Bộ tiêu chuẩn hữu cơ VOAA được nâng cấp từ tiêu chuẩn PGS Việt Nam do IFOAM quốc tế công nhận - Ảnh minh họa. |
Trong hoàn cảnh khốc liệt của dịch Covid-19, ngân sách lại vô cùng khó khăn, các thành viên trong ban soạn thảo đã làm việc hoàn toàn tự nguyện, thể hiện ý chí và tinh thần trách nhiệm rất cao, cùng góp công sức và trí tuệ để hoàn thành bộ tiêu chuẩn. Việc xây dựng tiêu chuẩn của mình, VOAA với chiến lược thống nhất nhận diện áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ được IFOAM công nhận, sẽ đồng thời hỗ trợ cả phát triển nông nghiệp hữu cơ từ các hộ nông dân nhỏ thông qua chương trình PGS Quốc Gia cho đến các doanh nghiệp có quy mô để kết nối sản phẩm có uy tín với các thị trường Quốc Tế. Vì thế Tiêu chuẩn VOAA được nâng cấp từ tiêu chuẩn PGS Việt Nam đã được IFOAM quốc tế công nhận, vào tháng 9 năm 2023 cụ thể hóa các tiêu chuẩn quốc gia TCVN11041-1-2-3: 2017, tham khảo tiêu chuẩn hữu cơ uy tín của các nước Mỹ, Canada, Nhật Bản và theo sát quy định 2018/848 của Ủy ban Châu âu (EU) về sản xuất hữu cơ và ghi nhãn, sẽ giúp các thành viên của mình và bất cứ người sản xuất hữu cơ nào có thể vận dụng trong điều kiện thực tiễn của địa phương, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Bộ tiêu chuẩn VOAA được HĐKH gồm 5 chuyên gia có uy tín về chuyên môn của từng lĩnh vực thẩm định ngày 13/3/2024 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội Đồng khoa học TSKH Hà Phúc Mịch - Chủ Tịch VOAA. Toàn thể các thành viên của HĐKH đã nhất trí thông qua bộ tiêu chuẩn sau khi được nghe đại diện ban soạn thảo trình bày và đóng góp những ý kiến quý báu về chuyên môn cho từng lĩnh vực trong tiêu chuẩn.
Bộ tiêu chuẩn hữu cơ VOAA được tích hợp các lĩnh vực sản xuất vào trong một tài liệu, bao gồm 10 phần của 10 lĩnh vực và 2 phụ lục liên quan đến vật tư: 1. Quản lý chung 2. Trồng trọt 3. Thu hái tự nhiên 4. Rau mầm và nấm 5. Chăn Nuôi 6. Nuôi ong 7. Xử lý sau thu hoạch và chế biến 8. Ghi nhãn 9. Công bằng xã hội 10. Vật tư đầu vào Hai phụ lục quan trọng gồm: Phụ lục 1) hướng dẫn đánh giá vật tư đầu vào cho sản xuất và chế biến hữu cơ cùng các tiêu chí cơ bản sẽ giúp các cơ quan đánh giá và đơn vị tư vấn có cơ sở hỗ trợ người sản xuất lựa chọn vật tư sản xuất phù hợp. Phụ lục 2) là danh mục được cụ thể hóa những chất, sản phẩm được phép sử dụng trong sản xuất và chế biến. Bất cứ chất, hoặc sản phẩm nào không nằm trong danh mục của phụ lục 2, sẽ được tham chiếu theo phụ lục 1 để đánh giá, cân nhắc trước khi đưa vào sử dụng trong sản xuất hữu cơ.
Bộ tiêu chuẩn VOAA hiện đang được chuyển ngữ và trình tới IFOAM quốc tế để được đánh giá bổ sung và công nhận
Nông nghiệp biodynamic: Phương pháp canh tác bền vững tiên tiến |
Đài Loan vun trồng giấc mơ hữu cơ |
[Longform] Đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu |