Thứ tư 23/10/2024 16:47Thứ tư 23/10/2024 16:47 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Quy hoạch vùng Tây Nguyên phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo hướng phát triển, vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 371/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch, vùng Tây Nguyên quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của 05 tỉnh gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Mục tiêu quy hoạch đến năm 2050, vùng Tây Nguyên là vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Không gian sinh thái, giàu bản sắc văn hóa. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển. Kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, là các nền tảng quan trọng thúc đẩy Tây Nguyên kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường...

Theo hướng phát triển, vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực: cây công nghiệp (như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu, bông vải, mía), cây ăn quả (như sầu riêng, bơ, chanh leo, chôm chôm, mít), cây dược liệu, sâm Ngọc Linh, rau, hoa ôn đới gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ, tạo ra sản phẩm có thương hiệu; phát triển các vùng chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản tập trung; thủy sản nước lạnh (cá hồi, cá tầm).

Quy hoạch vùng Tây Nguyên phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn
Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực như cà phê

Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế; liên kết các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa các địa phương.

Vùng Tây Nguyên phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người làm nghề rừng. Cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng bền vững gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia. Hình thành các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển kinh tế rừng, khuyến khích trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện phù hợp về đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản; tiếp tục phát triển bền vững các vùng nguyên liệu đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến lâm sản...

Về ngành công nghiệp, vùng Tây Nguyên ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ, thân thiện môi trường gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng. Hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến sâu, cụm liên kết ngành gắn với các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế; liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung Bộ, tiểu vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Đồng thời, phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn vùng...

Vùng Tây Nguyên phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ tương hỗ phát triển với các ngành nông nghiệp, công nghiệp; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng và ngoài vùng theo các hành lang kết nối vùng và với cảng biển lớn ra các thị trường quốc tế.

Phát triển thương mại hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, phù hợp với điều kiện đặc thù của thị trường khu vực đô thị, nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số cửa khẩu quốc tế chính.

Phát triển dịch vụ logicstics gắn với các trung tâm, hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng và hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm, gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống, văn hóa cà phê và du lịch cộng đồng...

Quy hoạch vùng Tây Nguyên phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn
Hồ Tà Đùng thuộc huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông là một điạ điểm đẹp, sẽ góp phần phát triển mảng du lịch cho vùng Tây Nguyên

Mục tiêu quy hoạch đến năm 2050, vùng Tây Nguyên là vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; hình thành các vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Không gian sinh thái, giàu bản sắc văn hóa. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển. Kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, là các nền tảng quan trọng thúc đẩy Tây Nguyên kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường...

Bài liên quan

Lâm Đồng đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

Lâm Đồng đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050

Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2050 đạt các tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống.
Quy hoạch Hồ Tà Đùng- Đắk Nông phát triển thành khu du lịch Quốc gia

Quy hoạch Hồ Tà Đùng- Đắk Nông phát triển thành khu du lịch Quốc gia

Hồ Tà Đùng thuộc Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, được quy hoạch phát triển trở thành khu du lịch quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ và công nghệ cao

Sáng 21/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tạp chí điện tử Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp.
Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng sản xuất

Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng sản xuất

Theo Sở NN&PTNT Tỉnh Quảng Bình cho biết, vào vụ trồng rừng năm nay, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng sản xuất. Đến cuối tháng 9, toàn tỉnh trồng được gần 6.600ha, tăng 3,5% so với kế hoạch.
Đắk Nông: Thành lập các chốt liên ngành quản lý bảo vệ rừng

Đắk Nông: Thành lập các chốt liên ngành quản lý bảo vệ rừng

UBND tỉnh Đắk Nông mới ban hành Công văn yêu cầu các các sở, ngành, địa phương và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai, thực hiện tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2024-2025.
Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ cho 45 cán bộ khuyến nông, nông dân, thành viên hợp tác xã của 2 địa phương là TP Uông Bí, TX Đông Triều.
Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030

Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD, với sự công nhận thương hiệu của các ngành hàng chủ lực tại các thị trường trọng điểm toàn cầu.
Làng nghề là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc

Làng nghề là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, ba vấn đề trong chuỗi giá trị ngành hàng thủ công mỹ nghệ phải kết nối, hỗ trợ nhau, đó là "vùng nguyên liệu - nghệ nhân - doanh nghiệp". Cùng với đó là sự hỗ trợ của Nhà nước với những cơ chế, chính sách sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển ngành hàng này trong thời gian tới.
Công bố Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Công bố Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Ngày 18/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44.
Gà đồi Yên Thế "đọ sắc" tại lễ hội

Gà đồi Yên Thế "đọ sắc" tại lễ hội

Huyện Yên Thế (Bắc Giang) lần đầu tổ chức Lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi, với nhiều hoạt động hấp dẫn như thi gà đẹp, thi chế biến món ăn từ gà, nhằm quảng bá thương hiệu gà đồi.
Quảng Ninh: Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao lớn nhất miền Bắc chuẩn bị hoạt động

Quảng Ninh: Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao lớn nhất miền Bắc chuẩn bị hoạt động

Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao Greentech sẽ đưa vào vận hành vào cuối tháng 10/2024 với hạng mục chăn nuôi lợn nái và đến trung tuần tháng sau sẽ chính thức chăn nuôi lợn thịt.
Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X khép lại thành công

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X khép lại thành công

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X đã bế mạc thành công tốt đẹp, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều nội dung quan trọng được thông qua.
Ninh Bình yêu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho dịp cuối năm

Ninh Bình yêu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho dịp cuối năm

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc sớm khôi phục sản xuất nông, lâm, thủy sản do ảnh hưởng của bão số 3 và đẩy mạnh sản xuất vụ Đông năm 2024, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính