Thứ bảy 28/09/2024 18:15Thứ bảy 28/09/2024 18:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nông dân hướng tới sản xuất xanh trong ngành lúa gạo

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Hiện nay người nông dân và ngành nông nghiệp các địa phương đang hướng tới sản xuất xanh trong nông nghiệp nhằm nâng chất lượng hạt gạo và bảo vệ môi trường.
Sản xuất lúa gạo theo hướng xanh, bền vững - Ảnh minh họa.
Sản xuất lúa gạo theo hướng xanh, bền vững - Ảnh minh họa.

Sản xuất lúa gạo đã có những thành tựu đột phá, tuy nhiên, người nông dân vẫn đối mặt với những áp lực về giá cả bấp bênh. Ngành hàng lúa gạo vẫn tồn tại những hạn chế cần khắc phục, nhằm hướng tới sản xuất bền vững và hiệu quả.

Mặt khác trong thời gian gần đây, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi chất lượng gạo phải được nâng cao, phải bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó có việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải. Bên cạnh đó, tại COP26, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Trước bối cảnh trên, Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong hơn 10 năm qua, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu. Mặc dù vậy, một số chuyên gia đánh giá, hiện nay, cây lúa của vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu khiến địa bàn sản xuất có thể bị thu hẹp dần. Bên cạnh đó, chất lượng lúa gạo, sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu của sản phẩm trong vùng chưa cao.

Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả, sử dụng chưa hợp lý, thiếu tiết kiệm vật tư đầu vào, nhất là thâm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học. Sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ và chậm áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, liên kết, chế biến và xuất khẩu... cũng là rào cản khiến việc sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long chưa được như kỳ vọng.

Để hướng tới sản xuất lúa gạo theo hướng xanh, bền vững, hiện nay các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều giải pháp như đưa vào sản xuất các giống lúa chịu mặn cho vùng ven biển; ứng dụng quy trình sản xuất “1 phải 5 giảm” nhằm tiết kiệm vật tư đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính và tăng thu nhập cho nông dân. Nhiều địa phương có nền tảng chuyển đổi, cấu trúc lại ngành nông nghiệp. Xuất hiện các mô hình nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa tầng, đa giá trị, thuận thiên như tôm-lúa ở bán đảo Cà Mau, chuyển đổi từ độc canh cây lúa sang đa canh, xen canh tại các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp

Đổi mới sáng tạo xanh là yếu tố cốt lõi, đóng vai trò then chốt giúp chúng ta ứng phó với thách thức về môi ...

Trồng lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Trồng lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh

Đề án trồng lúa phát thải thấp là giảm chi phí, tăng năng suất và tăng thu nhập cho người trồng lúa, bước đầu các ...

Để bảo đảm tăng trưởng xanh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp các địa phương hỗ trợ nông dân đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu; sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, sản xuất lúa bền vững, lúa hữu cơ; thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác,...

Theo các chuyên gia, tăng cường nông nghiệp xanh không chỉ là một xu thế toàn cầu, mà còn là một ưu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp của Việt Nam, nhằm đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững trên nền tảng công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Phát triển nông nghiệp xanh, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp bền vững và thân thiện với môi trường, là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tại hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường” do Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Hội Trí thức và chuyên gia Việt Úc (VASEA) đã tổ chức ngày 17/9, tại Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải - Đại học Quốc gia Australia cho hay, thị trường tín chỉ carbon mở ra cơ hội mới cho người nông dân. Việc ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến không chỉ mang đến sản phẩm lúa chất lượng cao mà còn đem lại một số lượng tín chỉ carbon rất đáng kể khi nhu cầu của thế giới về loại tín chỉ này đang tăng cao.

Đưa ra những phân tích một cách tổng thể, khách quan về động cơ tài chính của nông dân hướng tới sản xuất xanh trong ngành lúa gạo nhằm xác định được chi phí mà nông dân phải bỏ ra và đánh giá cụ thể lợi ích kinh tế mà nông dân nhận được khi áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa gạo phát thải thấp, Phó Giáo sư Chu Hoàng Long - Đại học Quốc gia Australia cho rằng, không chỉ các giải pháp kỹ thuật mà các chính sách hỗ trợ, các yếu tố về kinh tế và xã hội sẽ tác động rất lớn đến sản xuất xanh. Người sản xuất lúa gạo cần được khuyến khích kinh tế cho các kỹ thuật giảm phát thải.

Hiện nay, dự thảo đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gấp rút hoàn thiện. Đây là một nội dung nhằm thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là xây dựng những vùng nguyên liệu đạt chuẩn.

Chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: Nếu hệ thống canh tác lúa hiện tại không thay đổi mà tiếp tục được duy trì thì thu nhập người nông dân sẽ không cải thiện, chưa kể gây nguy cơ suy giảm tài nguyên, lãng phí đầu vào và đặc biệt là gây ảnh hưởng đến môi trường, khiến cho quá trình biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn.

Chính vì thế, tiêu dùng xanh hiện nay là một xu thế. Người nông dân và ngành nông nghiệp các địa phương phải thay đổi cách tiếp cận hướng tới nền nông nghiệp xanh, sản xuất gạo giảm phát thải khí nhà kính. Theo một số chuyên gia, vấn đề khó nhất trong việc thực hiện đề án là chuyển đổi nhận thức của nông dân, chính quyền và doanh nghiệp. Mục đích chính của đề án là sản xuất giảm phát thải và hy vọng trong tương lai gần, việc xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững gắn với tăng trưởng xanh sẽ không phải câu chuyện của chỉ một triệu héc-ta..

Bài liên quan

Xoài cát Hòa Lộc biến đất cằn thành "mỏ vàng"

Xoài cát Hòa Lộc biến đất cằn thành "mỏ vàng"

Người dân Xuân Trường đã chuyển đổi từ trồng xoài 3 mùa mưa kém hiệu quả sang trồng xoài cát Hòa Lộc, áp dụng quy trình VietGAP và sản xuất xoài nghịch vụ, mang lại thu nhập cao lên tới 300-400 triệu đồng/ha/năm.
Sóc Trăng ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh, bền vững hướng theo hữu cơ

Sóc Trăng ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh, bền vững hướng theo hữu cơ

Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng nhận định, định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng là ưu tiên phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, trong đó sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp số là giải pháp quan trọng, sẽ triển khai thực hiện.
Ninh Thuận chú trọng gắn phát triển nông nghiệp với du lịch

Ninh Thuận chú trọng gắn phát triển nông nghiệp với du lịch

Ninh Thuận tập trung xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc thù gắn với cấp mã vùng trồng, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của địa phương.
"Khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững

"Khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững

"Người nông dân không thay đổi thì sẽ không thay đổi được gì. Tăng trưởng xanh, giảm phát thải là xu thế không thể quay lưng được. Thực tế cũng đã cho thấy, thời gian qua hạt gạo Việt Nam đã khẳng được được giá trị khi xuất khẩu và đang bứt tốc so với các quốc gia khác. Và Đề án sẽ "khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức lại một ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững".
Nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản

Nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 4227/QĐ-UBND phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.
Tiêu chuẩn xanh: Áp lực hay động lực cho xuất khẩu Việt?

Tiêu chuẩn xanh: Áp lực hay động lực cho xuất khẩu Việt?

Tiêu chuẩn xanh từ thị trường xuất khẩu đang thách thức doanh nghiệp Việt, nhưng cũng mở ra cơ hội chuyển đổi và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Kon Tum: Tăng cường quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh

Kon Tum: Tăng cường quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo yêu cầu tăng cường công tác quản lý các vườn trồng cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

An Giang: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết

Với quan điểm cơ cấu lại ngành nông nghiệp một cách linh hoạt dựa trên lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh, nhu cầu của thị trường, là thế mạnh của tỉnh An Giang trong liên kết vùng và tiểu vùng.
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net-Zero vào năm 2050, trong bối cảnh mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên và quản lý rừng sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm gia tăng phát thải khí nhà kính.
Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon

Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon

Việt Nam thuộc TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phát thải carbon cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, trong đó, ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon, đặc biệt là rừng.
Sạt lở "nuốt" đất ven sông hồng

Sạt lở "nuốt" đất ven sông hồng

Sạt lở nghiêm trọng tại xã Kim Lan, Gia Lâm sau bão số 3 khiến lòng sông lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng 7 hộ dân, 2 hộ phải di dời khẩn cấp.
Hỗ trợ đồng bào miền núi khắc phục hậu quả bão lũ

Hỗ trợ đồng bào miền núi khắc phục hậu quả bão lũ

Toyota Việt Nam cùng hệ thống đại lý đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ngày 24/9, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 (Yagi) tại khu vực Bắc Bộ, UBND thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm ổn định nguồn cung hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ kịp thời người dân miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sáng 23/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk trao gửi số tiền 342.000.000 đồng, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk nhằm chia sẻ những đau thương, mất mát với đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản

Kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản

Sáng ngày 23/9, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản.
Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy

Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện khẩn yêu cầu mở thêm cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình từ 12h ngày 22/9 để đối phó với mực nước thượng lưu đang lên cao.
Hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất

Hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất

Ngày 21/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị phối hợp hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau cơn bão số 3.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính