Thứ bảy 28/09/2024 16:36Thứ bảy 28/09/2024 16:36 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Việt Nam thuộc TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phát thải carbon cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, trong đó, ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon, đặc biệt là rừng.
Ảnh minh họa.
Ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon - Ảnh minh họa.

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net-Zero vào năm 2050, trong bối cảnh mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên và quản lý rừng sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm gia tăng phát thải khí nhà kính.

Việt Nam hiện có hơn 14,8 triệu hécta rừng, đạt tỷ lệ che phủ 42,02%, là nơi hấp thụ và lưu giữ lượng lớn carbon. Theo đánh giá, rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50 tới 70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng dôi dư, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công.

Hiện nay, phát triển rừng theo hướng đa giá trị là xu hướng được Việt Nam đẩy mạnh. Theo đó, ngoài các giá trị trực tiếp từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ và thủy điện (hiện mới chiếm khoảng 15% giá trị của hệ sinh thái rừng), nguồn lợi lớn khác đến từ rừng chính là các sản phẩm phi lâm sản và dịch vụ.

Ngày 24/9, phát biểu tại Hội thảo “Phát huy giá trị nguồn lợi từ rừng gắn với mục tiêu Net-Zero và phát triển bền vững”, TS. Chử Văn Lâm, Phó Chủ tịch thường trực, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy/Vietnam Economic Times, nhận định Việt Nam là quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi, chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, do đó, lâm nghiệp có vai trò quan trọng về kinh tế và sinh thái của hầu hết các vùng lãnh thổ.

“Chúng ta đều nhận thức rất rõ rằng rừng là nguồn tài nguyên quý giá, Rừng có giá trị rất lớn là kinh tế và môi trường và thể hiện qua bốn khía cạnh nổi bật: kinh tế, môi trường, văn hóa, và thuỷ lợi”, TS. Chử Văn Lâm nhấn mạnh.

Thứ nhất,giá trị kinh tế của rừng nằm ở việc cung cấp gỗ và các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, góp phần tạo ra nguồn thu nhập quan trọng cho con người và nền kinh tế.

Thứ hai,về giá trị môi trường, rừng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy, điều hòa khí hậu, là nơi cư trú của các loài sinh vật, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học. Rừng còn góp phần cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Thứ ba, giá trị văn hóa của rừng gắn liền với vẻ đẹp thiên nhiên, lịch sử, và truyền thống lâu đời của các dân tộc Việt Nam. Rừng không chỉ là nơi tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là biểu tượng của mối quan hệ mật thiết giữa con người và thiên nhiên.

Thứ tư, giá trị thủy lợi của rừng cũng không thể không nhắc đến. Rừng là một "hồ chứa nước tự nhiên" và "trạm bơm sương khổng lồ", giúp điều hòa khí hậu và hệ thống thủy văn. Rừng làm giảm sức mạnh của mưa, ngăn chặn xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, và tăng dung tích chứa nước tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng khí hậu và bảo vệ môi trường sống.

“Nhìn lại các giá trị của rừng, tại thời điểm này, chắc hẳn tất cả chúng ta đều thấm thía hơn bao giờ hết, khi mà miền Bắc và đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc vừa trải qua những thiệt hại nặng nề của cơn bão số 3,” TS. Chử Văn Lâm bày tỏ. Theo đó, Việt Nam thuộc TOP 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng phát thải carbon cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon, trong đó, ngành nông nghiệp từ chăn nuôi, trồng trọt đều có triển vọng cung ứng tín chỉ carbon, đặc biệt là rừng.

Trong đó, phát triển thị trường carbon rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. Điều này được thể hiện rõ trong Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ phê duyệt đầu năm 2024.

“Theo đó, các giá trị nguồn lợi từ rừng cần được khai thác, phát huy hiệu quả và bền vững hơn nữa nhằm đáp ứng các yêu cầu mới cũng như hướng tới các mục tiêu net zero mà Việt Nam đã cam kết,” TS. Chử Văn Lâm khẳng định.

Tín chỉ carbon có ảnh hưởng gì đến biến đổi khí hậu? Tín chỉ carbon có ảnh hưởng gì đến biến đổi khí hậu?

Tín chỉ carbon, một cơ chế tài chính quan trọng, thúc đẩy đầu tư xanh và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Cách xác định giá trị của tín chỉ carbon Cách xác định giá trị của tín chỉ carbon

Giá trị của tín chỉ carbon chịu ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố phức tạp và đan xen lẫn nhau.

Các quốc gia đang phát triển có vai trò gì trong thị trường tín chỉ carbon? Các quốc gia đang phát triển có vai trò gì trong thị trường tín chỉ carbon?

Không chỉ các quốc gia phát triển, nhiều quốc gia đang phát triển cũng đang bước vào thị trường tín chỉ carbon, biến cuộc chiến ...

Bài liên quan

40 triệu USD

40 triệu USD 'rót' vào trồng lúa giảm phát thải

Quỹ TCAF hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng cho nông dân trồng lúa ĐBSCL giảm phát thải, hướng tới thương mại hóa tín chỉ carbon, mở ra cơ hội tăng thu nhập và thúc đẩy nông nghiệp.
Đắk Lắk mở đường cho thị trường tín chỉ carbon từ lúa gạo Việt Nam

Đắk Lắk mở đường cho thị trường tín chỉ carbon từ lúa gạo Việt Nam

Đắk Lắk đã ghi dấu mốc quan trọng khi trở thành địa phương đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công việc bán lượng giảm phát thải carbon từ mô hình trồng lúa.
Các công ty báo cáo việc sử dụng tín chỉ carbon ra sao?

Các công ty báo cáo việc sử dụng tín chỉ carbon ra sao?

Trong bối cảnh ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, việc báo cáo chính xác về việc sử dụng tín chỉ carbon không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của các công ty đối với việc bảo vệ môi trường.
Tín chỉ carbon có ảnh hưởng gì đến biến đổi khí hậu?

Tín chỉ carbon có ảnh hưởng gì đến biến đổi khí hậu?

Tín chỉ carbon, một cơ chế tài chính quan trọng, thúc đẩy đầu tư xanh và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Những thách thức của thị trường tín chỉ carbon

Những thách thức của thị trường tín chỉ carbon

Thị trường tín chỉ carbon đang đối mặt với nhiều thách thức từ cộng đồng, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và minh bạch của thị trường, mà còn đặt ra những vấn đề phức tạp.
Tín chỉ carbon có thể giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng như thế nào?

Tín chỉ carbon có thể giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng như thế nào?

Tín chỉ carbon không chỉ là công cụ tài chính mà còn là phương tiện quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và xây dựng một tương lai xanh, bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sạt lở "nuốt" đất ven sông hồng

Sạt lở "nuốt" đất ven sông hồng

Sạt lở nghiêm trọng tại xã Kim Lan, Gia Lâm sau bão số 3 khiến lòng sông lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng 7 hộ dân, 2 hộ phải di dời khẩn cấp.
Hỗ trợ đồng bào miền núi khắc phục hậu quả bão lũ

Hỗ trợ đồng bào miền núi khắc phục hậu quả bão lũ

Toyota Việt Nam cùng hệ thống đại lý đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Điều động, chỉ định ông Hồ Xuân Trường giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông

Ngày 24/9, Tỉnh ủy Đắk Nông tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 (Yagi) tại khu vực Bắc Bộ, UBND thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm ổn định nguồn cung hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ kịp thời người dân miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sáng 23/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk trao gửi số tiền 342.000.000 đồng, thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk nhằm chia sẻ những đau thương, mất mát với đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản

Kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản

Sáng ngày 23/9, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khóa tập huấn kỹ năng thực hành chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn JAS hữu cơ Nhật Bản.
Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy

Hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện khẩn yêu cầu mở thêm cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình từ 12h ngày 22/9 để đối phó với mực nước thượng lưu đang lên cao.
Hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất

Hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất

Ngày 21/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị phối hợp hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản sau cơn bão số 3.
Thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư nông nghiệp

Thu hút các doanh nghiệp lớn về đầu tư nông nghiệp

Sáng 21/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Đắk Lắk: Hội nghị tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2024

Đắk Lắk: Hội nghị tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP năm 2024

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Cần lưu ý gì khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc?

Cần lưu ý gì khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc?

Các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở đóng gói, vùng trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật và an toàn thực vật đối với xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc.
Hòa bình và tiến bộ xã hội khát vọng của nhân loại

Hòa bình và tiến bộ xã hội khát vọng của nhân loại

Trong một nghị quyết do Costa Rica và vương quốc Anh bảo trợ năm 2002, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 21/9 hằng năm để cử hành ngày lễ này, đồng thời cũng chọn làm ngày đình chiến toàn thế giới.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính