Phòng và chống tự sát là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng - Ảnh minh họa. |
Theo WHO, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 người qua đời vì tự sát, chỉ có khoảng 20 người tự sát thất bại. Chính vì thế, ngày lễ 10/9 được kỷ niệm nhằm đề cao vai trò của sức khỏe tinh thần, đồng thời thúc đẩy hành động, biện pháp từ các chính phủ trên khắp thế giới về việc phòng chống tự sát. Ngày Thế giới Phòng chống Tự sát (World Suicide Prevention Day) là một ngày quan trọng được thiết lập hàng năm với mục tiêu tạo ra sự tập trung toàn cầu đối với vấn đề tự tử và cách ngăn chặn nó. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy nhận thức và hòa nhập xã hội để giảm tỷ lệ tự sát trên toàn thế giới.
Ngày này thường diễn ra các hoạt động như hội thảo, hội nghị, chương trình giáo dục, và chiến dịch tạo nhận thức về vấn đề tự sát. Mục tiêu chính là nâng cao sự hiểu biết về tình trạng tự sát, tạo ra không gian để chia sẻ câu chuyện và kinh nghiệm cá nhân, cũng như giới thiệu các phương pháp và tài liệu hữu ích về cách phát hiện và hỗ trợ những người có nguy cơ tự sát. Tự sát không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn là một vấn đề xã hội và tâm lý. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người, bất kể độ tuổi, giới tính, và tình trạng kinh tế xã hội. Ngày Thế giới Phòng chống Tự sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường thân thiện và không kỳ thị, nơi mọi người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và chia sẻ cảm xúc của họ một cách tự do.
Tự sát là một vấn đề nghiêm trọng có ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới, và Ngày Thế giới Phòng chống Tự sát được tổ chức bởi Hiệp hội Tự tử Thế giới (International Association for Suicide Prevention - IASP) để kêu gọi mọi người tham gia cùng nhau trong cuộc chiến chống lại vấn đề này và để cung cấp hỗ trợ và hy vọng cho những người có nguy cơ tự sát và gia đình của họ. Ngày Thế giới Phòng chống tự sát là một sự kiện đặc biệt được nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong xã hội hiện đại cuộc sống tấp nập với nhiều áp lực hơn, đặc biệt ở các khu đô thị lớn tỷ lệ tự sát ngày càng tăng. Hơn bao giờ hết phòng chống tự sát trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ và các tổ chức xã hội.
Đây là ngày lễ thúc đẩy cam kết và hành động trên toàn thế giới để phòng chống tự tử. Ngày Thế giới Phòng chống Tự tử (World Suicide Prevention Day) là cơ hội để nâng cao nhận thức của mọi người về tự tử và thúc đẩy hành động thông qua các phương tiện truyền thông đã được chứng minh là sẽ làm giảm số vụ tự tử và các nỗ lực tự sát trên toàn cầu. Cứ 100 trường hợp tử vong trên toàn thế giới thì có một người là do tự sát. Mỗi người mất do tự sát đều có sức tàn phá khủng khiếp và ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý những người xung quanh.
Các con số thống kê về tỷ lệ tự tử đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên có khoảng 41.000 người tự tử mỗi năm, cứ 40 giây lại có một người chết do tự tử. Năm 2004, tự tử là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong cho trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng đến năm 2014 là nguyên nhân thứ 2. Không những thế, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi tự tử ngày càng gia tăng ở mức báo động. Và năm nay chưa có số liệu chính thức nhưng theo dự báo của các cơ quan chức năng vấn đề vẫn rất đáng quan ngại đặc biệt ở những vùng xảy ra xung đột và nghèo đói. Tự tử là vấn đề đáng báo động toàn thế giới – Ngăn ngừa tự tử tránh tạo ra những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tự tử. Đồng thời mọi người cần chung tay góp sức tái tạo hay kiến tạo những môi sinh an toàn cho nhân loại giữa một thế giới mà người ta thường xuyên cảm thấy bất an.
Hội nghị thế giới về phòng chống tự tử lần thứ XXVIII, tại Montréal, Québec, Canada, từ 16 đến 20/6/2015, với chủ đề: “Những khám phá và kỹ thuật mới để phòng chống tự tử”. Tránh gây áp lực lớn lên mỗi cá nhân, thành lập các phòng tư vấn tâm lý, tổng đài tư vấn tâm lý. Kịp thời lắng nghe những khó khăn và tâm sự của các học sinh. Xây dựng gia đình hạnh phúc, đầm ấm, cha mẹ yêu thương và quan tâm đến con cái. Không gây áp lực học hành lớn lên con cái. Lắng nghe, chia sẻ đối với con, tạo bầu không khí gia đình chan hòa.
Nếu cảm thấy ai đó cô đơn và bị cô lập, bạn hãy chủ động nói chuyện, hỏi thăm họ. Đặc biệt với những người đang gặp phải khó khăn, hãy đồng cảm, chia sẻ. Bạn có thể tư vấn cho họ cách giải quyết vấn đề hoặc đơn giản hơn chỉ là dành thời gian để lắng nghe suy nghĩ và chia sẻ với họ. Được chia sẻ họ sẽ có những cảm xúc tích cực hơn và dần dần cởi mở được những nút thắt. Chúng ta có thể tiếp cận và hỏi thăm một người nào đó có thể đang gặp khó khăn
Sự kỳ thị hay cô lập là rào cản lớn gây ra những bức tường tâm lý đối với con người, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi vị thành niên. Cấm tình trạng cô lập, kỳ thị tại các môi trường làm việc, trường học để tạo ra một xã hội đoàn kết, nhân ái hơn. Đã có những người từng rơi vào trạng thái trầm cảm, stress nặng nề hoặc phải đối mặt với tình trạng nợ nần, hay những mất mát đau thương quá sức chịu đựng… Tuy nhiên họ đã vượt qua được và trở lại cuộc sống bình thường. Thậm chí có rất nhiều người đã từng có ý định tử tử nhưng không thành và đã trở thành những nhân vật rất thành công. Vì thế, hãy chia sẻ những câu chuyện đó đến nhiều người để họ có thể nhìn nhận lại, suy nghĩ lại vấn đề và cân bằng lại trạng thái.
Chia sẻ trải nghiệm giúp mọi người hiểu rõ hơn về tự tử, truyền cảm hứng rằng họ cũng có thể vượt qua và khuyến khích việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Những hiểu biết của họ có thể giúp người khác hiểu điều gì dẫn đến tự tử và cần làm gì để hỗ trợ người khác vượt qua giai đoạn đau khổ hoặc khủng hoảng. Ngày Thế giới phòng chống tự sát đi cùng với các hoạt động tuyên truyền, tăng cường kết nối và chia sẻ sẽ giúp nhiều người vượt qua được những khó khăn, suy nghĩ quẩn. Phòng chống tự tử phải là trách nhiệm của tập thể, và phải được chính phủ và các tổ chức xã hội trên toàn thế giới ủng hộ. Ngày 10/09, mỗi chúng ta hãy chủ động trở thành ngọn đèn để chia sẻ và lắng nghe những người xung quanh./.