Thứ tư 13/11/2024 15:08Thứ tư 13/11/2024 15:08 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ổn định sản lượng để giữ vị thế hạt tiêu Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang giảm. Vì vậy, ngành hồ tiêu đang tìm giải pháp ổn định diện tích, sản lượng để duy trì vị thế trên thị trường thế giới.
Sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang giảm. Ảnh: Sơn Trang.

Sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang giảm. Ảnh: Sơn Trang.

Xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam suy giảm đáng kể về lượng trong những tháng đầu năm nay. Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 83 nghìn tấn hạt tiêu, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch VPSA cho biết, lượng xuất khẩu giảm mạnh nhưng giá hạt tiêu tại Việt Nam tăng cao. Nếu như trong tháng 4/2023, giá hạt tiêu ở mức 67.000 đồng/kg, thì tháng 4 năm nay gần 97.000 đồng/kg.

Thông tin từ các thương nhân ngành hồ tiêu cho hay, trong những ngày đầu tháng 5, giá hạt tiêu đã lên trên 100.000 đồng/kg. Dù lượng xuất khẩu giảm mạnh, nhưng nhờ giá tăng cao cả trong nước và xuất khẩu, giúp cho kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đạt 352 triệu USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ.

Bà Liên cho rằng giá hạt tiêu tăng cao là điều đáng mừng cho nông dân trồng tiêu để bù lại cho những năm giá xuống quá thấp (2019 và 2020). Với diễn biến giá hạt tiêu từ đầu năm đến nay, rõ ràng hạt tiêu đang vào chu kỳ tăng giá mới. Nguyên nhân chính là nguồn cung hạt tiêu hạn chế trên toàn cầu.

Sản lượng hạt tiêu giảm không chỉ ở Việt Nam mà cả ở những nước sản xuất lớn khác tại châu Á là Indonesia, Ấn Độ, và những nước sản xuất nhỏ hơn như Malaysia, Sri Lanka. Một nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất ở Nam Mỹ là Brazil cũng đang bị giảm sản lượng do tác động của El Nino. Sản lượng giảm trên toàn cầu đã bắt đầu hỗ trợ cho việc tăng giá hạt tiêu từ tháng 9, tháng 10/2023, và tăng mạnh kể từ sau Tết Giáp Thìn.

Với tình hình sản xuất hồ tiêu trên toàn cầu, bà Liên nhận định, trong 3 - 5 năm tới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng vẫn đang có xu hướng tăng lên.

Sản phẩm tiêu trắng của Bình Phước. Ảnh: Sơn Trang.

Sản phẩm tiêu trắng của Bình Phước. Ảnh: Sơn Trang.

Vấn đề của Việt Nam hiện nay là làm sao ổn định được sản lượng hạt tiêu ở mức từ 170.000 đến 190.000 tấn để duy trì được vị thế của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang giảm bởi diện tích trồng tiêu liên tục giảm do thời tiết bất lợi và nhất là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cây trồng khác như sầu riêng, cà phê... Trong hàng chục năm qua, giá cà phê ở Việt Nam luôn thấp hơn giá tiêu. Tuy nhiên, trong năm nay, dù giá tiêu tăng cao, nhưng giá cà phê lại tăng mạnh hơn nhiều và có thời điểm lên đến hơn 140.000 đồng/kg, còn sầu riêng vẫn đang mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần so với hồ tiêu.

Bà Liên cho rằng vấn đề cốt lõi trong việc giữ diện tích, sản lượng hạt tiêu là phải đảm bảo được giá tốt cho nông dân để họ tiếp tục gắn bó với cây trồng này. Trong năm qua, khi VPSA tổ chức đoàn khảo sát các vùng trồng tiêu, nhiều nông dân đã nói nếu giá tiêu chỉ ở mức 50.000 - 60.000 đồng/kg thì họ không muốn trồng tiêu nữa.

Ngoài việc giữ được giá tốt cho nông dân, tăng cường sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm giá trị gia tăng cũng là giải pháp quan trọng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng cao giá trị hạt tiêu và thu nhập cho nông dân.

Ở Bình Phước - tỉnh trồng tiêu lớn nhất khu vực Đông Nam bộ, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đang đầu tư vào chế biến hạt tiêu và sản xuất tiêu chất lượng cao.

Một vườn tiêu ở huyện Lộc Ninh, Bình Phước. Ảnh: Sơn Trang.

Một vườn tiêu ở huyện Lộc Ninh, Bình Phước. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Trương Tấn Nhất Linh, Phó Giám đốc Sở Công thương Bình Phước, cho biết, Bình Phước hiện có 14.000ha hồ tiêu, tổng sản lượng 27 nghìn tấn. Trước đây, sau khi thu hoạch hồ tiêu, nông dân Bình Phước chủ yếu làm sạch, sấy khô và bán cho thương lái.

Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự tham gia của Nespice Việt Nam và một số doanh nghiệp địa phương, nhiều nông hộ ở Bình Phước đã tham gia vào chuỗi chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ hạt tiêu. Đến nay, Bình Phước đã có những sản phẩm chế biến từ tiêu được thị trường chấp nhận như bột tiêu tứ sắc sấy thăng hoa, bột tiêu xanh sấy thăng hoa, hạt tiêu xanh sấy thăng hoa, hạt tiêu đỏ, hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng... Những sản phẩm này giúp gia tăng đáng kể giá trị hạt tiêu Bình Phước và giúp nông dân an tâm gắn bó với cây tiêu nhờ được doanh nghiệp thu mua với giá tốt.

Cũng theo ông Trương Tấn Nhất Linh, Bình Phước đã xây dựng, đăng ký thành công nhãn hiệu “Hồ tiêu Lộc Ninh” và đang từng bước bảo vệ cũng như phát triển nhãn hiệu này một cách bền vững.

UBND tỉnh Bình Phước đã giao Sở NN-PTNT chủ trì phát triển chuỗi giá trị ngành hồ tiêu Bình Phước, phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững liên kết với Nespice Việt Nam và chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (Rainforest Alliance – RA). Đây là điều kiện để tiêu Bình Phước có thể vươn tới thị trường châu Âu và các thị trường khó tính khác. Chương trình này đã được triển khai tại 6 huyện có diện tích và sản lượng hồ tiêu lớn của tỉnh Bình Phước.

nongnghiep.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Chè Việt Nam: Nâng tầm giá trị, vươn ra thế giới

Chè Việt Nam: Nâng tầm giá trị, vươn ra thế giới

Ngành chè Việt Nam đang đối mặt với nghịch lý xuất khẩu lớn nhưng giá trị thấp, giá chè Việt Nam chỉ bằng 65% giá bình quân thế giới, thấp hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ và Sri Lanka.
Xuất khẩu gạo Việt Nam vững vàng trước áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam vững vàng trước áp lực cạnh tranh

Dù giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm, Việt Nam vẫn tự tin hướng tới mục tiêu kim ngạch 5 tỷ USD trong năm 2024.
CEPA: "Bệ phóng" đưa hàng Việt chinh phục thị trường Trung Đông

CEPA: "Bệ phóng" đưa hàng Việt chinh phục thị trường Trung Đông

Hiệp định CEPA giữa Việt Nam và UAE mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng điện tử, tiêu dùng, dệt may, nông sản, thủy sản, gỗ...
Đậu tương Campuchia "gây sốt" thị trường Việt Nam

Đậu tương Campuchia "gây sốt" thị trường Việt Nam

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng đột biến gần 8 lần trong 9 tháng đầu năm 2024, cho thấy sự chuyển dịch trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước.
Cơ hội để nông sản Việt Nam vào thị trường lớn Saudi Arabia

Cơ hội để nông sản Việt Nam vào thị trường lớn Saudi Arabia

Thị trường Saudi Arabia có nhu cầu rất lớn đối với nông sản, thủy sản và thực phẩm Halal, điều này giúp Việt Nam có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Các sản phẩm từ Việt Nam như gạo, tiêu, và hải sản đã và đang được tiêu thụ mạnh tại đây.
Cà phê Việt Nam làm nên kỳ tích

Cà phê Việt Nam làm nên kỳ tích

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt kỷ lục, lần đầu tiên vượt mốc 5 tỷ USD trong niên vụ 2023-2024, đưa cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có giá trị cao nhất.
Trái cây Việt Nam "chiều lòng" thị trường khó tính

Trái cây Việt Nam "chiều lòng" thị trường khó tính

Xuất khẩu trái cây Việt Nam khởi sắc với kim ngạch 9 tháng đầu năm đạt 5,64 tỷ USD, mở ra cơ hội vượt mục tiêu 7 tỷ USD trong năm 2024 nhờ sự "xuất ngoại" thành công của chanh leo, dừa tươi, bưởi, sầu riêng đông lạnh,... sang các thị trường tiềm năng.
Bình Định mở toang "cánh cửa" xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

Bình Định mở toang "cánh cửa" xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa ký Nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) về việc xuất khẩu dừa tươi chính ngạch, tạo cơ hội lớn cho Bình Định – “thủ phủ” dừa của miền Trung - Tây Nguyên bứt phá đầu ra.
Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal

Cơ hội xuất khẩu lương thực, thực phẩm sang Senegal

Senegal, với nền kinh tế mở và nhu cầu nhập khẩu lớn, là thị trường tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, khi kim ngạch xuất khẩu song phương đang trên đà tăng trưởng.
Tìm hướng cân bằng cho thị trường ngô

Tìm hướng cân bằng cho thị trường ngô

Việt Nam nhập khẩu lượng lớn ngô do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo nguồn cung.
Đưa nông sản vùng cao Xín Mần đến Nhật Bản

Đưa nông sản vùng cao Xín Mần đến Nhật Bản

Ba loại nông sản chủ lực của huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang gồm củ cải muối, gừng trâu muối và củ kiệu đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đánh dấu bước tiến mới trong việc nâng cao giá trị nông sản Việt Nam và mở rộng thị trường quốc tế.
Nuôi theo chuẩn hữu cơ: Ngành thủy sản duyên hải miền Trung gặp khó

Nuôi theo chuẩn hữu cơ: Ngành thủy sản duyên hải miền Trung gặp khó

Theo số liệu báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 của tỉnh Quảng Nam: Tổng sản lượng thủy sản cả năm 2023 của tỉnh đạt 129.600 tấn, tăng 1,3%; Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2023 ước đạt 4.490 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính