Thứ hai 07/07/2025 00:48Thứ hai 07/07/2025 00:48 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

HĐND tỉnh Đắk Lắk: Kiến nghị các giải pháp nhằm quản lý, khai thác khoáng sản hiệu quả

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong bối cảnh hoạt động khai thác khoáng sản đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thì nhiều bất cập trong công tác quản lý, giám sát lĩnh vực này đã được, Nghị quyết số 33/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Đắk Lắk về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2024 chỉ ra, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp quyết liệt nhằm chấn chỉnh hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiệu quả hơn.
HĐND tỉnh Đắk Lắk: Kiến nghị các giải pháp nhằm quản lý, khai thác khoáng sản hiệu quả
Khu vực tập kết đất để làm gạch của một lò gạch tại xã Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển

Giai đoạn 2020 – 2024, công tác quản lý, khai thác khoáng sản tại Đắk Lắk đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Hoạt động khai thác cơ bản tuân theo quy hoạch được duyệt, công tác cấp phép và xử lý thủ tục hành chính diễn ra đúng quy trình. Đặc biệt, việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Chính quyền các cấp cũng đẩy mạnh tuyên truyền, yêu cầu doanh nghiệp áp dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Hầu hết các đơn vị khai thác đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính và khai thác đúng giấy phép. Một số doanh nghiệp tiên phong đầu tư công nghệ chế biến hiện đại, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Sản lượng khai thác khoáng sản tăng đều mỗi năm, phục vụ nhu cầu xây dựng hạ tầng, đồng thời tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Vẫn còn sai phạm tràn lan, kéo dài

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý, khai thác khoáng sản ở Đắk Lắk vẫn tồn tại nhiều sai phạm đáng lo ngại. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, công tác quy hoạch khoáng sản chưa sát với thực tiễn, thiếu dự báo nhu cầu cho các dự án trọng điểm. Tình trạng chậm trễ trong cấp phép, đặc biệt là với mỏ đất san lấp, gây thiếu hụt vật liệu tại nhiều huyện.

Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra tại một số địa phương nhưng chưa được tập trung xử lý dứt điểm; hoạt động khai thác, tập kết đất sét diễn ra thường xuyên trên địa bàn các huyện; việc khai thác đất sét phục vụ các cơ sở gạch nung vẫn xảy ra chưa được quản lý. Đáng chú ý là các cơ sở sản xuất gạch nung không phép vẫn ngang nhiên hoạt động tại xã Ea Uy, xã Ea Yiêng, xã Vụ Bổn huyện Krông Pắc và xã Ea Bông, thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana. Một số doanh nghiệp khai thác cát hoạt động trên bãi tập kết không được cấp phép nhưng không bị xử lý dứt điểm (Công ty TNHH Hà Bình, huyện Krông Pắc).

HĐND tỉnh Đắk Lắk: Kiến nghị các giải pháp nhằm quản lý, khai thác khoáng sản hiệu quả
Một điểm khai thác cát trái phép tại xã Vụ Bổn, khiến sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến đất nông nghiệp trồng cây của người dân

Việc vận chuyển khoáng sản quá tải khiến nhiều tuyến đường, như tuyến vào cụm thác Dray Sáp Thượng và Dray Nu (Krông Ana), xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra dù đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, xử lý chưa nghiêm, dẫn đến vi phạm tái diễn.

Công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều mỏ không thực hiện việc phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác. Sạt lở bờ sông do khai thác cát vẫn là nỗi bức xúc của người dân.

Về phía doanh nghiệp, tình trạng khai thác vượt công suất, ngoài phạm vi được cấp phép vẫn còn xảy ra. Một số đơn vị không lắp đặt trạm cân, camera giám sát hoặc có nhưng không sử dụng. Hành vi này tiềm ẩn nguy cơ thất thoát tài nguyên và nguồn thu ngân sách.

Nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định về thiết kế mỏ, không nộp hồ sơ kỹ thuật theo quy định, hoặc tự ý thay đổi công nghệ, công suất mà không báo cáo cơ quan chức năng. Việc báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác và kiểm kê trữ lượng cũng không được thực hiện đầy đủ.

Ngoài ra, trách nhiệm với hạ tầng kỹ thuật và nghĩa vụ tài chính của một số đơn vị còn yếu kém. Không ít doanh nghiệp chậm nộp tiền ký quỹ, nợ thuế, không duy tu đường sá dù gây hư hỏng nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển vật liệu.

Nguyên nhân đến từ cả khách quan lẫn chủ quan

Báo cáo giám sát chỉ ra rằng, hệ thống pháp luật về khoáng sản còn thiếu đồng bộ, chồng chéo giữa các luật liên quan, gây khó khăn trong triển khai. Việc cấp phép khai thác mỏ đất san lấp chưa rõ ràng, chưa có quy định thu hồi khoáng sản dôi dư trong các công trình thi công.

Mặt khác, nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong khi việc đấu giá, cấp phép chậm trễ dẫn đến tình trạng khai thác trái phép. Công tác điều tra, đánh giá trữ lượng khoáng sản chưa chi tiết, số liệu thiếu tin cậy.

Nguồn nhân lực, năng lực quản lý còn hạn chế, nhất là ở địa phương có địa hình phức tạp. Mức ký quỹ cải tạo môi trường còn thấp, dẫn đến doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với việc phục hồi sau khai thác.

Về nguyên nhân chủ quan, việc tuyên truyền pháp luật chưa hiệu quả, nhiều doanh nghiệp còn thiếu ý thức chấp hành. Sự phối hợp giữa các sở ngành và chính quyền địa phương chưa đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra còn hình thức, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm.

Các giải pháp khắc phục toàn diện

Để khắc phục những bất cập nói trên, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã đề ra một loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó yêu cầu UBND tỉnh chủ trì thực hiện.

HĐND tỉnh Đắk Lắk: Kiến nghị các giải pháp nhằm quản lý, khai thác khoáng sản hiệu quả
Tỉnh Đắk Lắk sẽ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không phục hồi môi trường sau khai thác, yêu cầu bồi thường hoặc sửa chữa hạ tầng giao thông bị hư hỏng do vận chuyển khoáng sản.

Trước hết, cần rà soát và điều chỉnh quy hoạch khoáng sản cho phù hợp với tình hình mới sau khi sáp nhập đơn vị hành chính. Các mỏ đất làm vật liệu xây dựng cần được ưu tiên quy hoạch để đáp ứng nhu cầu cho các dự án trọng điểm.

Công tác quản lý nhà nước phải được siết chặt, nhất là ở khâu phối hợp thông tin, ban hành văn bản hướng dẫn sát thực tiễn, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm.

Cần đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục đất đai, môi trường cho doanh nghiệp; đồng thời ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát khai thác.

Đặc biệt, phải kiểm soát nghiêm ngặt hoạt động khai thác, yêu cầu doanh nghiệp lắp trạm cân, camera giám sát, kiểm kê trữ lượng và sản lượng khai thác.

Về môi trường, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không phục hồi môi trường sau khai thác, yêu cầu bồi thường hoặc sửa chữa hạ tầng giao thông bị hư hỏng do vận chuyển khoáng sản.

Chất lượng thanh tra, kiểm tra phải được nâng cao, tập trung vào các điểm nóng như khai thác cát trái phép, bến bãi không phép, vượt công suất. Ngoài ra, sẽ rà soát, xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung thủ công, từng bước loại bỏ các cơ sở lạc hậu, không đạt yêu cầu.

Hướng tới phát triển bền vững ngành khoáng sản

Việc HĐND tỉnh Đắk Lắk thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý và khai thác khoáng sản, đồng thời đưa ra loạt giải pháp quyết liệt là bước đi cần thiết nhằm hướng tới phát triển bền vững. Chỉ khi các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân cùng nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm pháp luật, thì tài nguyên khoáng sản vốn là tài sản quốc gia mới được sử dụng hiệu quả, hài hòa lợi ích và bảo vệ môi trường lâu dài./.

Bài liên quan

Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Đắk Lắk: Tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm

Nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Đắk Lắk; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm, các văn bản hướng dẫn thi hành và Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
KỲ 1: “Vàng thau lẫn lộn” - Ai đang cấp giấy chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam?

KỲ 1: “Vàng thau lẫn lộn” - Ai đang cấp giấy chứng nhận hữu cơ ở Việt Nam?

Chứng nhận hữu cơ không chỉ là một “tấm vé thông hành” cho sản phẩm nông nghiệp bước vào thị trường cao cấp. Nó còn là cam kết đạo đức và trách nhiệm giữa người sản xuất, người tiêu dùng và cả xã hội. Khi chứng nhận trở thành “tấm bình phong”, niềm tin bị đánh mất – và ngành nông nghiệp hữu cơ đứng trước nguy cơ tụt lùi.
Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Ninh: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

Huyện Tiên Yên đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh.
Đắk Nông: Sẽ xử lý trách nhiệm, nếu để tình trạng phá rừng gia tăng

Đắk Nông: Sẽ xử lý trách nhiệm, nếu để tình trạng phá rừng gia tăng

Đó là nội dung mà UBND tỉnh Đắk Nông khẳng định, tại Công văn số 1234/UBND-NNTNMT, chỉ đạo vềviệc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy.
Hải Dương: Tăng cường quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông

Hải Dương: Tăng cường quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông tại Công văn số 254/SNN-TS ngày 6/2.
Quản lý, giám sát sử dụng tem niêm phong: Đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh

Quản lý, giám sát sử dụng tem niêm phong: Đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh

Tem niêm phong đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ hàng hóa, tài sản và thông tin khỏi bị xâm phạm trái phép. Từ các thùng hàng vận chuyển quốc tế đến các thiết bị điện tử nhỏ, tem niêm phong giúp xác định xem một vật phẩm, hàng hóa có bị can thiệp hay không. Việc quản lý và giám sát chặt chẽ việc sử dụng tem niêm phong là vô cùng quan trọng để đảm bảo tính toàn vẹn và an ninh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Lắk: Tăng cường truyền truyền kiến thức về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

Đắk Lắk: Tăng cường truyền truyền kiến thức về ATTP cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.
Khánh Hòa: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP, ghi nhãn hàng hóa và nguồn gốc nguyên liệu

Khánh Hòa: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP, ghi nhãn hàng hóa và nguồn gốc nguyên liệu

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Khánh Hòa vừa tiến hành kiểm tra đột xuất đối với 3 Công ty trên địa bàn. Theo đó, đã phát hiện 2 Công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có hành vi vi phạm nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa và nguồn gốc nguyên liệu. Đồng thời, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền hơn 153 triệu đồng.
Quảng Trị: Tiêu huỷ hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Quảng Trị: Tiêu huỷ hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng Quảng Trị vừa tiến hành tiêu huỷ hơn 1.200 sản phẩm thực phẩm và mỹ phẩm không rõ nguồn gốc…
Lâm Đồng: Thu hồi đất của Công ty TNHH MTV cà phê Đắk Nông

Lâm Đồng: Thu hồi đất của Công ty TNHH MTV cà phê Đắk Nông

UBND tỉnh Đắk Nông (Nay là UBND tỉnh Lâm Đồng) vừa ra Quyết định thu hồi đất của Công ty TNHH MTV cà phê Đắk Nông.
Quảng Trị: phát hiện 2.900 mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Trị: phát hiện 2.900 mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lực lượng công an tỉnh Quảng Trị vừa phát hiện và thu giữ 2.900 mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại 4 kho hàng của một hộ kinh doanh đóng trên địa bàn…
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh

Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm của Công ty TNHH Phát Anh Minh

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản số: 1855/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông thông tin nhà sản xuất trên nhãn không đúng như hồ sơ công bố của Công ty TNHH Phát Anh Minh.
Rà soát, xử lý vi phạm thuốc trừ bệnh Pylacol 700WP của Công ty TNHH Hóa chất Sumitomo Việt Nam

Rà soát, xử lý vi phạm thuốc trừ bệnh Pylacol 700WP của Công ty TNHH Hóa chất Sumitomo Việt Nam

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai tiếp tục rà soát, xử lý vi phạm đối với sản phẩm thuốc trừ bệnh Pylacol 700WP của Công ty TNHH Hóa chất Sumitomo Việt Nam.
Đồng Nai: Xử phạt Công ty Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài vi phạm về đất đai và môi trường

Đồng Nai: Xử phạt Công ty Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài vi phạm về đất đai và môi trường

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (Địa chỉ: Số 537, đường Đinh Quang Ân, KP Tân Cang, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) với tổng số tiền phạt lên đến 1.550.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp hơn 154 tỷ đồng.
Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phân bón; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam​​​​​​​ không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam​​​​​​​ không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Liên quan đến vụ bị tố bán thịt heo bệnh, sáng 2/7, Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam phát đi thông cáo về nội dung kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh Sóc Trăng.
Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Khởi tố chủ xưởng sản xuất "chè Thái Nguyên" giả thu lợi gần 46 tỉ đồng

Đinh Văn Vương đã tự thiết kế logo nhãn hiệu Chè Thái Nguyên để dán vào các gói chè, doanh thu từ tháng 11/2024 đến nay là gần 46 tỉ đồng.
Lâm Đồng: Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Lâm Đồng: Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản chỉ đạo phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu gửi các đơn vị khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính