Thứ ba 13/05/2025 05:30Thứ ba 13/05/2025 05:30 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 10/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức khai mạc Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025 với sự tham gia của hàng trăm nhà vườn, doanh nghiệp trong lĩnh vực hoa, cây cảnh đến từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước.
Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững
Ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường phát biểu tại Lễ Khai mạc Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025.

Tham dự Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025 có ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; GS.TS. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đại diện lãnh đạo của các ban, ngành có liên quan; doanh nghiệp, nhà vườn trong lĩnh vực hoa, cây cảnh, cùng đông đảo các em sinh viên của Học viện.

Theo Ban tổ chức, sự kiện kéo dài từ ngày 5/5 đến ngày 18/5, với chuỗi sự kiện triễn lãm, Hội nghị khoa học – công nghệ – đổi mới sáng tạo quy mô lớn. Đây là hoạt động thiết thực, nhằm tôn vinh giá trị của khoa học – công nghệ, lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo, kết nối nghiên cứu với thực tiễn sản xuất và phát triển bền vững.

Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững
GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại Lễ Khai mạc Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025.

Hoa, cây cảnh – triển vọng phát triển thành ngành hàng kinh tế

Phát biểu tại Lễ khai mạc, GS.TS Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng: Hoa, cây cảnh là biểu tượng của cái đẹp, là giá trị tinh thần và văn hóa của dân tộc, hiện nay, nó đang thực sự trở thành một ngành kinh tế sinh thái quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững, hiện đại hóa nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân.

Tại Việt Nam, ngành hoa, cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000ha, sản lượng 6 triệu cành, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm, và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD. Các loại hoa xuất khẩu chủ lực gồm hoa hồng, cúc, lan hồ điệp, với thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và Úc.

Ở các địa phương như Đà Lạt, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đã hình thành vùng chuyên canh hoa công nghệ cao. Riêng Đà Lạt có hơn 9.375ha, sản lượng 3,6 tỷ cành, 30% ứng dụng công nghệ cao. Hà Nội có 7.960ha với thu nhập 0,5–1,5 tỷ đồng/ha/năm. Nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng 10–15%/năm; người dân chi trung bình 45.000 đồng/năm cho hoa cây cảnh phục vụ nhiều mục đích.

Ngoài ra, ngành hoa, cây cảnh đang được gắn với du lịch nông nghiệp và sinh thái, mang lại giá trị gia tăng. Việc ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số như nhân giống mô, nhà kính tự động, IoT, truy xuất nguồn gốc... giúp nâng cao sức cạnh tranh. Đề án phát triển ngành đến 2030 đặt mục tiêu xuất khẩu 180–200 triệu USD. Tuy nhiên, ngành còn đối mặt với thách thức về công nghệ giống, tỷ lệ ứng dụng khoa học kỹ thuật còn thấp, sản xuất nhỏ lẻ, liên kết chuỗi giá trị còn yếu.

Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, hiện nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn tiên phong trong ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa, tự động hóa, công nghệ thông tin và chính sách quản lý sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản và vị thế nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Đặc biệt, trong lĩnh vực hoa cây cảnh, Học viện sở hữu đội ngũ chuyên môn cùng hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại về di truyền giống, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác, bảo quản và thiết kế cảnh quan. Nhiều nghiên cứu tại đây ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và quản lý theo chuỗi giá trị.

“Học viện đã làm chủ công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô và sản xuất hoa thương phẩm như lan hồ điệp, sen, cúc, loa kèn, lan huệ, hoa hiên, phong vũ... phù hợp với điều kiện khí hậu và thị trường Việt Nam, đồng thời chuyển giao kỹ thuật đến người sản xuất tại nhiều địa phương. Ngoài ra, Học viện tích cực hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các địa phương, doanh nghiệp, hội sinh vật cảnh và nhà vườn tại Hà Nội, Hưng Yên, Sơn La, Lâm Đồng và nhiều địa phương khác nữa…” – GS.TS. Nguyễn Thị Lan thông tin.

Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững
Các đại biểu tham dự Lễ Khai mạc Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025.

GS.TS Nguyễn Thị Lan bày tỏ: Với chuỗi hoạt động Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025, chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo ra diễn đàn để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, nghệ nhân cùng trao đổi, phân tích thách thức, đề xuất giải pháp phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập và biến đổi khí hậu; tạo điều kiện kết nối đối tác, mở rộng thị trường, xây dựng chuỗi giá trị; giới thiệu công nghệ mới về giống, kỹ thuật chăm sóc hoa lan, huệ, cúc, tùng, bách… Sự kiện này cũng thể hiện vai trò và quyết tâm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong việc đồng hành, phát triển ngành hoa cây cảnh, hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Chia sẻ tại Lễ khai mạc, ông Nguyễn Mạnh Quỳnh – Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cũng khẳng định: Festival Hoa Cây cảnh VNUA 2025 đánh dấu một bước ngoặt, mở ra một dấu mốc mới trong quá trình hợp tác giữa Hội Sinh vật cảnh Việt Nam với Học viện Nông nghiệp Việt Nam – một trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu hàng đầu về nông nghiệp, sinh học và môi trường. Qua đó, tạo tiền đề cho những bước tiến xa hơn trong ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn, đặc biệt là trong lĩnh vực sinh vật cảnh – một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vai trò và tiềm năng to lớn trong phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp đô thị.

Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững
Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng các vị đại biểu bấm nút ra mắt sàn đấu giá hoa, cây cảnh Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

5 giải pháp để đưa hoa cây cảnh thành ngành kinh tế bền vững

Phát biểu tại Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025, Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng khẳng định, hoa - cây cảnh đang là một ngành hàng phát triển và được quan tâm nhiều trên thế giới. Năm 2024, hoa cắt cành xuất khẩu trên thế giới đạt doanh số 3,45 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 8%/năm.

Ở châu Âu, diện tích hoa cây cảnh chỉ chiếm 12% tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh thế giới nhưng tạo ra 42% giá trị tổng sản lượng, là khu vực có trình độ thâm canh cao nhất, giá trị sản xuất trung bình 120 nghìn euro/ha. Trong khi đó, Trung Quốc và Nhật Bản có tỷ lệ hoa, cây cảnh trong nhà kính tương ứng là 17% và 51%, năng suất trung bình tương ứng là 10 và 140 nghìn euro/ha/năm.

Thực tế cho thấy, các quốc gia có ngành hoa phát triển như Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Colombia hay Kenya đều đã đầu tư bài bản vào hệ thống logistics, đấu giá, thương mại điện tử và thương hiệu quốc gia cho sản phẩm hoa. Những trung tâm như Côn Minh (Trung Quốc), Aalsmeer (Hà Lan) không chỉ là nơi giao dịch, mà còn là biểu tượng quốc gia về văn hóa hoa, cây cảnh, nơi kết nối giữa sản xuất, khoa học và thị trường toàn cầu.

Theo ông Hoàng Trung – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, Việt Nam hoàn toàn có thể thiết lập các mô hình như vậy, nếu có sự vào cuộc quyết liệt từ trung ương đến địa phương, từ đơn vị nghiên cứu, đào tạo đến doanh nghiệp và nghệ nhân.

Để đạt được mục tiêu đưa hoa cây cảnh trở thành một ngành kinh tế bền vững, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xác định cần thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để hoa cây cảnh được công nhận là ngành hàng kinh tế chính thức trong cơ cấu trồng trọt quốc gia. Xây dựng các chính sách ưu đãi về tín dụng, đất đai, thuế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này; Rà soát sửa đổi Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thứ hai, tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, phát triển vùng sản xuất chuyên canh hoa cây cảnh tập trung tại các địa phương có lợi thế. Khuyến khích xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác, chuỗi liên kết với sự tham gia của doanh nghiệp làm trung tâm. Chúng ta cần phải xây dựng được một hệ sinh thái ngành hoa, cây cảnh – nơi mỗi sản phẩm không chỉ có chất lượng, giá trị thẩm mỹ cao mà còn được định danh, gắn với truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn bền vững và có thể được giao dịch trên các nền tảng số, tham gia chuỗi cung ứng quốc tế.

Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025: Kết nối để phát triển ngành hàng bền vững
Du khách tham quan tại khu triển lãm hoa, cây cảnh.

Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường chọn tạo giống hoa mới, giống bản địa có giá trị kinh tế cao. Ứng dụng công nghệ cao: nhà kính, tưới nhỏ giọt, nuôi cấy mô, AI, IoT trong sản xuất, bảo quản, phân phối. Hỗ trợ xây dựng trung tâm công nghệ, vườn ươm giống hoa, trạm bảo quản và sơ chế hoa hiện đại.

Thứ tư, phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa thông qua thương mại điện tử, hệ thống phân phối hiện đại, kết hợp du lịch sinh thái. Đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng các hiệp định thương mại tự do, xây dựng thương hiệu quốc gia cho hoa Việt Nam. Nghiên cứu hình thành một mạng lưới liên kết – một liên minh sàn giao dịch hoa cây cảnh quốc gia, có khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu với các sàn giao dịch lớn trong khu vực và thế giới. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để hoa, cây cảnh Việt Nam từng bước tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành hàng hoa cây cảnh.

Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản trị, tăng cường đào tạo nghề, kỹ năng sản xuất, tạo hình, chăm sóc hoa, cây cảnh cho nông dân và nghệ nhân. Xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về hoa cây cảnh tại các trường đại học, cao đẳng. Phát huy vai trò của các viện nghiên cứu, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam và Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong đào tạo, nghiên cứu và tư vấn chính sách.

Thứ trưởng Hoàng Trung cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, Festival hoa, cây cảnh sẽ được tổ chức thường niên để duy trì hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy liên kết giữa các chủ thể trong ngành và quảng bá hình ảnh hoa Việt Nam một cách liên tục, bền vững nhằm quảng bá hình ảnh hoa cây cảnh Việt, tạo không gian chuyên nghiệp và tăng cường giao lưu giữa các nghệ nhân, nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Tại Lễ khai mạc Festival Hoa - Cây cảnh VNUA 2025, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã ra mắt sàn đấu giá hoa - cây cảnh với hy vọng sẽ tạo ra không gian cho các nhà vườn, doanh nghiệp giao lưu, trao đổi sản phẩm; tạo điều kiện cho các em sinh viên làm quen với thương mại điện tử, thêm cơ hội học tập, tìm hiểu về sản phẩm hoa - cây cảnh có giá trị.

Bài liên quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam giành 1.800 suất học bổng trị giá gần 30 tỷ đồng cho tân sinh viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam giành 1.800 suất học bổng trị giá gần 30 tỷ đồng cho tân sinh viên

Năm 2025, khi đỗ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, các tân sinh viên khóa 70 có thể được nhận học bổng sinh viên tài năng, thắp sáng ước mơ nông nghiệp, nông nghiệp xanh, tôi yêu quê hương gồm 1.800 suất trị giá gần 30 tỷ đồng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hải Phòng: Hỗ trợ 375 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp mỗi năm

Hải Phòng: Hỗ trợ 375 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp mỗi năm

UBND TP. Hải Phòng đề xuất kế hoạch mạnh tay đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2026 – 2030, với tổng mức chi mỗi năm lên đến 375 tỷ đồng.
Tin tức thị trường nông sản 10/5/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê tăng 600 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 10/5/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê tăng 600 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu ổn định, trong khi đó cà phê tăng trở lại từ 500 - 600 đồng/kg so với hôm qua.
“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn mình" thành triệu phú

“Chắp cánh” cho nông dân nghèo "vươn mình" thành triệu phú

Xuất phát từ một vùng “rốn nghèo” của tỉnh, hàng trăm hộ nông dân ở vùng cao các xã Bản Xèo, Dền Thàng, Pa Cheo... (Bát Xát, Lào Cai) đến nay đã thành những triệu phú nhờ trồng cây đao riềng đỏ, góp phần phát triển bền vững tại địa phương.
Chè vằng Cẩm Mỹ: Hành trình từ cây dược liệu đến sản phẩm OCOP tiêu biểu

Chè vằng Cẩm Mỹ: Hành trình từ cây dược liệu đến sản phẩm OCOP tiêu biểu

Tại xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, cây chè vằng – một loài dược liệu quý – đang được người dân địa phương phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Với sự đầu tư bài bản vào vùng nguyên liệu và công nghệ chế biến, chè vằng Cẩm Mỹ đang hướng tới mục tiêu trở thành sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tiêu biểu của địa phương.
Tin tức thị trường nông sản 09/5/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê giảm 300 đồng/kg

Tin tức thị trường nông sản 09/5/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê giảm 300 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu không thay đổi, trong khi đó cà phê giảm nhẹ 300 đồng/kg so với hôm qua.
Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: 05 năm kiến tạo hệ sinh thái xanh bền vững

Sau 05 năm triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ, bức tranh nông nghiệp Việt Nam đang hiện lên với những gam màu tươi sáng, từ sự gia tăng mạnh mẽ về diện tích canh tác, kim ngạch xuất khẩu, cho đến sự vào cuộc của các doanh nghiệp lớn và hợp tác xã tiên phong. Một hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đang dần thành hình – không chỉ là lựa chọn canh tác mà còn là định hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng xanh, sạch ngày càng tăng.
Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Liên kết sản xuất nâng tầm giá trị nghề nuôi ong lấy mật

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Hoàng Tung, huyện Hoà An (Cao Bằng) đã và đang trở thành hướng đi đầy triển vọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, từng bước làm giàu của nhiều hộ dân.
Đắk Nông: Nỗ lực định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đắk Nông: Nỗ lực định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng tỉnh Đắk Nông đã và đang nỗ lực định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình hữu cơ, nhằm phát triển bền vững, tạo sản phẩm an toàn, chất lượng cao...
Australia "mở cửa" chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam

Australia "mở cửa" chính ngạch cho bưởi tươi Việt Nam

Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia (DAFF) vừa chính thức ban hành “Báo cáo cuối cùng về yêu cầu an toàn sinh học đối với quả bưởi tươi nhập khẩu từ Việt Nam”, khẳng định bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia nếu tuân thủ đầy đủ các biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại và quy trình kiểm dịch thực vật.
Tin tức thị trường nông sản 08/5/2025: Giá cà phê, tiêu giảm

Tin tức thị trường nông sản 08/5/2025: Giá cà phê, tiêu giảm

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá gạo bình ổn, lúa tươi, cà phê giảm, đáng chú ý tiêu tiếp tục giảm nhẹ từ 500 - 1.000 đồng/kg so với hôm qua.
Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Lập đề án bảo tồn và phát triển làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Ba Na

Để bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp, UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã lập Đề án bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, thời gian thực hiện từ năm 2025 đến năm 2030.
Tin tức thị trường nông sản 07/5/2025: Giá lúa gạo biến động mạnh, cà phê ổn định

Tin tức thị trường nông sản 07/5/2025: Giá lúa gạo biến động mạnh, cà phê ổn định

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo biến động mạnh, trong khi đó cà phê và cao su đều ổn định so với hôm qua (6/5/2025).
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính