Thứ hai 20/01/2025 12:51Thứ hai 20/01/2025 12:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nếp ong Trùng Khánh – Đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh hữu tình cùng nhiều sản vật quý như: Hạt dẻ, thạch trắng, cá trầm hương, nếp ong... Gạo nếp ong Trùng Khánh được người dân địa phương gọi là Khẩu Nua Phjẩng nổi tiếng thơm ngon, mềm, dẻo, vị ngọt dịu đặc trưng khi ăn, tạo nên thương hiệu đặc sản “Nếp ong Trùng Khánh” của Cao Bằng, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa dùng.
Nếp ong Trùng Khánh – Đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng

Hộ ông Hà Văn Sạch, xóm Pò Peo – Phja Muông, xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh trồng 1,2 ha lúa nếp ong, mỗi vụ thu hoạch trên 5 tấn thóc, thu lợi hơn trăm triệu đồng. Ảnh Quốc Sơn.

Lúa nếp ong được gieo trồng tập trung theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hoá tại các xã: Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Phong, Phong Châu, Chí Viễn của huyện Trùng Khánh. Trong đó các xã: Ngọc Côn, Ngọc Khê, Đình Phong có diện tích trồng nhiều nhất. Nơi đây có khí hậu ôn đới, với những thửa ruộng phì nhiêu được dòng sông Quây Sơn trong xanh mang nặng phù sa chảy qua quanh năm bồi đắp thêm màu mỡ. Những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước này rất thích hợp trồng cây lúa nếp ong, tạo ra thương hiệu “Gạo nếp ong Trùng Khánh” nức tiếng, đem lại giá trị kinh tế cho người dân.

Hiện xã Ngọc Côn có diện tích trồng lúa nếp ong nhiều nhất với 70 ha, cho năng suất bình quân 45,3 tạ/ha, sản lượng lúa năm 2024 của xã đạt gần 327 tấn. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Côn Phan Văn Tuân, lúa nếp ong là cây trồng bản địa được người dân địa phương trồng từ lâu đời. Người dân cả 7 xóm của xã đều trồng lúa nếp ong. Trồng lúa nếp ong cho giá trị kinh tế cao hơn so với trồng giống lúa khác trên cùng đơn vị diện tích. Lúa nếp ong là cây trồng thế mạnh của nông dân trong xã giữ vai trò quan trọng tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giúp người dân thực hiện giảm nghèo. Nhiều hộ trồng lúa nếp ong có thu lợi từ vài chục triệu đồng đến gần trăm triệu đồng mỗi vụ, như các hộ: Hà Văn Sạch, Hà Văn Nhan, xóm Pò Peo – Phja Muông; Đinh Văn Giảng, Đinh Văn Nhung, xóm Đông Si – Nà Giáo – Tự Bản; Đinh Văn Hải, Đinh Văn Đấu, xóm Pác Ngà – Bó Hay…

“Lúa nếp ong được người dân trong xã xác định là cây trồng mũi nhọn, hiện xã đã hình thành vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay thị trường tiêu thụ không ổn định, 2 năm lại đây không còn doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết giá trị bao tiêu sản phẩm. Sản phẩm bị các thương lái thu mua ép giá. Vì vậy, để sản xuất phát triển bền vững, chính quyền xã mong huyện tiếp tục giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất, tăng cường quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, để người dân yên tâm sản xuất”. Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Côn Phan Văn Tuân cho hay.

Ông Hà Văn Sạch, xóm Pò Peo – Phja Muông cho biết, lúa nếp ong đều được các hộ trong xóm trồng. Hộ trồng ít 5.000 m2, hộ trồng nhiều trên 1 ha, năng suất bình quân hơn 43 tạ/ha, với giá bán gạo 27.000 đồng/kg như hiện nay cho các hộ thu lợi hơn 45 triệu đồng đến gần trăm triệu đồng mỗi vụ. Gia đình tôi trồng 1,2 ha, mỗi vụ thu hoạch trên 5 tấn thóc, cho thu lợi hơn trăm triệu đồng. Đây là nguồn thu đáng kể để tăng thu nhập, nâng cao đời sống, xóa nghèo đối với các hộ nông dân ở các xã vùng cao chúng tôi.

Nếp ong Trùng Khánh – Đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng

Lúa nếp ong của huyện Trùng Khánh tạo thương hiệu sản phẩm gạo “Nếp ong Trùng Khánh”, đặc sản nổi tiếng của Cao Bằng. Ảnh Quốc Sơn.

Lúa nếp ong Trùng Khánh với nhiều ưu thế cho chất lượng gạo vượt trội, hạt tròn to, trắng trong, khi nấu chín có mùi thơm, hạt cơm dẻo, mềm, khi ăn có vị ngọt dịu tạo nên hương vị đặc biệt riêng có so với các loại gạo nếp khác. Song, việc bảo tồn nguồn giống của người dân chủ yếu tự giữ giống từ vụ này sang vụ khác không tránh khỏi thoái hóa. Để duy trì, nâng cao năng suất, chất lượng giống lúa nếp ong đặc sản của huyện Trùng Khánh, năm 2016 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Cao Bằng phối hợp với huyện Trùng Khánh thực hiện đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống lúa nếp đặc sản của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”.

Sau 3 năm triển khai, dự án tạo ra sản phẩm giống lúa siêu nguyên chủng nếp ong đặc sản năng suất bình quân đạt từ 42 - 45 tạ/ha, cao hơn từ 2 – 5 tạ/ha so với giống chưa phục tráng, chất lượng gạo tốt hơn và quy trình thâm canh giống lúa nếp đặc sản này được hoàn thiện, phù hợp với điều kiện địa phương, được chuyển giao cho các hộ nông dân để thâm canh phát triển mở rộng diện tích. Việc phục tráng, bảo tồn và phát triển nguồn gen giống lúa nếp đặc sản của huyện Trùng Khánh làm cơ sở xây dựng thương hiệu gạo nếp đặc sản của tỉnh Cao Bằng.

Với mục đích gia tăng giá trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cộng đồng người dân vùng sản xuất, tạo thương hiệu sản phẩm nếp ong Trùng Khánh, UBND tỉnh Cao Bằng đã có Quyết định số 2769/QĐ-UBND, ngày 30/12/2020 phê duyệt dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể gạo nếp ong Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Sau 3 năm thực hiện dự án, năm 2023, sản phẩm Nếp ong của huyện Trùng Khánh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Tập thể “Nếp ong Trùng Khánh”. Nhãn hiệu do Hội sản xuất và kinh doanh nếp ong Trùng Khánh là chủ sở hữu. Mở ra cơ hội cho sản phẩm đặc sản gạo nếp ong Trùng Khánh nâng cao vị thế, tiếp cận thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

Ông Hà Minh Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trùng Khánh cho biết, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển cây trồng đặc sản có nguồn gốc bản địa, trong đó có cây lúa nếp ong giai đoạn 2020 – 2025 của Đảng bộ huyện Trùng Khánh đề ra, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, sự vào cuộc của các ngành chuyên môn, huyện Trùng Khánh đạt được kết quả quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đến nay, huyện đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lúa nếp ong với tổng diện tích ổn định gần 300 ha, sản lượng trung bình hằng năm đạt gần 1.000 tấn thóc, đem lại giá trị kinh tế quan trọng cho người dân. Là cây trồng đặc sản, lúa nếp ong Trùng Khánh được người dân trồng hoàn toàn theo hướng hữu cơ và tiêu chuẩn VietGAP, được thu hoạch theo phương thức truyền thống, nên chất lượng gạo đảm bảo vẫn giữ được hương vị đặc trưng riêng có, được thị trường trong, ngoài tỉnh tin dùng.

“Huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tuân thủ quy trình sản xuất lúa nếp ong để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tiếp tục thiết lập chuỗi liên kết giá trị sản xuất để gia tăng vị thế thương hiệu sản phẩm “Nếp ong Trùng Khánh” và tìm kiếm mở rộng thị trường, nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân, góp phần thực hiện giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững”. Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trùng Khánh Hà Minh Hải cho biết.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đầu tư từ chất lượng đến thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Đầu tư từ chất lượng đến thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Thành phố Đà Nẵng không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP, tạo đà cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân mạnh dạn đổi mới, đưa sản phẩm địa phương vươn xa trên thị trường quốc tế.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Nâng tầm sản phẩm OCOP bằng mẫu mã, bao bì

Yên Sơn (Tuyên Quang): Nâng tầm sản phẩm OCOP bằng mẫu mã, bao bì

Nhận thức rõ tầm quan trọng của mẫu mã, bao bì trong việc nâng cao giá trị và sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đã và đang đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các chủ thể đầu tư, cải tiến, nâng tầm bao bì sản phẩm.
Thái Nguyên: Thêm 2 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Trung ương

Thái Nguyên: Thêm 2 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Trung ương

Hai sản phẩm của Thái Nguyên là chè Đinh Tân Cương và Du lịch văn hóa dân tộc Tày bản làng Thái Hải vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao cấp Trung ương, nâng tổng số sản phẩm 5 sao của tỉnh lên con số 4.
Phú Lộc: Nông dân đồng lòng thoát nghèo

Phú Lộc: Nông dân đồng lòng thoát nghèo

Phong trào nông dân đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu đang lan tỏa mạnh mẽ ở huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). Mô hình này góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Thái Nguyên: Nâng tầm nông sản với mô hình nuôi lợn bằng chè xanh

Thái Nguyên: Nâng tầm nông sản với mô hình nuôi lợn bằng chè xanh

Thái Nguyên đang triển khai thành công mô hình nuôi lợn bằng thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao giá trị nông sản và phát triển chăn nuôi bền vững.
Nông sản Bình Phước tất bật vào mùa Tết

Nông sản Bình Phước tất bật vào mùa Tết

Nhà vườn Bình Phước tất bật chăm sóc nông sản, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán dồi dào, chất lượng.
Sơn La: Nắm bắt xu hướng "sạch" từ trang trại đến bàn ăn

Sơn La: Nắm bắt xu hướng "sạch" từ trang trại đến bàn ăn

Người dân Sơn La đang dần chuyển hướng sang chăn nuôi các giống gia cầm, gia súc bản địa như vịt cổ xanh, gà đen, lợn đen để đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch.
Thái Nguyên: Vượt rét, hướng tới vụ xuân thắng lợi

Thái Nguyên: Vượt rét, hướng tới vụ xuân thắng lợi

Vụ xuân 2025 ở Thái Nguyên đang diễn ra khẩn trương trong những ngày rét đậm. Ngành nông nghiệp và nông dân tỉnh đang nỗ lực vượt khó, triển khai đồng bộ các giải pháp từ phòng chống rét cho mạ, lựa chọn giống lúa chất lượng cao đến kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp, hướng tới một vụ mùa thắng lợi.
Quảng Trị triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy

Quảng Trị triển khai mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy

Nhằm nhân rộng mô hình sản xuất lúa hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã triển khai dự án sản xuất lúa hữu cơ ứng dụng công nghệ mạ khay, máy cấy trong vụ Đông Xuân 2024-2025.
Mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi: Hướng đi mới cho người dân Bình Gia

Mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi: Hướng đi mới cho người dân Bình Gia

Huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đang triển khai hiệu quả mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đây được xem là hướng đi mới, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Sản xuất rau sạch ở ngoại thành Hà Nội: Hướng đi đúng cho nông nghiệp đô thị

Sản xuất rau sạch ở ngoại thành Hà Nội: Hướng đi đúng cho nông nghiệp đô thị

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là rau xanh, luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân đô thị. Trong bối cảnh đó, sản xuất rau sạch ở ngoại thành Hà Nội đang ngày càng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn rau an toàn cho Thủ đô, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân và phát triển nông nghiệp đô thị bền vững.
Cao Bằng: Hiệu quả từ nghề trồng nấm hữu cơ

Cao Bằng: Hiệu quả từ nghề trồng nấm hữu cơ

Với nguồn nguyên liệu dồi dào từ rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, lõi ngô, từ những năm 2000, nhiều huyện, thành phố, tỉnh Cao Bằng đã thử nghiệm mô hình trồng nấm, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính