kinh tế. Trong đó tập trung chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về kê khai giá, niêm yết giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật như hành vi kê khai không đúng giá bán, không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không niêm yết giá hoặc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; bán mức giá cao hơn giá niêm yết giá kê khai,...

Quản lý, giám sát sử dụng tem niêm phong: Đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh Quản lý, giám sát sử dụng tem niêm phong: Đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh

Tem niêm phong đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ hàng hóa, tài sản và thông tin khỏi bị xâm phạm trái phép. ...

Nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường rau hữu cơ Nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường rau hữu cơ

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức đoàn công tác thăm các mô hình ...

Bài liên quan

Quảng Ninh: Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tàu cá có chiều dài trên 15m

Quảng Ninh: Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tàu cá có chiều dài trên 15m

Đoàn công tác của Chi cục Biển, Hải đảo và Thủy sản, Kiểm ngư đã tiến hành kiểm tra đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với 04 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, từ ngày 23/6 đến 04/7/2025.
Đắk Lắk: Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Đắk Lắk: Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Trong 6 tháng đầu năm 2025, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được triển khai đồng bộ, quyết liệt. Đây là nội dung trọng tâm được Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh báo cáo tại Kế hoạch số 63/KH-UBND, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời tạo nền tảng phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.
Ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Ba kịch bản tăng trưởng và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản để ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Trong bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Truth Social ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Việt Nam sẽ chịu mức thuế 20% cho mọi hàng hóa đưa vào nước Mỹ.
Đắk Nông: Đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu và hàng giả trong lĩnh vực y tế

Đắk Nông: Đẩy mạnh việc kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu và hàng giả trong lĩnh vực y tế

Trong tháng 6/2025, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã triển khai mạnh mẽ tháng cao điểm đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực y tế.
Kon Tum: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Kon Tum: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Trước thực trạng chất lượng nước sạch chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và ảnh hưởng đến đời sống người dân, UBND tỉnh Kon Tum đã có chỉ đạo về việc, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
Lâm Đồng: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

Lâm Đồng: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

Ngày 4/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng ban hành Công văn số 1821/SNNMT-TTr chỉ đạo các Chi cục và Thanh tra Sở tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn gian lận thương mại.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Bộ Y tế thu hồi thuốc Femancia của Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ban hành Quyết định số 358/QĐ-QLD về việc thu hồi bắt buộc toàn bộ các lô thuốc đối với thuốc Femancia (số đăng ký: VD-27929-17).
Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Lâm Đồng: Tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm tỉnh Lâm Đồng; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm-Mỹ phẩm-Thực phẩm Bình Thuận; Các cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn tỉnh tăng cường tuân thủ GLP trong hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc.
Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Quảng Ninh: Bắt bè vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam

Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Ninh vừa bắt giữ một đối tượng dùng bè mảng vận chuyển trái phép 4 tấn hàu từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ.
TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP. HCM: Nâng tầm lao động nông thôn trong kỷ nguyên số

TP.HCM đang triển khai một kế hoạch đột phá nhằm thay đổi căn bản công tác đào tạo nghề cho lao động tại các khu vực nông thôn, đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kế hoạch này không chỉ khắc phục các hạn chế trước đây mà còn định hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng hiện đại, gắn liền với chuyển đổi số và phát triển bền vững.
Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Phong trào xóa nhà tạm: Hành trình vì một mái ấm để an cư

Hơn cả một chương trình nhà ở, phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Việt Nam là một hành trình bền bỉ, thể hiện sâu sắc truyền thống "tương thân tương ái" của dân tộc và quyết tâm chính trị mạnh mẽ nhằm cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Trải qua nhiều giai đoạn với những chương trình cụ thể, phong trào này đang bước vào giai đoạn nước rút với mục tiêu cơ bản hoàn thành việc xóa bỏ nhà tạm trên cả nước vào cuối năm 2025, mang lại niềm hy vọng về một cuộc sống an toàn, ổn định cho hàng triệu người dân.
Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Đồng Nai: Rà soát kỹ lưỡng Quy hoạch lâm nghiệp, đảm bảo tính chính xác phân vùng rừng

Với mục tiêu đảm bảo sự chính xác tuyệt đối trong quản lý tài nguyên rừng, UBND tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh công tác rà soát và phân vùng chi tiết các loại rừng trên địa bàn. Mới đây, tại buổi làm việc do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng chủ trì đã tập trung đánh giá kết quả ban đầu, đồng thời đặt ra yêu cầu cao về việc hoàn thiện số liệu và tích hợp quy hoạch lâm nghiệp vào bức tranh phát triển chung của tỉnh đến năm 2030.
Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Thu hồi trên toàn quốc và tiêu hủy lô sữa rửa mặt Gammaphil

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil – Chai 125ml vì phát hiện chứa các chất không nằm trong công thức đã được công bố.
Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Gia Lai: Chủ tịch xã xin lỗi người dân về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết

Chủ tịch UBND xã Bình Hiệp, tỉnh Gia Lai mới có Thư xin lỗi về hoạt động thu gom, xử lý xác heo chết làm phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển đến nơi chôn lấp, xử lý tập trung gửi Ban Nhân dân các thôn trên địa bàn xã và toàn thể Nhân dân xã Bình Hiệp.
Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng: Khai phóng tiềm năng công nghiệp - Động lực mới cho tăng trưởng bền vững

Lâm Đồng, với những lợi thế địa lý và tài nguyên phong phú, đang hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi và dư địa rộng lớn cho sự phát triển vượt bậc. Trong bối cảnh đó, sự đa dạng và tiềm năng của ngành công nghiệp nổi lên như một động lực then chốt, hứa hẹn thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Gia Lai: Xét xử phúc thẩm vụ hủy hoại rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba

Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Hủy hoại rừng” xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số 3 bị cáo có một người là Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty chuyên về trồng rừng.
Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Kiện toàn chức năng thanh tra ngành nông nghiệp và môi trường

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ-BNNMT sửa đổi một số điều có liên quan đến nhiệm vụ và tổ chức thanh tra tại các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê bị chiếm dụng hơn 262 ha đất

Công ty Cổ phần Cà phê Gia Lai-Chi nhánh Chư Sê vừa có văn bản gửi UBND xã Chư Sê, Công an xã Chư Sê về việc hơn 262 ha đất và vườn cây thuộc sự quản lý của doanh nghiệp đang bị người dân trên địa bàn xã này chiếm dụng trái phép.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính