Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nguồn cung dồi dào, người dân không lo thiếu hải sản dịp Tết

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thời điểm cận Tết, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sẵn sàng nguồn cung phục vụ thị trường Tết.

Mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nguồn cung thủy sản dồi dào

Hiện Quảng Ninh đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng, khai thác thủy sản tại hầu hết các địa phương ven biển, trong đó chú trọng đến những vùng trọng điểm, có số lượng lớn tàu thuyền thường xuyên neo đậu, có hoạt động khai thác, nuôi trồng như Vân Đồn, Cẩm Phả, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà. Tỉnh đồng thời đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư trọng tâm, trọng điểm, có định hướng, đây cũng là điều kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn ngành thủy hải sản chọn Quảng Ninh là "đất lành" để đầu tư.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh định hướng ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Quảng Ninh có lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Ảnh: Nguyễn Thành.

Quảng Ninh có lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Ảnh: Nguyễn Thành.

Huyện Vân Đồn được xem là vựa hải sản lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Đây là địa phương có số hộ nuôi cá lồng bè lớn nhất toàn tỉnh. Sản lượng nuôi cá lồng bè đạt từ 800-1000 tấn/năm. Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các hộ nuôi cá ở đây đang tất bật xuất bán cá cho các tiểu thương, cung ứng các đơn đặt hàng từ các nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Đơn cử như hộ anh Phạm Văn Thường (thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn) có 200 ô lồng nuôi cá song, mỗi ngày bán hàng chục đơn hàng đã được khách đặt trước. Anh Thường cho biết, thời điểm này, giá cá song nặng từ 5kg trở lên là 200.000 đồng/kg, cá nặng từ 2-3kg có giá từ 240.000 đồng/kg. Mức giá này theo anh Thường thì đã có lãi và giúp gia đình anh tiếp tục phát triển nghề nuôi cá lồng bè.

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có gần 15.000 ô lồng nuôi cá, chủ yếu là các loại cá có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao như cá song, cá vược, cá giò, cá chim vây vàng. Trung bình mỗi ô lồng cho thu hoạch khoảng 1 tấn cá.

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, sản lượng nuôi cá lồng bè đến kỳ cho xuất bán để phục vụ dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn hiện vào khoảng 3.000-4.000 tấn, đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường.

Chi cục Thủy sản đã rà soát, nắm bắt tình hình nhu cầu thị trường và thông tin để người nuôi cá lồng bè có kế hoạch xuất bán phù hợp. Ngoài cá lồng bè, các loài thủy sản nuôi khác như tôm, nhuyễn thể cũng có sức tiêu thụ khá tốt, giá tăng hơn năm ngoái khiến người nuôi phấn khởi đón một cái Tết bội thu, không còn canh cánh nỗi lo ứ đọng nguồn hàng hay bị rớt giá.

Hiện nguồn hàng thủy, hải sản cung ứng đến các chợ, siêu thị rất phong phú, dồi dào. Một số mặt hàng thủy sản được người dân mua sớm chuẩn bị cho Tết như tôm, cá song, mực... đã tăng giá so với ngày thường. Tôm he hiện đang có giá từ 580.000-600.000 đồng/kg, tôm rảo giá từ 380.000-420.000 đồng/kg, cá song giá từ 280.000-300.000 đồng/kg, cá chim giá từ 200.000-230.000 đồng/kg...

Tổng sản lượng thủy sản năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh ước đạt gần 177.000 tấn (nuôi trồng trên 103.000 tấn, khai thác trên 73.000 tấn), tăng 4,65% so với năm 2022. Giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản năm 2023 đạt trên 6.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,7% trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Bước vào năm 2024, Quảng Ninh phấn đấu đạt sản lượng thủy sản khoảng 187.700 tấn, tăng 5,9% so với năm 2023, đóng góp khoảng 50% giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 76.700 tấn, nuôi trồng ước đạt 110.000 tấn.

Bên cạnh đó, Quảng Ninh đặt mục tiêu sản xuất, ương dưỡng tại chỗ khoảng 4 tỷ con giống, đáp ứng trên 40% nhu cầu giống thủy sản. 100% cơ sở đủ điều kiện sản xuất, đảm bảo ATTP, thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy định. Hoàn thành cấp phép nuôi biển đối với hồ sơ đủ điều kiện và cấp mới tối thiểu 500 giấy xác nhận đăng ký NTTS lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu thả tối thiểu 5 triệu con giống thủy sản tái tạo nguồn lợi cho các vùng biển ven bờ và sông, hồ, đập trên địa bàn. Tổ chức 38-40 cuộc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển, gắn liền với việc bố trí đội tàu kiểm ngư hoạt động trên biển 24/24 giờ. Đồng thời, bộ phận thường trực đường dây nóng sẽ tiếp nhận đầy đủ, xác minh kịp thời tin báo của người dân về hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực thủy sản.

Nguồn cung thủy, hải sản luôn dồi dào, sẵn sàng phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nguồn cung thủy, hải sản luôn dồi dào, sẵn sàng phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng

Để đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã sớm hoàn tất kế hoạch tăng lượng hàng dự trữ. Đồng thời triển khai các chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ. Các nguồn hàng dự trữ được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với người tiêu dùng.

Thống kê từ Sở Công Thương, chuẩn bị cho nguồn hàng Tết, từ tháng 12/2023 đến hết Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trên địa bàn tỉnh đã dự trữ hàng hóa với trị giá gần 1.300 tỷ đồng phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và khách du lịch. Khi nhu cầu thị trường trong tỉnh có biến động, các siêu thị vẫn luôn sẵn sàng đáp ứng được việc bổ sung nguồn hàng trong ngày theo nhu cầu.

Cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng, Sở Công Thương cũng tích cực phối hợp với lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định các hành vi đầu cơ, tích trữ, nâng giá, nhằm không để đứt gãy nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong tỉnh, nhất là thời điểm trước và sau Tết.

Hiện Cục QLTT tỉnh đã chủ động triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra theo từng chuyên đề, lĩnh vực cụ thể, từng địa bàn trọng điểm; giao nhiệm vụ và xây dựng phương án kiểm soát thị trường cuối năm cho từng đội quản lý tại các địa phương.

Đơn vị cũng cử cán bộ trực tiếp đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyên truyền, ký cam kết không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng không có nguồn gốc xuất xứ... Qua đó, đã phát hiện được nhiều vụ việc vi phạm về hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Với việc chuẩn bị từ xa, từ sớm, đến thời điểm này, hệ thống phân phối trên địa bàn tỉnh đã cung ứng lượng hàng hóa lớn, đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Việc kiểm soát giá cả, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được các cơ quan chức năng tăng cường, bảo đảm thị trường phục vụ nhu cầu đón Tết, vui Xuân của người dân.

Diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt trên 32.000ha với 7.500ha nuôi tôm, 2.200ha nuôi cá biển, 9.500ha nuôi nhuyễn thể, 2.500ha nuôi nước ngọt và trên 10.300ha nuôi các đối tượng khác. Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Đến nay đã sản xuất, cung ứng khoảng 2,2 tỷ con giống thủy sản ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

nongsanviet.nongnghiep.vn

Bài liên quan

Xã biển Cảnh Dương, Quảng Bình thành lập nghiệp đoàn nghề cá

Xã biển Cảnh Dương, Quảng Bình thành lập nghiệp đoàn nghề cá

Xã biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình vừa thành lập nghiệp đoàn nghề cá với 202 đoàn viên tham gia.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp phát triển ổn định 9 tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn

Ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2024 cho thấy sự phát triển ổn định trong bối cảnh có nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng từ cơn bão số 3. Tổng tăng trưởng của ngành đạt 3,2%, tuy là mức thấp nhất từ năm 2021 đến nay, nhưng vẫn thể hiện sự nỗ lực lớn của các lĩnh vực.
Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn

Người dân đổi mới theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, chuyển dịch cơ cấu để đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi mới của thị trường
Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Vòng tròn kinh tế tuần hoàn: Hà Nội đi trước đón đầu

Hà Nội đang nỗ lực chuyển mình với mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế hài hòa với bảo vệ môi trường.
Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ: Hương vị núi rừng chinh phục thị trường

Măng bát độ đang trở thành cây trồng chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người dân huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, nhờ vào Dự án phát triển chuỗi giá trị măng được triển khai từ năm 2019.
Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng: Những kết quả đáng ghi nhận

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng có bước tăng trưởng vượt bậc ở hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, diện tích đất sản xuất kém hiệu quả giảm từ 16,5% xuống còn 10,8%, giá trị sản phẩm thu hoạch trên diện tích đất trồng trọt tăng bình quân 10% mỗi năm và tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Những ngành hàng "lội ngược dòng" sau bão số 3

Cơn bão số 3 (Yagi) vừa quét qua, để lại những thiệt hại nặng nề, nhưng cũng đồng thời mở ra "cơ hội vàng" cho nhiều ngành kinh tế.
Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Gia Lai: Hiệu quả kinh tế cao nhờ chuyển đổi cây trồng

Nhằm gia tăng giá trị canh tác, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các loại nông sản, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Yên Bái: huyện Lục Yên khẩn trương thu hoạch lúa mùa sau cơn bão số 3

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đi qua để lại hậu quả nặng nề đối với các xã trên địa bàn huyện Lục Yên. Ngoài thiệt hại về người, tài sản, cơ sở hạ tầng thì sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích lúa mùa đang thời kỳ chín cũng bị thiệt hại nặng nề.
Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Bình Phước: Tăng cường hỗ trợ địa phương sản xuất lúa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 quy định chi tiết về đất trồng lúa, trong đó có nội dung quy định về chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa.
Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Tăng cường hỗ trợ, tái phát triển nông nghiệp sau bão

Dự thảo Nghị định mới của Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ đắc lực cho nông dân khắc phục thiệt hại sau thiên tai, mở ra hy vọng phục hồi và phát triển cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết và tiêu thụ nông sản

An Giang cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều thuận lợi nhất để doanh nghiệp đầu tư, phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây trên địa bàn tỉnh.
Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh trong tháng 8/2024 đạt 20,8 triệu USD, tăng 18,6% so với tháng 8/2023. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Anh đạt 145,7 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính