Thứ năm 22/05/2025 11:02Thứ năm 22/05/2025 11:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Miến mỏ Tĩnh Túc - Xây dựng thương hiệu từ nông sản

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Cao Bằng được thiên nhiên ưu đãi, nổi tiếng với những sản phẩm nông sản đặc trưng, trong đó không thể không nhắc đến miến mỏ Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Miến không chỉ là một phần trong đời sống ẩm thực mà còn mang giá trị văn hóa, truyền thống của đồng bào dân tộc tại địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, miến mỏ Tĩnh Túc vẫn gặp phải nhiều thách thức từ việc khó khăn trong nhận diện thương hiệu đến việc bảo vệ sản phẩm không bị hàng giả, hàng nhái. Để sản phẩm vươn xa và khẳng định được giá trị riêng biệt, xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận cho miến mỏ Tĩnh Túc là điều vô cùng cần thiết.
Miến mỏ Tĩnh Túc - Xây dựng thương hiệu từ nông sản

Thành viên Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận miến mỏ Tĩnh Túc cho sản phẩm miến dong của thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” khảo sát mong muốn của các hộ gia đình tham gia dự án.

Việc thực hiện Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận miến mỏ Tĩnh Túc cho sản phẩm miến dong của thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” chính là lời giải cho vấn đề bảo vệ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Hiện nay trên địa bàn thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình có 73 hộ sản xuất miến dong, sản lượng gần 30 tấn/năm. Hầu hết các hộ chủ yếu làm miến từ củ dong đỏ, các công đoạn sản xuất đều làm thủ công truyền thống nên sản lượng miến chưa nhiều. Tuy nhiên so với miến ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thì giá miến Tĩnh Túc cao hơn từ 30.000 đồng – 60.000 đồng/kg nên dễ bị sản phẩm miến nơi khác giả mạo miến Tĩnh Túc. Vì vậy, việc xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu chứng nhận cho miến mỏ Tĩnh Túc trở thành một yêu cầu cấp thiết để sản phẩm này có thể phát triển bền vững và khẳng định giá trị trên thị trường.

Bà Triệu Thị Kim Dung, Chủ tịch UBND thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình cho biết, thực trạng miến mỏ Tĩnh Túc chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ tại các hộ gia đình, sản xuất thủ công, sản phẩm cung cấp thị trường trong nước, đặc biệt thời gian qua sản phẩm miến Tĩnh Túc đã được gửi sang các nước:Nga, Anh, Malaysia và một số nước khác. Tuy nhiên trong thời gian qua có một số địa phương giả mạo miến của Thị trấn Tĩnh Túc, làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của miến địa phương. Do đó chính quyền địa phương cũng mong muốn trong thời gian tới Dự án xây dựng được nhãn hiệu chứng nhận của miến mỏ Tĩnh Túc, đây là mục tiêu lớn góp phần đưa sản phẩm của Tĩnh Túc có giá trị hơn trên thị trường. Giúp người tiêu dùng nhận diện và tin tưởng được miến ở thị trấn Tĩnh Túc, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, tiêu dùng, mở rộng thị trường, khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của Tĩnh Túc. Khi đã có nhãn hiệu sẽ hỗ trợ phát triển du lịch của địa phương. Vì vậy việc xây dựng nhãn hiệu miến mỏ thị trấn Tĩnh Túc không chỉ có ý nghĩa về phát triển kinh tế, xã hội địa phương, còn góp phần phát huy giá trị truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, giúp miến mỏ nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu của mình.

Gia đình anh Linh Thanh Nghĩa, xóm 3, tổ 4 thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình hàng năm tận dụng đất sẵn có của gia đình trồng củ dong đỏ để sản xuất miến. Theo anh Nghĩa, miến làm từ củ dong đỏ có vị ngon, dai đặc trưng hơn so với miến làm từ các loại dong khác. Bình quân gia đình anh sản xuất được gần 1 tấn miến thành phẩm/năm, giá giao cho đại lý 130.000 đồng/kg trở lên, đây là nguồn thu lớn của gia đình thuần nông như gia đình anh. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, tình trạng miến mỏ Tĩnh Túc xuất hiện sản phẩm nhái, giá rẻ khiến cho những hộ sản xuất miến trực tiếp như gia đình anh Nghĩa không khỏi lo lắng. Vì vậy, anh Nghĩa và các hộ dân trên địa bàn thị trấn Tĩnh Túc rất mong miến Tĩnh Túc được nhà nước, cơ quan chức năng bảo hộ quyền lợi thông qua việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm.

Hiện nay trên thị trường miến Mỏ chưa có nhãn hiệu, cũng chưa có gia đình đăng ký OCOP. Tôi nghĩ miến mỏ Tĩnh Túc được đóng bao bì có tem nhãn bảo hộ sản phẩm sẽ tránh được trường hợp các sản phẩm miến khác trà trộn, làm giả thương hiệu miến mỏ, điều này rất cần thiết”. Anh Nghĩa chia sẻ.

Miến mỏ Tĩnh Túc - Xây dựng thương hiệu từ nông sản

Hội nghị lựa chọn mẫu nhãn hiệu chứng nhận cho “Miến mỏ Tĩnh Túc”, thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình.

Dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận miến mỏ Tĩnh Túc cho sản phẩm miến dong của thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” sẽ được thực hiện từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 12 năm 2025. Được triển khai với 5 nội dung chính, dự án hướng tới việc bảo vệ và phát triển thương hiệu cho miến mỏ Tĩnh Túc thông qua những hoạt động thiết thực và có chiều sâu.

Đầu tiên, việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận là bước đi cần thiết giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng. Đồng thời, việc xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cũng rất quan trọng để đảm bảo chất lượng đồng đều cho các hộ gia đình đăng ký sử dụng nhãn hiệu.

Đến nay, Dự án đã thống nhất mẫu nhãn hiệu cho sản phẩm miến mỏ Tĩnh Túc nhằm đảm bảo tính nhận diện và bảo vệ sản phẩm khỏi sự sao chép. Đồng thời, các cuộc họp lấy ý kiến xây dựng bản mô tả sản phẩm và quy chế quản lý nhãn hiệu đã được tổ chức, giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn về các quy định và yêu cầu khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Trong thời gian tới, Dự án sẽ xây dựng hệ thống, phương tiện quảng bá và phát triển nhãn hiệu chứng nhận miến mỏ Tĩnh Túc để giới thiệu sản phẩm miến mỏ đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, việc xây dựng sản phẩm OCOP cho miến mỏ Tĩnh Túc cũng là một phần quan trọng của Dự án. Đây là cơ hội để miến mỏ Tĩnh Túc được nâng tầm, đạt tiêu chuẩn chất lượng và trở thành sản phẩm đặc sản nổi bật của tỉnh Cao Bằng.

Tăng cường năng lực quản lý và sản xuất cho các chủ thể sản xuất là một yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển bền vững miến mỏ Tĩnh Túc. Các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật sẽ giúp các hộ sản xuất nắm vững quy trình làm miến đạt chuẩn, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề để sản phẩm miến mỏ luôn đảm bảo chất lượng cao nhất. Nhờ đó, người tiêu dùng sẽ tin tưởng hơn khi lựa chọn miến mỏ Tĩnh Túc là một sản phẩm chất lượng và an toàn.

Dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người dân mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tại Tĩnh Túc. Khi nhãn hiệu chứng nhận được xác lập và sản phẩm miến mỏ Tĩnh Túc được bảo vệ, đây sẽ là bước đệm vững chắc để sản phẩm này không chỉ phát triển mạnh mẽ trên thị trường trong nước mà còn hướng tới thị trường xuất khẩu.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Phân biệt thủy sản và hải sản: Ranh giới mỏng manh, chung một giá trị

Phân biệt thủy sản và hải sản: Ranh giới mỏng manh, chung một giá trị

Trong thế giới ẩm thực và kinh tế biển, hai thuật ngữ "thủy sản" và "hải sản" thường được sử dụng, đôi khi gây ra sự nhầm lẫn. Mặc dù có những điểm giao thoa nhất định, chúng lại mang những sắc thái riêng biệt về nguồn gốc, môi trường sống và phạm vi bao hàm. Hiểu rõ sự khác nhau và giống nhau giữa thủy sản và hải sản không chỉ giúp chúng ta sử dụng ngôn ngữ chính xác hơn mà còn có cái nhìn toàn diện hơn về nguồn lợi từ môi trường nước.
Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và mật độ chăn nuôi đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ về vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải chăn nuôi. Với thành phần phức tạp và hàm lượng chất ô nhiễm cao, nước thải chăn nuôi nếu không được quản lý và xử lý đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
Chính sách đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Chính sách đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp với 84% diện tích đất tự nhiên là đất nông nghiệp và gần 62% dân số sống ở nông thôn. Do đó, chính sách đất đai giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng và thúc đẩy nông nghiệp bền vững.
Những lưu ý về giữ gìn sức khỏe trong mùa nắng nóng

Những lưu ý về giữ gìn sức khỏe trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài, với nhiệt độ và độ ẩm cao, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cơ thể chúng ta phải làm việc vất vả hơn để duy trì nhiệt độ ổn định, dẫn đến mất nước, điện giải, và tăng nguy cơ say nắng, say nóng, kiệt sức, chuột rút, và các bệnh về da. Đặc biệt, trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền và những người làm việc ngoài trời là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Việc hiểu rõ những nguy cơ này là bước đầu tiên để chủ động phòng tránh.
Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước tại các hồ chứa cơ bản đủ cho sản xuất nông nghiệp

Đến cuối tháng 5/2025, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi trung bình phổ biến khoảng 29-95% dung tích thiết kế. Nguồn nước cơ bản bảo đảm cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.
Quảng Bình: Tranh bích họa làng văn hóa du lịch Cảnh Dương sẵn sàng đón du khách tham quan

Quảng Bình: Tranh bích họa làng văn hóa du lịch Cảnh Dương sẵn sàng đón du khách tham quan

Các hạng mục tranh bích họa tại làng văn hóa du lịch Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã đạt khoảng 80% khối lượng...Dự kiến các hạng mục sẽ hoàn thiện toàn bộ để sẵn sàng đón du khách vào dịp lễ 30/4-1/5.
Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Đưa nông sản OCOP ra thế giới: Rào cản và cơ hội nâng cao giá trị nông nghiệp Việt

Với hơn 8.000 sản phẩm OCOP đã được công nhận trên toàn quốc, phần lớn mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, Việt Nam có tiềm năng lớn để chinh phục thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, để OCOP thật sự trở thành “thương hiệu quốc gia” trên các sàn thương mại quốc tế, cần một chặng đường dài với sự đầu tư bài bản, định hướng chiến lược và sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Kinh tế Việt Nam đang hiện dần vị thế trong bản đồ kinh tế thế giới

Kinh tế Việt Nam đang hiện dần vị thế trong bản đồ kinh tế thế giới

Nằm ở vị trí trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên bản đồ kinh tế thế giới với những bước tiến đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Từ một quốc gia có thu nhập thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành một nền kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng ấn tượng và ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Thái Bình tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa

Thái Bình tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng bản địa

Từ 15 – 17/4, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng bản địa cho 360 học viên là hội viên, nông dân các huyện: Đông Hưng, Thái Thụy, Kiến Xương.
“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

“Ông Dư bài chòi” - Di sản "sống" của văn hóa làng biển Nhơn Hải

Ông Nguyễn Dư (SN 1948) hay còn gọi là "ông Dư Bài chòi" ở thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được xem là một di sản sống về nghệ thuật Bài chòi dân gian và văn hóa làng biển Nhơn Hải.
Điện lực Hòa Bình: Nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp bền vững

Điện lực Hòa Bình: Nền tảng vững chắc cho phát triển nông nghiệp bền vững

Hòa Bình, một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn được biết đến là nơi tọa lạc của nhà máy thủy điện Hòa Bình, một công trình mang tầm vóc quốc gia. Bên cạnh vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, nguồn điện ổn định từ nhà máy này còn đóng góp to lớn vào sự phát triển của nhiều ngành kinh tế của tỉnh, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Điện lực Hòa Bình đã và đang trở thành nền tảng vững chắc, tạo động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và phát triển bền vững của nền nông nghiệp địa phương.
Du lịch canh nông - Hướng đi bền vững cho nông thôn Việt Nam

Du lịch canh nông - Hướng đi bền vững cho nông thôn Việt Nam

Trong bối cảnh ngành du lịch cần đổi mới để bắt kịp xu hướng phát triển bền vững và gắn kết sâu sắc với đời sống bản địa, du lịch canh nông đang nổi lên như một mô hình tiềm năng, kết nối giữa sản xuất nông nghiệp và trải nghiệm du lịch.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính