![]() |
Trước tình hình này, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Giáo đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa, từ vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng đến kiểm soát nguồn thức ăn cho vật nuôi - Ảnh minh họa. |
Cùng với sầu riêng, các loại cây trồng khác như cam, bưởi da xanh, quýt, chanh dây không hạt... cũng đang phát triển mạnh, góp phần hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung với tổng diện tích trên 1.600 ha. Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng cũng được nông dân Phú Giáo mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô lên đến 100 ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ trồng trọt, ngành chăn nuôi của huyện cũng đang trong giai đoạn phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, nguy cơ dịch tả heo châu Phi đang là mối đe dọa thường trực, đặc biệt khi một số địa phương lân cận đã xuất hiện ổ dịch.
Trước tình hình này, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa, từ vệ sinh chuồng trại, phun thuốc khử trùng đến kiểm soát nguồn thức ăn cho vật nuôi. Ông Nguyễn Văn Hùng, chủ trang trại heo hơn 2.000 con tại xã Phước Sang, cho biết: "Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh, hướng dẫn kỹ thuật an toàn sinh học để bà con yên tâm sản xuất".
Để hỗ trợ người dân, huyện Phú Giáo đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa dịch bệnh cho người chăn nuôi.
Bà Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng phòng Kinh tế huyện, cho biết: "Huyện đang tích cực kết nối doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và nông sản; khuyến khích các trang trại áp dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo hướng hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm đầu ra bền vững".
Với sự nỗ lực của chính quyền và người dân, cùng những giải pháp đồng bộ, tin rằng ngành nông nghiệp Phú Giáo sẽ tiếp tục phát triển ổn định, góp phần khẳng định vị thế là vùng nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Dương.